Dự báo xu hướng phát triển thị trường khách du lịch nội địa của Việt Nam và Hà Nội trong thời gian tớ

Một phần của tài liệu 352 giải pháp marketing thu hút khách du lịch nội địa của công ty cổ phần du lịch và thương mại công đoàn giao thông vận tải (Trang 43 - 45)

P. KINH DOANH

4.2.1.Dự báo xu hướng phát triển thị trường khách du lịch nội địa của Việt Nam và Hà Nội trong thời gian tớ

và Hà Nội trong thời gian tới

4.2.1.1. Xu hướng phát triển thị trường khách du lịch nội địa của Việt Nam

Hòa nhập với xu thế phát triển chung của thế giới và khu vực, Đảng và Nhà nước ta đã đặt du lịch vào vị trí ngành kinh tế mũi nhọn. Năm 2011, ngành du lịch được đầu tư 5 triệu USD tương ứng 100 tỷ đồng phục vụ cho hoạt động quảng bá và xúc tiến du lịch trong nước.Trong những năm qua, trong khi các ngành khác phục hồi chậm chạp sau cuộc khủng hoảng kinh tế thì ngành du lịch lại có bước phát triển vượt bậc. Năm 2010 là năm đầu tiên du lịch Việt Nam đạt mức tăng trưởng kỷ lục về khách quốc tế đến, riêng khách du lịch nội địa đạt 28 triệu lượt, tổng doanh thu từ du lịch ước đạt khoảng 96 000 tỷ, vượt 20% so với kế hoạch đề ra. Năm 2011, toàn ngành đã đặt mục tiêu phục vụ 30 triệu đến 31 triệu lượt khách du lịch nội địa, tổng doanh thu từ hoạt động du lịch ước đạt 110 000 tỷ, chiếm 4,5% GDP. Quá trình đổi mới, cải cách kinh tế của nước ta bước đầu đã đạt được thành tựu nhất định, mặc dù thời gian qua tình hình lạm phát có gia tăng nhưng nhìn chung đời sống của nhân dân được cải thiện hơn trước rất nhiều. Bằng chứng là năm 2010, chương trình Phát triển của Liên hợp quốc (UNDP) đã thừa nhận: trong 4 thập kỷ qua thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam đã tăng lên gấp 5 lần và Việt Nam đứng thứ 8 trong danh sách các quốc gia trên thế giới đạt nhiều tiến bộ về thu nhập bình quân đầu người.

Nền kinh tế càng phát triển, đất nước càng hội nhập sâu rộng với quốc tế, thói quen đi du lịch của người dân sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam cũng ngày càng trở nên phổ biến và thậm chí trở thành một hoạt động không thể thiếu của một bộ phận trong số họ. Mục đích của họ cũng ngày càng đa dạng và phong phú: từ nghỉ ngơi, chữa bệnh đến khám phá, học hỏi… Nhiều hình thức du lịch hấp dẫn như du lịch làng nghề, về nguồn, du lịch phượt hay đi chấm đã và đang được khách du lịch nội địa đặc biệt là giới trẻ đón nhận nhiệt tình.

Trong bối cảnh thế giới có nhiều bất ổn về chính trị thì tổ chức quốc tế về bảo hiểm “Aon” vẫn xếp Việt Nam vào danh sách các quốc gia an toàn nhất về du lịch.

Thêm vào đó, thảm họa hạt nhân cũng ảnh hưởng tới nhu cầu khách du lịch trong nước đi du lịch ở Nhật Bản do lo ngại nhiễm phóng xạ hạt nhân. Nhật Bản không còn là điểm đến an toàn đối với số đông bộ phận người dân, do đó thay vì đi du lịch ở Nhật họ có thể chọn hình thức du lịch trong nước vừa an toàn vừa tiết kiệm hoặc là đi du lịch ở một đất nước khác.

Như đã nói ở những phần trên, cảnh quan thiên nhiên của Việt Nam rất đẹp, ngoài những địa danh được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới thì còn nhiều địa danh khác được thế giới biết đến thông qua sự tôn vinh của các tạp chí hay phương tiện thông tin đại chúng như việc mới đây Sa Pa được tạp chí Lonely Planet, một trong số những tờ tạp chí du lịch uy tín nhất thế giới bình chọn là 10 địa điểm tuyệt vời trên thế giới cho du lịch đi bộ.

Năm 2011, Tổng cục Du lịch chủ trương phát triển du lịch biển đảo. Nếu trước đây các khu du lịch 4 - 5 sao tại các vùng biển đảo chủ dành cho khách nước ngoài thì nay, lượng khách Việt Nam đã tăng đáng kể. Các công ty lớn của Việt Nam có xu hướng thuê công ty du lịch tổ chức hội nghị khách hàng, họp mặt nhân viên, tổng kết cuối năm, hội họp ở các khu du lịch nghỉ biển 4 - 5 sao, đặc biệt là ở những nơi gần điểm tham quan như Nha Trang, Đà Nẵng, Hội An, Mũi Né.

Xu hướng của khách du lịch nội địa cũng thay đổi. Trước đây Vũng Tàu, Nha Trang là sự lựa chọn hàng đầu thì nay khách du lịch nội địa mở rộng sự lựa chọn sang cả các điểm đến như Phú Quốc, Côn Đảo, Hội An…

4.2.1.2. Xu hướng phát triển thị trường khách du lịch nội địa của Hà Nội

Từ năm 2002 tới nay, Hà Nội được tạp chí Travel & Leisure bình chọn là 1 trong 5 thành phố du lịch hâp dẫn của châu Á. Với trên 5100 di tích lịch sử lâu đời, hơn 700 danh thắng đã xếp hạng, trên 10 bảo tàng lớn,1350 làng nghề với 47 nghề khác nhau, toàn thành phố có 639 khách sạn, khu phố cổ “36 phố phường” , các làng cổ cùng kho tàng ca múa nhạc dân gian hội tụ đủ trăm miền và nghệ thuật ẩm thực đặc sắc. Hà Nội được coi là điểm dến của di sản văn hóa và lễ hội, mảnh đất của danh nhân văn hóa và dấu ấn lịch sử. Đây là những điều kiện thuận lợi cho hoạt động phát triển du lịch của thủ đô. Khách du lịch nội địa đến với Hà Nội thường mong muốn được tìm hiểu nét văn hóa đặc sắc của thủ đô trong các hoạt động như: tham quan các

di tích văn hóa lịch sử, địa danh nổi tiếng, phố cổ, làng cổ, làng nghề; thưởng thức và học ẩm thực Hà Nội… Trước đây hoạt động xem biểu diễn nghệ thuật dân gian ít được khách du lịch nội địa quan tâm thì đến nay, họ đã và đang nâng cao ý thức về việc bảo tồn các loại hình văn hóa nghệ thuật này.

Năm 2010,với những nỗ lực thu hút khách du lịch nhờ sự kiện thủ đô 1000 năm tuổi của chính phủ, ban ngành TP và các doanh nghiệp kinh doanh du lịch, khách nội địa đến Hà Nội là 7 392,4 ngàn lượt, tăng 10%, doanh thu khách sạn lữ hành tăng 26,9%. Quý 1 - 2011, khách du lịch nội địa khoảng 2 112 ngàn lượt, tăng 8,4% so với cùng kỳ năm 2010, doanh thu khách sạn - lữ hành tăng 22,5%.

Những căn cứ trên cho thấy hoạt động du lịch của khách du lịch nội địa đến với Hà Nội vẫn liên tục phát triển, năm sau cao hơn năm trước. Và trong tương lai Hà Nội còn có khả năng phát triển hơn nữa. Nắm bắt được xu hướng này, trong thời gian tới doanh nghiệp nên kết hợp lồng ghép những chương trình xem biểu diễn nghệ thuật, học ẩm thực Hà Nội hoặc tổ chức tour du lịch tới làng nghề nhằm mang lại sự mới mẻ đối với sản phẩm du lịch của Công ty đồng thời thu hút nhiều hơn khách du lịch nội địa đến với Hà Nội.

Một phần của tài liệu 352 giải pháp marketing thu hút khách du lịch nội địa của công ty cổ phần du lịch và thương mại công đoàn giao thông vận tải (Trang 43 - 45)