Chỉ số diện tích lá của các giống ngô

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng chịu hạn của một số giống ngô vụ xuân trên đất cát nội đồng tại trại thực nghiệm nông học, trường đại học vinh, nghệ an (Trang 42 - 44)

- o3 thi k: Cây x on ng n, tr c phun râu v chín sa chín ữ

3.6. Chỉ số diện tích lá của các giống ngô

Chỉ số diện tích lá (LAI) là chỉ tiêu thể hiện khả năng hấp thu năng lượng ánh sáng mặt trời và quang hợp của quần thể ruộng ngô. Khi ngô bắt đầu mọc đến giai đoạn tung phấn – phun râu, LAI có xu hướng tăng dần và đạt cao nhất khi ngô tung phấn – phun râu – thụ tinh. Giai đoạn chín, các lá già có xu hướng rụng dần nên LAI cũng giảm theo.

LAI đạt cực đại là 4 m2 lá/m2 đất. Chỉ số diện tích lá ngô thay đổi tùy theo đặc tính di truyền của mỗi giống, điều kiện ngoại cảnh và các biện pháp kỹ thuật tác động.

Bảng 3.6. Chỉ số diện tích lá của các giống ngô

Đơn vị: m2 lá/m2 đất

Giống Xoắn ngọn Tung phấn – phun râu Chín sữa – chín sáp

LVN10 2,00 2,19 2,09

NK430 1,94 2,08 2,01

C919 (đ/c) 1,87 1,97 1,90

3Q 2,05 2,21 2,13

* Giai đoạn xoắn ngọn: Chỉ số diện tích lá (LAI) dao động từ 1,87 – 2,05 m2 lá/m2 đất. Giống LVN10 và 3Q có LAI đạt cao nhất, tiếp theo đến giống NK430. Giống thấp nhất là C919 (đ/c).

* Giai đoạn tung phấn - phun râu: Giai đoạn này cây ngô phát triển lá mạnh để tích luỹ vật chất hữu cơ làm cơ sở tạo năng suất về sau. Do đó LAI của các giống ngô ở giai đoạn này đạt cực đại.

Chỉ số diện tích lá (LAI) ở các giống ngô dao động từ 1,97 – 2,21 m2

lá/m2 đất. Giống 3Q và LVN10 có LA cao nhất nên LAI cũng cao nhất. Sau đó đến giống NK430. Giống C919 (đ/c) có LAI thấp nhất.

* Giai đoạn chín sữa, chín sáp: Thời kỳ này một số lá già của cây rụng đi. Do đó chỉ số diện tích lá ở thời kỳ này có xu hướng giảm xuống.

Chỉ số diện tích lá (LAI) ở các giống dao động từ 1,90 – 2,13 m2 lá/m2

đất. Giống 3Q và LVN10 có LAI cao nhất, tiếp theo là giống NK430 (2,01 m2

Đồ thị 3.4. Chỉ số diện tích lá của các giống ngô qua 3 giai đoạn

Như vậy các kết quả nghiên cứu về diện tích lá và chỉ số diện tích lá của chúng tôi hoàn toàn trùng khớp với các nghiên cứu của các nhà sinh lý thực vật trước đó. LAI của 5 giống ngô chúng tôi nghiên cứu có LAI < 4 m2 lá/m2

đất. Điều này phản ánh đúng thực tế. Các giống ngô thường đạt LAI thấp hơn nhiều so với trị số tối ưu. Do đó làm hạn chế một phần năng suất ngô. Đó là một trong những nguyên nhân làm cho năng suất thực thu thường thấp hơn năng suất lý thuyết. Từ đó chúng tôi đưa ra khuyến cáo nâng cao diện tích lá ngô sẽ làm tăng năng suất. Các biện pháp như chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh (đặc biệt là sâu hại lá) cần được coi trọng. Ngoài ra việc bố trí mật độ thích hợp cũng là biện pháp tối ưu để nâng cao hiệu quả quang hợp, từ đó nâng cao năng suất ngô.

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng chịu hạn của một số giống ngô vụ xuân trên đất cát nội đồng tại trại thực nghiệm nông học, trường đại học vinh, nghệ an (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w