- o3 thi k: Cây x on ng n, tr c phun râu v chín sa chín ữ
3.7. Khả năng tích luỹ chất khô của các giống ngô
Cây trồng nói chung và cây ngô nói riêng trong quá trình sinh trưởng, phát triển đã sử dụng các sản phẩm quang hợp để nuôi cây và phát triển thân lá. Ngoài ra một phần sản phẩm quang hợp được giữ lại để sau đó vận chuyển về các cơ quan kinh tế. Do đó khả năng tích luỹ vật chất khô là chỉ tiêu phản ánh tốc độ sinh trưởng cũng như năng suất của cây ngô.
Trong thời hạn nhất định, năng suất kinh tế và năng suất sinh vật học có mối tương quan thuận. Do đó khối lượng chất khô được tích luỹ càng lớn sẽ tạo tiền đề nâng cao năng suất ngô.
Khả năng tích luỹ chất khô phụ thuộc vào sinh trưởng và phát triển của cây ngô. Đồng thời phụ thuộc vào giống và điều kiện ngoại cảnh. Giống tốt cây sinh trưởng tốt thì khối lượng chất khô tích luỹ được càng lớn và ngược lại.
Bảng 3.7. Khối lượng chất khô của các giống ngô
ĐVT: g/cây
Giống Xoắn ngọn Tung phấn – phun râu Chín sữa – chín sáp
LVN10 5,83 a 9,54 a 20,12 a NK430 5,20 ab 9,14 ab 18,24 a C919 (đ/c) 4,91 b 8,54 b 14,88 b 3Q 5,74 ab 9,36 ab 19,96 a LSD 0,05 0,92 0,92 3,20 CV% 8,5 5,0 8,8
Ghi chú:Các giá trị trong cột có cùng chữ cái không sai khác ở mức ý nghĩa 0,05
* Giai đoạn xoắn ngọn: Khối lượng chất khô dao động từ 4,91 – 5,83 g/cây. Giống LVN10 có khối lượng chất khô đạt cao nhất, tiếp theo đến giống 3Q. Hai giống thấp nhất là NK430 và C919 (đ/c).
* Giai đoạn tung phấn - phun râu: Giai đoạn này cây ngô phát triển lá mạnh để tích luỹ vật chất hữu cơ làm cơ sở tạo năng suất về sau. Do đó khả năng tích luỹ chất khô cũng tăng theo.
Khối lượng chất khô ở các giống ngô dao động từ 8,54 – 9,54 g/cây. Giống LVN10 có khối lượng chất khô cao nhất. Giống C919 (đ/c) có khối lượng chất khô thấp nhất.
* Giai đoạn chín sữa, chín sáp: Đây là thời kỳ mà hoạt động quang hợp diễn ra mạnh mẽ nhất. Do đó khối lượng chất khô mà cây trồng tích luỹ được trong giai đoạn này cũng đạt cao nhất.
Như vậy sự tích luỹ chất khô của mỗi giống là khác nhau để nói lên mức độ chịu hạn của giống, giống chịu hạn thì có khả năng tích luỹ chất khô cao. Khối lượng chất khô ở các giống dao động từ 14,88 – 20,12 g/cây. Giống LVN10 có khối lượng chất khô tích luỹ được cao nhất trong 4 giống ngô. Giống C919 (đ/c) có khối lượng chất khô thấp nhất.
Đồ thị 3.5. Khối lượng chất khô của các giống ngô qua 3 giai đoạn