Quy mô thí nghiệm đồng ruộng

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng chịu hạn của một số giống ngô vụ xuân trên đất cát nội đồng tại trại thực nghiệm nông học, trường đại học vinh, nghệ an (Trang 28)

- Số ô thí nghiệm: 12 ô

- Diện tích ô thí nghiệm 18 m2

Sơ đồ bố trí thí nghiệm Bảo vệ Bảo vệ C919 (đ/c) LVN10 3Q NK430 Bảo vệ 3Q C919 (đ/c) NK430 LVN10 NK430 3Q LVN10 C919 (đ/c) Bảo vệ 2.4. Các biện pháp kỹ thuật

- Gieo hạt: (Ngày gieo 12/03/2012)

Khoảng cách gieo: Hàng cách hàng 70cm; cây cách cây 20cm. Gieo 2 hạt/hốc, khi cây 3 – 4 lá tỉa để lại 1 cây/hốc, độ sâu hốc 5 – 7 cm.

- Phân bón cho 1 ha:

Lượng phân bón: 10 – 15 tấn phân chuồng + 147 kg N + 108 kg P2O5 + 90 kg K2O + 500 kg vôi.

Bón lót: Toàn bộ phân chuồng + Lân + 500kg vôi + 10% đạm Bón thúc lần 1: Khi cây ngô 3 - 4 lá: 30% đạm + 1/2 Kali Bón thúc lần 2: Khi cây ngô 7 - 9 lá: 30% đạm + 1/2 Kali Bón thúc lần 3: Khi cây ngô 15 lá: 30% đạm

- Chăm sóc cây ngô kết hợp với xới xáo, bón phân, vun gốc, diệt cỏ khi cây ngô 3 - 4 lá và 7 - 9 lá.

- Khi 80 % số bắp trên cây chín hoàn toàn thì thu hoạch.

2.5. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi

2.5.1. Các chỉ tiêu sinh trưởng

• Thời gian sinh trưởng (ngày)

- Từ khi gieo hạt đến giai đoạn xoắn ngọn - Từ khi gieo đến giai đoạn trổ cờ

- Từ khi gieo đến phun râu - Từ khi gieo đến thu hoạch.

• Chiều cao thân chính các giai đoạn

Dùng thước đo từ gốc sát mặt đất đến điểm bắt đầu phân nhánh của bông cờ khi ngô chín sữa - chín sáp để lấy chiều cao cây cuối cùng. Đo từ gốc đến mút lá cao nhất chiều cao của từng gia đoạn. Mỗi lần nhắc lại đo 10 cây rồi tính giá trị trung bình.

• Số lá trên cây (lá/cây)

Đếm số lá tại các thời kỳ theo dõi. Dùng sơn đánh dấu lá thứ 5 và lá thứ 10 để đếm số lá chính xác. Mỗi lần nhắc lại đếm ngẫu nhiên 10 cây rồi tính giá trị trung bình.

2.5.2. Các chỉ tiêu sinh lý

- Đo ở 3 thời kỳ:Cây xoắn ngọn, trổ cờ - phun râu và chín sữa - chín sáp

• Diện tích lá (dm2lá/cây) và chỉ số diện tích lá (m2 lá/m2 đất): - Xác định diện tích lá của cây (Yoshid. S. IRRI, 1976)

S = D x R x K (m2). Trong đó: S: Diện tích lá D: Chiều dài lá (m) R: Chiều rộng lá (m) K = 0,75 - Xác định chỉ số diện tích lá (LAI) (m2 lá/m2 đất).

Chỉ số diện tích lá = Diện tích lá bình quân/1 cây x số cây/1m2 đất • Sự tích lũy chất khô (g/cây)

Muốn xác định khả năng tích lũy chất khô của cây ở một thời kỳ nào đó thì chúng ta tiến hành nhổ cây ở thời kỳ ấy để theo dõi. Sau đó rửa sạch rễ và cân trọng lượng tươi rồi đem sấy khô để xác định trọng lượng khô tuyệt đối bình quân của một cây, đó là khả năng tích lũy chất khô của cây ở thời kỳ đó.

2.5.3. Một số chỉ tiêu về hạn và khả năng chịu hạn của các giống ngô

2.5.3.1. Tìm hiểu diễn biến của các yếu tố khí hậu thời tiết trong các tháng thí nghiệm.

Bảng 2.1. Diễn biến của các yếu tố khí hậu thời tiết trong các tháng thí nghiệm Tháng Nhiệt độ không khí (oC) Độ ẩm không khí Tổng số giờ nắng Tổng lượng mưa

TB Max Min (%) (giờ) (mm)

Tháng 1 16,5 23,8 11,3 94,2 0,3 57,5 Tháng 2 17,0 26,5 12,2 93,1 30,6 19,5 Tháng 3 20,2 30,5 14,5 89,7 60,3 37,6 Tháng 4 26,2 37,0 18,6 82,5 167,7 18,7 Tháng 5 29,5 39,9 24,0 76,9 197,5 288,8 Tháng 6 30,7 37,6 24,7 68,9 143,9 125,1

(Nguồn: Trung tâm khí tượng thủy văn Nghệ An) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Từ bảng này tìm ra các tháng có điều kiện khô hạn để thấy được mức độ chịu hạn của các giống ngô thí nghiệm.

2.5.3.2. Các chỉ tiêu về khả năng chịu hạn của cây

TT chịu hạnChỉ tiêu Đơn vị tính Phương pháp làm

1 Độ ẩm đất cây héo (hệ số héo %)

Bố trí thí nghiệm trong nhà lưới.Xác định độ ẩm đất cây héo vào 3 thời kỳ: Xoắn ngọn, tung phấn – phun râu, chín sũa - chín sáp.(1)

2 Cường độ thoát g nước/ m2 lá Xác định vào 3 thời điểm như trên (1) nhổ cây trên ruộng TN.

hơi nước, hàm lượng nước trong than lá (%)

Kết hợp xác định diện tích lá, chất khô, hiệu suất quang hợp

3 Độ dài bộ rễ cm/ cây Xác định cùng thời điểm như trên (1)

4 Trọng lượng bộ rễ g/ cây Xác định cùng thời điểm như trên (1) 5 Mô tả hình thái chịu

hạn của cây

Kích thước lá to, nhỏ, thân cao thấp, đốt ngắn dài, nhiều lông, lá bắp….

2.5.4. Chỉ tiêu về các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất cây ngô

- Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất + Số cây có bắp hữu hiệu trên ô TN

+ Số bắp hữu hiệu trên cây (đếm toàn bộ số cây có trên ô) + Số hàng trên bắp (đếm các bắp của các cây theo dõi) + Khối lượng 1000 hạt (g)

+ Năng suất lý thuyết của từng giống (tạ/ha)

NSLT = Số cây/m2 X số bắp hữu hiệu X số hàng/bắp X số hạt/hàng X P1000hạt 104

+ Năng suất thực thu của các giống ở thời kỳ chín hoàn toàn (tạ/ha). Thu toàn bộ bắp trên ô TN, tách hạt để tính năng suất thực thu.

2.6. Phương pháp xử lý số liệu

Số liệu thô được xử lý thống kê sinh học nhờ sự trợ giúp của các phần mềm Excel và Irristat ver 5.0.

Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Diễn biến của các yếu tố khí hậu thời tiết trong các tháng thí nghiệmBảng 3.1. Diễn biến của các yếu tố khí hậu thời tiết trong các tháng thí nghiệmBảng 3.1. Diễn biến của các yếu tố khí hậu thời tiết trong các tháng thí nghiệmBảng 3.1. Diễn biến của các yếu tố khí hậu thời tiết trong các tháng thí nghiệm Bảng 3.1. Diễn biến của các yếu tố khí hậu thời tiết trong các tháng thí nghiệm

Tháng Nhiệt độ không khí (oC) Độ ẩm không khí Tổng số giờ nắng Tổng lượng mưa

TB Max Min (%) (giờ) (mm)

Tháng 1 16,5 23,8 11,3 94,2 0,3 57,5 Tháng 2 17,0 26,5 12,2 93,1 30,6 19,5 Tháng 3 20,2 30,5 14,5 89,7 60,3 37,6 Tháng 4 26,2 37,0 18,6 82,5 167,7 18,7 Tháng 5 29,5 39,9 24,0 76,9 197,5 288,8 Tháng 6 30,7 37,6 24,7 68,9 143,9 125,1

(Nguồn: Trung tâm khí tượng thủy văn Nghệ An)

Tháng 4, tháng 5, tháng 6 là 3 tháng rất quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất của ngô bởi các thời kỳ xoắn ngọn, trổ cờ - pun râu, chín sữa - chín sáp. Qua bảng 2.1 ta thấy tháng 5 là tháng có tổng số giờ nắng lớn nhất với tổng số giờ nắng lên tới 197,5 giờ; tổng lượng mưa trong tháng này cũng lớn nhất với 288,8 mm tuy nhiên lượng mưa phân bổ không đều, lượng mưa trong tháng này chủ yếu tập trung vào 10 ngày cuối tháng. Tháng tư có tổng số giờ nắng là 167,7 giờ nhưng tổng lượng mưa trong tháng chỉ là 18,7 mm nên rất dễ gây hạn cho cây ngô nếu chúng ta không cung cấp đầy đủ nước cho cây. Đây là thời điểm cây bắt đầu vào giai đoạn xoắn ngọn và trổ cờ - phun

râu nên nếu gặp hạn trong thời điểm này sẽ làm cho khả năng đậu hạt thấp. Tháng 6 có tổng số giờ nắng là 143,9 giờ, và tổng lượng mưa trong tháng là 125,1 mm tuy nhiên độ ẩm không khí trong tháng này chỉ là 68,9% và nhiệt độ trung bình là 30,70C do vậy cây ngô rất dễ gặp hạn, nếu gặp hạn trong thời gian này sẽ làm cho khối lượng 1000 hạt bị giảm sút làm giảm năng suất của ngô.

3.2. Thời gian sinh trưởng và các thời kỳ phát dục của các giống ngô (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trỗ cờ, tung phấn và phun râu ở ngô là một quá trình quan trọng, ảnh hưởng rất lớn đến số hạt/bắp. Quá trình này diễn ra đồng thời hay không phụ thuộc vào giống và điều kiện môi trường. Thời gian trỗ cờ, tung phấn và phun râu chênh lệch quá xa kèm theo điều kiện bất thuận của môi trường (nhiệt độ, độ ẩm quá cao, quá thấp) sẽ làm cho bắp kết hạt kém.

Bảng 3.2. Thời gian các giai đoạn sinh trưởng của các giống ngô thí nghiệm vụ Xuân 2012

Đơn vị tính: ngày

Giống Gieo - Xoắn

ngọn Gieo - Trổ cờ Gieo - phun râu TGST C919 (đ/c) 47,2 50,4 55,8 105 NK430 51,4 54,5 58,7 114 3Q 49,5 52,3 57,8 110 LVN10 48,8 52,8 57,3 107

Qua bảng trên ta thấy thời gian sinh trưởng của các giống biến động từ 105 ngày (giống C919) đến 114 ngày (giống NK430), giống 3Q và LVN10 có thời gian sinh trưởng dài hơn C919 (đ/c).

Qua bảng trên ta cũng thấy thời gian xoắn ngọn, trổ cờ, phun râu vào cuối tháng tư và đầu tháng năm (ngày gieo 12/03/2012) đây là giai đoạn trùng vào thời gian bị hạn tháng 4, 5, 6 (bảng 3.1) nên ảnh hưởng trực tiếp đến năng

suất.

3.3. Một số đặc điểm hình thái của các giống Ngô

Đặc điểm hình thái tập hợp những kiểu hình bên ngoài do kiểu gen qui định. Nó là chỉ tiêu chủ yếu dùng để phân biệt các giống. Việc phân biệt các giống có ý nghĩa quan trọng trong công tác nghiên cứu, chọn lọc và sản xuất nhằm đảm bảo độ thuần đồng ruộng.

Tùy theo mục đích nghiên cứu mà người ta có thể chọn ra một số chỉ tiêu hình thái để phục vụ cho công tác nghiên cứu chịu hạn như (lá, thân..). Đặc điểm hình thái phụ thuộc nhiều vào yếu tố di truyền, ngoài ra nó còn phụ thuộc vào các yếu tố ngoại cảnh (nhiệt độ, ẩm độ, cường độ ánh sáng...), kỹ thuật chăm sóc, chất đất, dinh dưỡng,.... Từ những đặc điểm hình thái có thể đánh giá sơ bộ đặc tính di truyền của các dòng, giống với các tính trạng có hệ số di truyền cao.

Để đánh giá chính xác các đặc trưng hình thái, chúng tôi tiến hành theo dõi, đánh giá ở thời kỳ trổ cờ đến thu hoạch vì ở giai đoạn này các đặc trưng hình thái đã ổn định và rất ít biến động.

Đặc điểm hình thái của các giống ngô thí nghiệm được chúng tôi đánh giá cụ thể thông qua bảng sau:

Bảng 3.3. Một số đặc điểm hình thái của các giống ngô vụ Xuân 2012 Chỉ tiêu Giống Dạng cây Dạng lá

(lông /thân lá) Dạng hạt Màu hạt

C919 Đứng ít bán răng ngựa vàng cam

NK430 Đứng TB bán răng ngựa vàng

3Q Đứng TB Bán răng ngựa vàng

LVN10 Đứng nhiều Bán răng ngựa vàng cam

- Dạng cây: đặc trưng này là cơ sở quan trọng cho việc bố trí mật độ. Cả 5 giống ngô nghiên cứu đều có dạng cây đứng.

- Dạng lá: chủ yếu đem so sánh giữa các giống với nhau bằng mắt thường để tìm ra được mức độ lông ít, nhiều, trung bình để so sánh các giống. Đây là một trong những chỉ tiêu để phân biệt giống chịu hạn thể hiện qua mức độ lông/thân lá. Lá có nhiều lông sẽ chịu hạn cao hơn. Giống LVN10 có nhiều lông trên thân lá, nên thể hiện giống có khả năng chịu hạn tốt còn 2 giống 3Q và NK430 có số lông trên thân lá ở mức trung bình nên đây là 2 giống có khả năng chịu hạn trung bình. Giống C919 (đ/c) có ít lông nên có khả năng chịu hạn kém.

- Dạng hạt: Các giống có dạng hạt bán răng ngựa.

- Màu hạt: Màu sắc hạt do đặc tính di truyền của giống qui định. Quan sát các giống ngô chúng tôi thấy hầu hết các giống đều có hạt màu vàng. Giống C919, LVN10 có màu vàng cam. Màu sắc hạt là đặc điểm quan trọng quyết định mẫu mã và giá trị buôn của hạt ngô.

3.4. Chiều cao cây cuối cùng và số lá/cây của các giống ngô

Chiều cao cây là một đặc trưng của giống do bản chất di truyền của giống quyết định, có tương quan nghịch với khả năng mẫn cảm hạn. Chiều

cao cây càng thấp thì nhiễm hạn tăng và ngược lại. Tuy nhiên hướng chọn lọc lai tạo hiện nay trong chọn giống chống chịu hạn là chọn những giống ngô có chiều cao trung bình (từ 170 – 190 cm). Chiều cao cây phản ánh sự tích lũy dinh dưỡng trong suốt quá trình sinh trưởng phát triển để vận chuyển vật chất từ thân lá về hạt, góp phần tăng năng suất ngô. Chiều cao cây phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh, kỹ thuật canh tác và là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá tình hình sinh trưởng của cây ngô. Các giống khác nhau thì tốc độ tăng trưởng chiều cao cây cũng khác nhau.

Số lá/cây phản ánh khả năng sinh trưởng của cây trồng. Cùng với tăng trưởng chiều cao cây là sự gia tăng số lá/cây. Khi chiều cao cây ngừng tăng trưởng thì số lá cũng ngừng tăng trưởng theo. Như vậy, với chức năng quang hợp số lá/cây có mối liên quan chặt chẽ đến chiều cao cây và đều ảnh hưởng đến sự tích luỹ chất khô và liên quan trực tiếp đến năng suất ngô.

Bảng 3.4. Chiều cao cây cuối cùng và số lá/cây của các giống ngô Vụ Xuân 2012

TT Tên giống Chiều cao cây cuối

cùng (cm) Số lá/cây (lá) 1 LVN10 191,2 a 18,6 a 2 NK430 176,3 b 18,0 ab 3 C919 (đ/c) 170,9 b 17,2 b 4 3Q 187,9 a 18,4 a LSD 0,05 7,91 0,97 CV% 2,2 2,7 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ghi chú:Các giá trị trong cột có cùng chữ cái không sai khác ở mức ý nghĩa 0,05

Chiều cao cây cuối cùng của các giống dao động từ 170,9 – 191,2 cm. Giống LVN10 có chiều cao cây cao nhất. Giống C919 (đ/c) có chiều cao cây thấp nhất.

Số lá/cây ở các giống dao động từ 17,2 – 18,6 lá. Hai giống 3Q và LVN10 có số lá nhiều nhất. Giống C919 (đ/c) có số lá/cây đạt thấp nhất.

Đồ thị 3.1.Chiều cao cây của các giống ngô vụ Xuân 2012

Chúng ta thấy các giống chiều cao cây cuối cùng cao nhất và số lá trên cây nhiều nhất là giống LVN10, tiếp theo 3Q, NK430, C919.

3.5. Diện tích lá của các giống ngô

Lá là cơ quan quang hợp, tạo ra các vật chất hữu cơ cho cây sinh trưởng và phát triển tốt, là tiền đề tạo năng suất của cây trồng. Lá cũng là nơi thoát hơi nước, đồng thời xúc tiến quá trình sinh lý, sinh hóa xảy ra trong cây. Kích thước lá có liên quan đến sự vận chuyển các chất từ lá về hạt.

Diện tích lá (LA) là một trong những chỉ tiêu để đánh giá khả năng quang hợp tạo chất khô của cây. Việc theo dõi diện tích lá chúng ta sẽ đưa ra được các biện pháp kỹ thuật nhằm tăng tối đa khả năng sử dụng ánh sáng mặt trời của cây trên đơn vị diện tích. Diện tích lá tăng dần từ khi cây mọc; sau đó diện tích lá tăng dần ở các thời kỳ sau và đạt cao nhất ở thời kỳ tung phấn – phun râu. Sau đó giảm dần do sự già đi của lá.

Diện tích lá ảnh hưởng đến năng suất kinh tế có 2 giai đoạn khác nhau. Ở giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng, lá ảnh hưởng đến năng suất hạt qua tích lũy chất khô trước lúc tung phấn phun râu. Ở giai đoạn sinh trưởng sinh thực thông qua quá trình tạo chất khô sau trổ cờ. Cho nên năng suất kinh tế sẽ cao nhất khi mà chỉ số diện tích lá của quần thể ruộng ngô giá trị tối thích nhất định.

Theo kết quả của các nhà chọn tạo giống ngô, dựa trên các chỉ tiêu sinh lý cho thấy: lá to vận chuyển vật chất hữu cơ tốt hơn lá nhỏ. Do đó lá rộng bản cho năng suất cao hơn vì tiếp nhận được nhiều ánh sáng. Chúng tôi tiến hành theo dõi động thái tăng diện tích lá của các giống ngô qua các thời kỳ ở bảng sau:

Bảng 3.5. Diện tích lá của các giống ngô qua các giai đoạn

Đơn vị: dm2lá/cây

Giống Xoắn ngọn Tung phấn – phun râu Chín sữa – chín sáp

LVN10 40,16 ab 43,93 a 41,83 a NK430 38,83 bc 41,55 a 40,15 a C919 (đ/c) 37,28 c 39,48 a 37,97 a 3Q 40,92 a 44,12 a 42,68 a LSD 0,05 1,78 7,85 6,02 CV% 2,3 9,3 7,4

Ghi chú:Các giá trị trong cột có cùng chữ cái không sai khác ở mức ý nghĩa 0,05

* Giai đoạn xoắn ngọn: Diện tích lá (LA) của các giống ngô thí nghiệm

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng chịu hạn của một số giống ngô vụ xuân trên đất cát nội đồng tại trại thực nghiệm nông học, trường đại học vinh, nghệ an (Trang 28)