2. Mục đích, ý nghĩa của đề tài
2.4.5. Xác định dung tích hấp thu bằng phương pháp Complexon
Dung tích hấp thu của đất là khả năng giữ nước, giữ chất dinh dưỡng, điều hòa dinh dưỡng trong cây trồng. Đất thường có nhiều mùn và sét thì khả năng hấp thu cao.
2.4.5.1. Nguyên tắc.
Dung tích hấp thu cation của đất hay còn gọi là dung lượng cation trao đổi (CEC) là một chỉ tiêu quan trọng về độ phì của đất, phản ánh khả năng chứa đựng, điều hòa các chất dinh dưỡng trong đất. Thông thường, kĩ thuật xác định CEC được tiến hành theo các bước chung như sau:
- Bão hòa đất bằng một cation có khả năng thay thế hết các cation đất đã hấp thu và chứa đầy khả năng hấp thu của đất. Cation này gọi là cation bão hòa.
- Rửa sạch hết những cation ngoài tầng hấp thu của đất. - Đẩy toàn bộ cation bão hòa ra bằng một cation khác.
- Xác định lượng cation bão hòa được đẩy ra từ đó suy ra dung tích hấp thu của đất.
2.4.5.2. Quy trình phân tích
Cân 5,00 g đất cho vào bình tam giác dung tích 250 ml. Thêm vào 100 ml dung dịch MgCl2 1N, lắc một giờ và để yên 15 phút rồi gạn qua giấy lọc xếp nếp, đổ toàn bộ đất lên giấy lọc. Rửa đất cho đến khi hết canxi bằng dung dịch MgCl21N (thử bằng Na2C2O4). Sau khi hết canxi dùng nước cất hai lần rửa sạch MgCl2 dư (thử bằng AgNO3 10%). Cho dung dịch NH4Cl 1M tác dụng với đất mới thu được để đẩy hết Mg2+ ra khỏi đất, lấy nước lọc đất cho vào bình định mức 100 ml, hút 20 ml nước lọc đất cho vào bình tam giác 100ml, thêm 6ml NH3 3M, chỉ thị murexit rồi chuẩn độ bằng dung dịch EDTA 0,1N đến chuyển màu từ vàng sang tím huế.
Kết quả phân tích được tính theo công thức: T(mđlg/100g) = V.N.100a .K
Với: V (ml) : Thể tích dung dịch EDTA đã dùng khi chuẩn độ. N: Nồng độ đương lượng của dung dịch EDTA dùng để phân tích. K: Hệ số khô kiệt của đất.
a (gam): Khối lượng đất phân tích