Ẩm cây héo, cường độ thoát hơi nước và hàm lượng nước trong thân

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng chịu hạn của một số giống ngô vụ xuân trên đất cát nội đồng tại trại thực nghiệm nông học, trường đại học vinh, nghệ an (Trang 46 - 52)

- o3 thi k: Cây x on ng n, tr c phun râu v chín sa chín ữ

3.8. ẩm cây héo, cường độ thoát hơi nước và hàm lượng nước trong thân

thân lá của các giống ngô

Trong đời sống cây ngô, nước đóng vai trò quan trọng. Do vậy, việc tìm hiểu các đặc điểm như độ ẩm cây héo, cường độ thoát hơi nước và hàm lượng nước trong thân lá của các giống ngô là cần thiết để đánh giá khả năng chịu hạn của chúng. Các chỉ tiêu sinh lý trên sẽ phản ánh phần nào về nhu cầu

cung cấp nước của cây, về khả năng giữ nước trong cây khi gặp phải sự thiếu hụt nước.

Bảng 3.8. Độ ẩm cây héo, cường độ thoát hơi nước và hàm lượng nước trong thân lá

Tên giống Độ ẩm cây héo (%)

Cường độ thoát hơi nước (g/dm2/giờ) Hàm lượng nước trong thân lá (%) LVN10 9,55 b 0,44 c 81,58 a NK430 10,93 b 0,53 b 79,83 c C919 (đ/c) 13,22 a 0,64 a 79,07 d 3Q 9,77 b 0,49 bc 80,79 b LSD 0,05 1,47 0,08 0,31 CV% 6,8 7,8 1,2

Ghi chú:Các giá trị trong cột có cùng chữ cái không sai khác ở mức ý nghĩa 0,05

+ Độ ẩm cây héo là độ ẩm mà ở đó cân bằng nước của cây bị phá vỡ và cây bắt đầu héo hay nói cách khác độ ẩm cây héo là độ ẩm đất ở ngưỡng tối thiểu mà ở độ ẩm này cây bắt đầu xảy ra hiện tượng héo. Độ ẩm cây héo là một chỉ tiêu sinh lý quan trọng phản ánh được phần nào nhu cầu cung cấp nước của cây. Độ ẩm cây héo không chỉ phụ thuộc vào đặc tính của đất mà còn phụ thuộc vào đặc điểm sinh lý của cây, phụ thuộc vào quá trình phát triển cá thể của cây trồng.

Độ ẩm cây héo càng nhỏ thì giống đó càng có khả năng chịu hạn tốt. Qua kết quả nghiên cứu chúng tôi nhận thấy: Giống LVN10 có độ ẩm cây héo thấp nhất và sai khác về mặt thống kê với các giống còn lại. Giống C919 (đ/c) có độ ẩm cây héo cao nhất (13,22%), giống NK430 và 3Q đều có độ ẩm cây héo thấp hơn C919 (đ/c).

+ Cường độ thoát hơi nước: Đây cũng là một chỉ tiêu sinh lý liên quan khả năng chịu hạn của các giống ngô. Nó biểu hiện lượng nước mất đi trong một đơn vị thời gian trên một đơn vị diện tích lá. Như vậy, cường độ thoát hơi

nước càng nhỏ, chứng tỏ cây càng ít bị mất nước. Do đó, những giống chịu hạn tốt thì cường độ thoát hơi nước càng thấp.

Kết quả nghiên cứu cho thấy: giống LVN10 có cường độ thoát hơi nước thấp nhất (0,44 g/dm2/giờ). Tiếp theo đến giống 3Q (0,49 g/dm2/giờ) và NK430 (0,53 g/dm2/giờ). Giống C919 (đ/c) có cường độ thoát hơi nước cao nhất (0,64 g/dm2/giờ).

+ Hàm lượng nước trong thân lá: Hàm lượng nước trong thân lá phản ánh khả năng giữ nước của cơ thể thực vật cũng như khả năng điều tiết nước của mô tế bào. Trong điều kiên khô hạn xảy ra, hàm lượng nước còn cho chúng ta thấy khả năng giữ nước để chống chịu với điều kiện bất lợi của cây. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Giống LVN10 có hàm lượng nước trong thân lá cao nhất (81,58%). Tiếp đến là giống 3Q và NK430. Giống C919 (đ/c) có hàm lượng nước trong thân lá thấp nhất (79,07%).

Đồ thị 3.7. Cường độ thoát hơi nước của các giống ngô vụ Xuân 2012

Đồ thị 3.8. Hàm lượng nước trong thân lá của các giống ngô vụ Xuân 2012 Nhận xét chung: Độ ẩm cây héo, cường độ thoát hơi nước và hàm lượng nước trong thân lá liên quan trực tiếp đến khả năng giữ nước của cây ngô. Trong điều kiện khô hạn, những giống có độ ẩm cây héo thấp, cường độ thoát hơi nước thấp và hàm lượng nước trong thân lá cao có khả năng chịu hạn tốt.

Giống LVN10 có khả năng chịu hạn tốt nhất; giống 3Q và NK430 có khả năng chịu hạn trung bình. Giống C919 (đ/c) có khả năng chịu hạn kém.

3.9. Chiều dài bộ rễ và khối lượng bộ rễ của các giống ngô

Bộ rễ có vai trò vô cùng quan trọng trong việc hút nước và các chất dinh dưỡng cung cấp cho hầu hết các hoạt động sống của cây. Đối với cây ngô, việc nghiên cứu về bộ rễ lại càng quan trọng hơn nhiều.

Cơ chế chống chịu hạn có hiệu quả nhất của cây trồng có liên quan đến một loạt các tính trạng cụ thể như chiều dài bộ rễ, khối lượng bộ rễ; Lafitte và ctv., 2001; Kato và ctv., 2006 kết luận: những đặc tính cụ thể của bộ rễ được tương tác với cường độ của sự khô hạn. Chính vì vậy, nhiều tác giả đã coi sự sinh trưởng và phát triển của bộ rễ là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá khả năng chịu hạn của chúng.

Bảng 3.9. Chiều dài bộ rễ và khối lượng bộ rễ của các giống ngô

Tên giống Chiều dài bộ rễ (cm) Khối lượng bộ rễ (gam)

LVN10 41,93 a 2,03 a NK430 37,13 bc 1,80 ab C919 (đ/c) 32,46 c 1,50 b 3Q 39,81 ab 1,96 ab LSD 0,05 6,88 0,48 CV% 9,1 13,1

Ghi chú:Các giá trị trong cột có cùng chữ cái không sai khác ở mức ý nghĩa 0,05

Qua kết quả nghiên cứu chúng tôi nhận thấy: Chiều dài bộ rễ của các giống dao động từ 32,46 – 41,93 cm. Trong đó giống LVN10 có chiều dài bộ rễ cao nhất, tiếp theo là đến giống 3Q (39,81 cm) và NK430 (37,13 cm). Giống C919 (đ/c) có chiều dài bộ rễ thấp nhất.

Khối lượng bộ rễ: Các giống có chiều dài bộ rễ khác nhau nên khối lượng bộ rễ cũng có sự chênh lệch đáng kể. Giống LVN10 có bộ rễ ăn sâu nhất nên khối lượng bộ rễ cũng cao nhất (2,03 gam). Tiếp đến là giống 3Q (1,96 gam) và NK430 (1,80 gam). Giống C919 (đ/c) có khối lượng bộ rễ thấp nhất (1,50 gam).

Đồ thị 3.10. Khối lượng bộ rễ của các giống ngô

Như vậy, qua kết quả nghiên cứu các đặc điểm chịu hạn của các giống ngô chúng tôi có một số nhận xét như sau: Các chỉ tiêu chịu hạn khác nhau ở từng giống thí nghiệm. Giống LVN10 có độ ẩm cây héo thấp, hàm lượng nước trong thân lá cao, cường độ thoát hơi nước thấp; đồng thời có bộ rễ khoẻ, ăn sâu và khối lượng bộ rễ lớn nhất nên thể hiện đây là giống ngô chịu hạn tốt. Giống 3Q va NK430 có khả năng chịu hạn trung bình. Giống C919 có khả năng chịu hạn kém.

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng chịu hạn của một số giống ngô vụ xuân trên đất cát nội đồng tại trại thực nghiệm nông học, trường đại học vinh, nghệ an (Trang 46 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w