Những hạn chế, tồn tại và nguyên nhân 1 Những hạn chế và tồn tại.

Một phần của tài liệu 268 QUẢN TRỊ THANH TOÁN XUẤT KHẨU tại NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM (Trang 56 - 57)

III, Kinh doanh dịch vụ

Chương 4: Các kết luận và đề xuất với quản trị thanh toán xuất nhập khẩu tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam chi nhánh

4.1.2 Những hạn chế, tồn tại và nguyên nhân 1 Những hạn chế và tồn tại.

4.1.2.1 Những hạn chế và tồn tại.

Tuy nhiên những năm qua kết quả hoạt động thanh toán xuất khẩu của ngân hàng còn chưa thực sự tương xứng với tiềm năng. Doanh số và lợi nhuận thu được từ hoạt động thanh toán xuất khẩu trong hai năm 2009, 2010 có xu hướng giảm, nguồn thu giữa hoạt động thanh toán xuất khẩu và nhập khẩu còn chênh lệch khá lớn. Một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng đó là hoạt động quản trị thanh toán xuất khẩu của VCB HP còn bộc lộ nhiều tồn tại và hạn chế.

Thứ nhất: Qua nhiều lần sửa đổi bổ xung hàng năm, quy trình thanh toán của

VCB nói chung và VCB HP nói riêng đã ngày càng cụ thể tuy nhiên vẫn chưa phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế.

Quy trình thanh toán L/C còn bộc lộ một vài sơ hở, tiềm ẩn rủi ro trong quá trình thanh toán:

+ Không có quy định nào đảm bảo VCB chắc chắn sẽ thu được phí thông báo, thông báo sửa L/C nếu nhà xuất khẩu không chịu nhận thông báo L/C. Theo quy định của VCB khoản phí trên được nhà xuất khẩu thanh toán khi họ nhận được thông báo L/C của VCB chính vì vậy khi họ không nhận thông báo L/C họ cũng như ngân hàng mở L/C đều không có nghĩa vụ trả khoản phí đó.

+ Tương tự như trường hợp trên VCB có thể không thu được phí gửi chứng từ từ ngân hàng mở L/C nếu họ không chịu nhận chứng từ do VCB gửi tới.

Hoạt động thanh toán xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ vẫn xảy ra các rủi ro thường thấy như: sự từ chối thanh toán của bên nhập khẩu do sự không hoán hảo của bộ chứng từ.

Thứ hai: Dự báo rủi ro đối với hoạt động thanh toán xuất khẩu có thể coi là nội

dung quan trọng trong bước hoạch định. Những rủi ro này do nguyên nhân chủ quan, ngân hàng có thể kiểm soát được nhưng cũng có thể do nguyên nhân khách quan, do những yếu tố kinh tế chính trị xã hội của các nước nhập khẩu quyết định. Tuy nhiên chất lượng của công tác này còn chưa cao. Thông tin có độ tin cậy thấp, ngân hàng thường sử dụng các số liệu tổng hợp trên các phương tiện truyền thông đại chúng, các số liệu thống kê của ngành của hiệp hội hay của các tổ chức quốc tế mức độ chính xác của các dự báo này phụ thuộc rất nhiều vào khả năng của các tổ chức đưa ra dự báo.

Thứ ba: Về phương pháp kiểm tra hoạt động thanh toán xuất khẩu. Ngân hàng sử

dụng biện pháp so sánh, đối chiếu các chỉ tiêu là phương pháp đơn giản và hay được các NHTM sử dụng. Nhà quản trị có thể so sánh các chỉ tiêu với các năm trước hoặc với các NHTM khác có cùng đặc điểm. Tuy nhiên khó khăn lớn nhất đối với VCB HP là chưa xây dựng được cơ sở dữ liệu ngành phục vụ công tác so sánh hoạt động XK với các NHTM khác.

Về hình thức kiểm tra của ngân hàng còn bộc lộ nhiều hạn chế, chưa xây dựng được một chương trình kiểm tra thường xuyên, chặt chẽ. Nhiều khi công tác kiểm tra chỉ mang tính chất thủ tục, chưa đưa đến những hành động điều chỉnh cụ thể. Ngân hàng chỉ tiến hành kiểm tra định kỳ cuối năm. Nhược điểm của loại kiểm tra này là thời gian thường khá lớn từ lúc sự cố xảy ra và đến lúc phát hiện ra sai sót hoặc độ lệch của kết quả đo lường căn cứ vào tiêu chuẩn hay kế hoạch đặt ra trong khi hoạt động thanh toán xuất khẩu là hoạt động khá nhạy cảm với những thay đổi thường xuyên trên thị trường. Vì vậy ngân hàng cần tiến hành kết hợp việc kiểm tra định kỳ với kiểm tra thường xuyên, đột xuất, giám sát trực tiếp hoạt động thanh toán xuất khẩu từ đó có nguồn thông tin phản hồi nhanh chóng và kịp thời để thực hiện điều chỉnh.

Một phần của tài liệu 268 QUẢN TRỊ THANH TOÁN XUẤT KHẨU tại NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM (Trang 56 - 57)