0
Tải bản đầy đủ (.doc) (77 trang)

Diện tích lá của các giống ngô

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG CHỊU HẠN CỦA MỘT SỐ GIỐNG NGÔ VỤ XUÂN TRÊN ĐẤT CÁT NỘI ĐỒNG TẠI TRẠI THỰC NGHIỆM NÔNG HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH, NGHỆ AN (Trang 40 -42 )

- o3 thi k: Cây x on ng n, tr c phun râu v chín sa chín ữ

3.5. Diện tích lá của các giống ngô

Lá là cơ quan quang hợp, tạo ra các vật chất hữu cơ cho cây sinh trưởng và phát triển tốt, là tiền đề tạo năng suất của cây trồng. Lá cũng là nơi thoát hơi nước, đồng thời xúc tiến quá trình sinh lý, sinh hóa xảy ra trong cây. Kích thước lá có liên quan đến sự vận chuyển các chất từ lá về hạt.

Diện tích lá (LA) là một trong những chỉ tiêu để đánh giá khả năng quang hợp tạo chất khô của cây. Việc theo dõi diện tích lá chúng ta sẽ đưa ra được các biện pháp kỹ thuật nhằm tăng tối đa khả năng sử dụng ánh sáng mặt trời của cây trên đơn vị diện tích. Diện tích lá tăng dần từ khi cây mọc; sau đó diện tích lá tăng dần ở các thời kỳ sau và đạt cao nhất ở thời kỳ tung phấn – phun râu. Sau đó giảm dần do sự già đi của lá.

Diện tích lá ảnh hưởng đến năng suất kinh tế có 2 giai đoạn khác nhau. Ở giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng, lá ảnh hưởng đến năng suất hạt qua tích lũy chất khô trước lúc tung phấn phun râu. Ở giai đoạn sinh trưởng sinh thực thông qua quá trình tạo chất khô sau trổ cờ. Cho nên năng suất kinh tế sẽ cao nhất khi mà chỉ số diện tích lá của quần thể ruộng ngô giá trị tối thích nhất định.

Theo kết quả của các nhà chọn tạo giống ngô, dựa trên các chỉ tiêu sinh lý cho thấy: lá to vận chuyển vật chất hữu cơ tốt hơn lá nhỏ. Do đó lá rộng bản cho năng suất cao hơn vì tiếp nhận được nhiều ánh sáng. Chúng tôi tiến hành theo dõi động thái tăng diện tích lá của các giống ngô qua các thời kỳ ở bảng sau:

Bảng 3.5. Diện tích lá của các giống ngô qua các giai đoạn

Đơn vị: dm2lá/cây

Giống Xoắn ngọn Tung phấn – phun râu Chín sữa – chín sáp

LVN10 40,16 ab 43,93 a 41,83 a NK430 38,83 bc 41,55 a 40,15 a C919 (đ/c) 37,28 c 39,48 a 37,97 a 3Q 40,92 a 44,12 a 42,68 a LSD 0,05 1,78 7,85 6,02 CV% 2,3 9,3 7,4

Ghi chú:Các giá trị trong cột có cùng chữ cái không sai khác ở mức ý nghĩa 0,05

* Giai đoạn xoắn ngọn: Diện tích lá (LA) của các giống ngô thí nghiệm dao động từ 37,28 – 40,92 dm2lá/cây. Các giống 3Q và LVN10 có LA cao nhất. Giống C919 (đ/c) có LA thấp nhất.

* Giai đoạn tung phấn - phun râu: Giai đoạn này cây ngô phát triển lá mạnh nhất với mục đích tích luỹ vật chất hữu cơ làm cơ sở tạo năng suất về sau. Do đó LA của các giống ngô ở giai đoạn này có xu hướng tăng lên và đạt cực đại. Diện tích lá (LA) ở các giống thí nghiệm dao động từ 39,48 – 44,12 dm2 lá/cây. Trong đó giống 3Q và LVN10 có LA cao nhất. Giống C919 (đ/c) có LA thấp nhất.

* Giai đoạn chín sữa, chín sáp: Thời kỳ này hoạt động quang hợp của cây bắt đầu giảm dần. Do đó diện tích lá của các giống có xu hướng giảm xuống và thấp hơn so với thời kỳ tung phấn – phun râu. Diện tích lá (LA) các giống ngô dao động từ 37,97 – 42,68 dm2 lá/cây. Giống LVN10 có LA cao nhất, tiếp đến là giống 3Q và NK430. Giống C919 (đ/c) có LA thấp nhất.

Đồ thị 3.3. Diện tích lá của các giống ngô qua 3 giai đoạn

Diện tích lá nói lên sức sống, khả năng sinh trưởng của cây tốt hay kém, bình thường hay không bình thường. Nếu cây chịu hạn không tốt cây cằn cỗi dẫn đến diện tích lá nhỏ, vàng. Qua bảng 3.3 ở ba thời kỳ chúng ta thấy được giống chịu hạn tốt nhất giống 3Q và LVN10; giống NK430 chịu hạn trung bình. Giống chịu hạn kém nhất là giống C919 (đ/c).

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG CHỊU HẠN CỦA MỘT SỐ GIỐNG NGÔ VỤ XUÂN TRÊN ĐẤT CÁT NỘI ĐỒNG TẠI TRẠI THỰC NGHIỆM NÔNG HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH, NGHỆ AN (Trang 40 -42 )

×