- o3 thi k: Cây x on ng n, tr c phun râu v chín sa chín ữ
3.4. Chiều cao cây cuối cùng và số lá/cây của các giống ngô
Chiều cao cây là một đặc trưng của giống do bản chất di truyền của giống quyết định, có tương quan nghịch với khả năng mẫn cảm hạn. Chiều
cao cây càng thấp thì nhiễm hạn tăng và ngược lại. Tuy nhiên hướng chọn lọc lai tạo hiện nay trong chọn giống chống chịu hạn là chọn những giống ngô có chiều cao trung bình (từ 170 – 190 cm). Chiều cao cây phản ánh sự tích lũy dinh dưỡng trong suốt quá trình sinh trưởng phát triển để vận chuyển vật chất từ thân lá về hạt, góp phần tăng năng suất ngô. Chiều cao cây phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh, kỹ thuật canh tác và là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá tình hình sinh trưởng của cây ngô. Các giống khác nhau thì tốc độ tăng trưởng chiều cao cây cũng khác nhau.
Số lá/cây phản ánh khả năng sinh trưởng của cây trồng. Cùng với tăng trưởng chiều cao cây là sự gia tăng số lá/cây. Khi chiều cao cây ngừng tăng trưởng thì số lá cũng ngừng tăng trưởng theo. Như vậy, với chức năng quang hợp số lá/cây có mối liên quan chặt chẽ đến chiều cao cây và đều ảnh hưởng đến sự tích luỹ chất khô và liên quan trực tiếp đến năng suất ngô.
Bảng 3.4. Chiều cao cây cuối cùng và số lá/cây của các giống ngô Vụ Xuân 2012
TT Tên giống Chiều cao cây cuối
cùng (cm) Số lá/cây (lá) 1 LVN10 191,2 a 18,6 a 2 NK430 176,3 b 18,0 ab 3 C919 (đ/c) 170,9 b 17,2 b 4 3Q 187,9 a 18,4 a LSD 0,05 7,91 0,97 CV% 2,2 2,7
Ghi chú:Các giá trị trong cột có cùng chữ cái không sai khác ở mức ý nghĩa 0,05
Chiều cao cây cuối cùng của các giống dao động từ 170,9 – 191,2 cm. Giống LVN10 có chiều cao cây cao nhất. Giống C919 (đ/c) có chiều cao cây thấp nhất.
Số lá/cây ở các giống dao động từ 17,2 – 18,6 lá. Hai giống 3Q và LVN10 có số lá nhiều nhất. Giống C919 (đ/c) có số lá/cây đạt thấp nhất.
Đồ thị 3.1.Chiều cao cây của các giống ngô vụ Xuân 2012
Chúng ta thấy các giống chiều cao cây cuối cùng cao nhất và số lá trên cây nhiều nhất là giống LVN10, tiếp theo 3Q, NK430, C919.