Tổng quan về ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam chi nhánh Hải Phòng.

Một phần của tài liệu 268 QUẢN TRỊ THANH TOÁN XUẤT KHẨU tại NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM (Trang 26 - 30)

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và các kết quả phân tích thực trạng quản trị thanh toán xuất khẩu tại ngân hàng TMCP

3.2.1 Tổng quan về ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam chi nhánh Hải Phòng.

Hải Phòng.

Qúa trình hình thành và phát triển

Tiền thân của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam chi nhánh Hải Phòng là Phòng quản lý ngoại hối (1956-1957), sau chuyển thành Sở quản lý ngoại hối. Sở quản lý ngoại hối với chức năng quản lý nhà nước là chủ yếu. Hầu hết các nghiệp vụ được thực hiện tại cục ngoại hối nay là Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam. Sau khi Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam được thành lập, phòng quản lý ngoại hối Hải Phòng về mặt đối ngoại được giới thiệu ra nước ngoài là một chi nhánh thuộc hệ thống Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam, thực hiện một số nghiệp vụ thanh toán tiểu ngạch giữa Hải Phòng với Hồng Kông, Trung Quốc và thanh toán tiền ký ngân của các hãng tàu biển nước ngoài tới cảng Hải Phòng.

Thi hành quyết định của Hội đồng Chính Phủ tháng 7/1969, chi nhánh nghiệp vụ Ngân hàng Cảng Thành phố được thành lập. Về mặt đối ngoại vẫn là chi nhánh Ngân hàng Ngoại Thương Hải Phòng thuộc hệ thống Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam. Phòng quản lý ngoại hối được sát nhập với chi nhánh nghiệp vụ Ngân hàng Cảng.

Sau khi thống nhất đất nước (1975) cùng với sự phát triển nhanh chóng của hệ thống Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam, ngày 27/12/1976 Tổng Giám đốc Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam đã ra quyết định số 143/NHQĐ thành lập Chi nhánh Ngân hàng Ngoại Thương Thành Phố Hải Phòng và chi nhánh chính thức hoạt động từ ngày 01/01/1977.

Qua hơn 30 năm hoạt động đến nay, VCB Hải Phòng có vị trị quan trọng trong hệ thống Ngân hàng TMCP ngoại thương Việt Nam cũng như trên địa bàn thành phố Hải Phòng. Tính đến 31/12/2010 VCB Hải Phòng đã huy động vốn trên 3.355 tỷ đồng, chiếm trên 10% thị phần huy động. Tổng dư nợ đạt trên 4.485 tỷ đồng, chiếm gần 15%

dư nợ trên toàn địa bàn. Hiện Chi nhánh có 1 trụ sở chính và 7 phòng giao dịch cùng hệ thống máy ATM gồm 27 chiếc được phân bố phù hợp trong toàn địa bàn Hải Phòng.

Bộ máy tổ chức

Sơ đồ 3.2: Cơ cấu tổ chức của VCB HP

Ban giám đốc Chi nhánh:

Gồm 01 Giám đốc, và 02 Phó giám đốc chỉ đạo, điều hành chung toàn bộ hoạt động của Chi nhánh.

- Giám đốc: Bà Lê Kim Thuý là đại diện pháp nhân của Vietcombank Hải Phòng có quyền cao nhất và chịu trách nhiệm trước pháp luật, cơ quan cấp trên và tập thể CBCNV về mọi mặt hoạt động kinh doanh của Vietcombank Hải phòng.

- Các Phó giám đốc: giúp việc cho Giám đốc, chỉ huy và điều hành các chức năng quản trị nhưng ở mức độ sâu hơn, cụ thể hơn theo sự phân công và uỷ quyền của Giám đốc, chịu trách nhiệm trước Giám đốc về nhiệm vụ của mình được giao.

• Phó giám đốc phụ trách Quan hệ khách hàng, Kinh doanh dịch vụ, Thanh toán Quốc tế: là người được Giám đốc Chi nhánh uỷ quyền thực hiện các nhiệm vụ về tín dụng, thanh toán, kinh doanh... trong hạn mức của Giám đốc Chi nhánh được quyết định.

Giám Đốc Vietcombank HP

Bộ phận kiểm tra nội bộ

Phó giám đốc Phó giám đốc Phòng quan hệ khách hàng Phòng kinh doanh dịch vụ Phòng thanh toán quốc tế Phòng hành chính nhân sự Phòng ngân quỹ Phòng kế toán Phòng quản lý rủi ro tín dụng PGD Ngô Quyền PGD Quán Toan PGD Thủy Nguyên PGD Vạn Mỹ PGD số 2 PGD Lê Chân

• Phó giám đốc phụ trách Kế toán, Quản lý rủi ro, Nhân sự, Quỹ: là người được Giám đốc Chi nhánh uỷ quyền thực hiện các nhiệm vụ về kế toán, tổ chức, nhân sự, kiểm toán, xuất nhập quỹ... trong pham vi hạn mức của Giám đốc được quyết định.

Trong ban Giám đốc cơ chế uỷ quyền được phân bổ theo nguyên tắc nếu Giám đốc đi vắng thì mọi việc điều hành chung được uỷ quyền cho hai Phó giấm đốc điều hành và báo cáo lại cho giám đốc, trong trường hợp một Phó giám đốc đi vắng thì người còn lại sẽ điều hành toàn bộ hoạt động của Chi nhánh.

Các phòng ban:

- Phòng Hành chính Nhân sự: gồm 01 Trưởng phòng, 01 Phó phòng và 19 nhân viên, có trách nhiệm tham mưu cho Ban giám đốc về Hành chính quản trị và tổ chức nhân sự tại Chi nhánh.

- Phòng Kế toán: gồm 01 Trưởng phòng, 03 Phó phòng và 14 nhân viên, có trách nhiệm tham mưu cho Ban giám đốc về tình hình hoạt động kinh doanh chung của Chi nhánh. Lập kế hoạch tài chính hàng năm và báo cáo cơ quan chủ quản - Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam (Bộ phận quản lý nợ trực thuộc phòng Kế toán)

- Phòng Thanh toán Quốc tế: gồm 01 Trưởng phòng, 01 Phó phòng, 02 Kiểm soát viên và 05 nhân viên trực tiếp giao dịch với khách hàng. Thực hiện các nghiệp vụ thanh toán L/C, bảo lãnh, tái bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp, tổ chức tài chính - tín dụng trong và ngoài nước; thực hiện dịch vụ bảo hiểm và lĩnh vực tư vấn liên quan đến ngoại tệ.

- Phòng Ngân quỹ: gồm 01 Trưởng phòng, 01 Phó phòng, 04 nhân viên phụ trách nội tệ và 03 nhân viên phụ trách ngoại tệ. Nhiệm vụ của phòng là quản lý, lưu trữ tiền mặt, vàng bạc, đá quý và các tài sản hiện vật có giá trị khác; Kiểm điếm thu chi tiền cho khách hàng, các dịch vụ đổi tiền nội ngoại tệ, thanh toán sé du lịch, Visa card, Master card cho khách hàng nước ngoài.

- Phòng Quan hệ khách hàng: gồm 01 Trưởng phòng, 01 Phó phòng và 12 nhân viên, nhiệm vụ là thực hiện chức năng cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ đối với các tổ chức kinh tế, kèm theo quản lý, kiểm soát công nợ các đối tượng đã cho vay.

- Phòng Quản lý rủi ro tín dụng: gồm 01 Trưởng phòng và 03 nhân viên, thẩm định hồ sơ, phân tích tình hình khả thi của dự án cho vay đối với khách hàng bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ.

- Phòng Kinh doanh dịch vụ: gồm 01 Trưởng phòng, 02 Phó phòng và 19 nhân viên, nhiệm vụ chủ yếu là huy động vốn; nhận tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi không kỳ

hạn và có kỳ hạn, tiền gửi thanh toán; phát hành các loại chứng chỉ tiền gửi, tín phiếu, kỳ phiếu, trái phiếu...

- 6 Phòng Giao dịch: gồm 40 người, nhiệm vụ như Phòng Kinh doanh dịch vụ tại trụ sở chính và cho vay, cung cấp các dịch vụ tiện ích khác của ngân hàng (nằm trải đều trên các quận huyện nhằm rút ngắn khoảng cách địa lý)

Các hoạt động chủ yếu

Huy động vốn

Bảng 3.1: Doanh số huy động vốn giai đoạn 2008-2010

(Đơn vị: Triệu đồng)

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

1, Vốn huy động từ KH 2,530,708 2,926,164 3,320,015 2, Vốn huy động từ thị trường liên NH 25,006 29,108 34,912 3, Doanh số huy động 2,555,714 2,955,272 3,354,927

(Nguồn: Báo các thực hiện từ 2008 đến 2010- VCB Hải Phòng)

Huy động vốn đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 15,6%/năm trong giai đoạn 2008- 2010, là tốc độ tăng trưởng ở mức trung bình so với tốc độ tăng trưởng chung của toàn ngành và trên địa bàn. So với tăng trưởng tín dụng thì tăng trưởng huy động vốn chưa tương xứng dẫn tới hiệu quả kinh doanh thấp. Hoạt động huy động vốn trong điều kiện thị trường vốn nhỏ hẹp như trên địa bàn thành phố Hải Phòng là hết sức khó khăn.

Thứ nhất là tình trạng thu nhập của dân cư chưa cao, do đó khả năng có tích luỹ để gửi tiết kiệm của dân cư là tương đối hạn chế. Thứ hai là tình trạng cạnh tranh quyết liệt về huy động vốn giữa các ngân hàng trên địa bàn thành phố; các ngân hàng nhỏ với chính sách lãi suất huy động cao hơn đã thu hút nhiều tiền gửi tiết kiệm của dân cư chạy sang những ngân hàng nhỏ. Thứ ba là đặc trưng của Hải Phòng là thành phố công nghiệp với các doanh nghiệp ngành thép, ximăng, đóng tàu là những ngành có yêu

cầu sử dụng vốn rất lớn nhưng khả năng tiết kiệm vốn lại hạn chế. Thứ tư là các chính sách về lãi suất huy động, chính sách khuyến mại, marketing để thu hút tiền gửi thiếu năng động và thường chậm hơn so với các ngân hàng khác trên địa bàn. Vì vậy trong thời gian tới, đòi hỏi phải có chính sách phù hợp nhằm nâng cao khả năng huy động, trong đó chính sách phát triển tín dụng sẽ đóng góp vai trò hỗ trợ đắc lực cho công tác huy động vốn của VCB Hải Phòng.

Tín dụng

Bảng 3.2: Doanh số cho vay-thu nợ- dư nợ giai đoạn 2008-2010

(Đơn vị: Triệu đồng)

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

1, Doanh số

cho vay 5,057,183 5,543,603 5.381.096

2, Doanh số

thu nợ 4,319,983 5,224,700 5.233.790

3, Dư nợ 3,773,836 4,215,266 4.485.200

(Nguồn: Báo các thực hiện từ 2008 đến 2010- VCB Hải Phòng)

Tín dụng là hoạt động trọng tâm của VCB Hải Phòng trong giai đoạn 2008 - 2010. Tốc độ tăng trưởng tín dụng bình quân giai đoạn 2008-2010 đạt 9,42%/năm, là tốc độ tăng trưởng tương đối cao so với tốc độ tăng trưởng tín dụng chung của hệ thống Vietcombank. Thu nhập từ lãi cho vay cũng tăng mạnh theo tốc độ tăng trưởng tín dụng và đóng góp chủ yếu vào kết quả kinh doanh chung của VCB Hải Phòng. Tuy nhiên tăng trưởng tín dụng với tốc độ quá nóng trong khi khả năng quản trị rủi ro và yếu tố con người chưa theo kịp sẽ có thể dẫn tới sự phát triển thiếu bền vững trong tương lai.

Các hoạt động kinh doanh khác

Bảng 3.3: Các hoạt động kinh doanh khác giai đoạn 2008-2010

(Đơn vị: Triệu đồng)

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Một phần của tài liệu 268 QUẢN TRỊ THANH TOÁN XUẤT KHẨU tại NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w