Những thành công và kết quả đạt được trong quản trị thanh toán xuất nhập khẩu tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam chi nhánh Hả

Một phần của tài liệu 268 QUẢN TRỊ THANH TOÁN XUẤT KHẨU tại NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM (Trang 55 - 56)

III, Kinh doanh dịch vụ

Chương 4: Các kết luận và đề xuất với quản trị thanh toán xuất nhập khẩu tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam chi nhánh

4.1.1 Những thành công và kết quả đạt được trong quản trị thanh toán xuất nhập khẩu tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam chi nhánh Hả

xuất nhập khẩu tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam chi nhánh Hải Phòng.

Cùng với sự phát triển toàn diện của VCB HP, hoạt động thanh toán xuất khẩu của NH cũng đạt được những bước tiến mới góp phần quan trọng vào sự phát triển của hệ thống NHTM đặc biệt là VCB nói riêng. Để có được kết quả đó không thể không kể đến những thành công trong hoạt động quản trị thanh toán xuất khẩu của Ngân hàng.

Thứ nhất: Tổ chức thanh toán xuất khẩu đã tuân thủ chặt chẽ quy trình thanh

toán.

Tuân thủ quy trình thanh toán là yêu cầu bắt buộc đối với hoạt động thanh toán xuất khẩu. Đây cũng là nội dung được các cơ quan quản lý và kiểm soát nội bộ thường xuyên kiểm tra. Điều này giúp chất lượng hoạt động thanh toán xuất khẩu được nâng cao.

Thứ hai: Tính chặt chẽ của quy trình thanh toán L/C XK tại VCB HP thể hiện ở

một số điểm sau:

+ Khi xác nhận L/C VCB luôn xem xét uy tín, khả năng tài chính của ngân hàng mở L/C để đặt ra mức ký quỹ xác nhận phù hợp.

+ Chỉ lập thông báo L/C, thông báo sửa sau khi đã kiểm tra xác nhận mã đúng. Ngược lại khi chưa thực hiện việc kiểm tra trên, nếu khách hàng có yêu cầu VCB chỉ giao cho khách bản sao L/C hoặc bản sao sửa đổi mà không chịu trách nhiệm gì về việc cung cấp thông tin trên.

+ Chỉ lập thư gửi chứng từ và lập điện đòi tiền ngân hàng mở L/C và nhà nhập khẩu sau khi đảm bảo yếu tố phù hợp giữa chứng từ so với L/C gốc và các sửa đổi kèm theo nếu có.

Thứ ba: Khâu tổ chức trong quản trị thanh toán xuất khẩu của Ngân hàng được

Ngân hàng đã có sự phân công quyền hạn và trách nhiệm của mỗi cấp, mỗi nhân viên, tăng cường được trách nhiệm trong công tác thanh toán. Mỗi giao dịch đều được thực hiện qua ít nhất một thanh toán viên và một cấp có thẩm quyền. Điều đó nhằm giảm thiểu rủi ro kỹ thuật như nhầm lẫn, sai sót trong quá trình kiểm tra L/C, chứng từ.

Thứ tư: Hầu hết nhân viên phòng thanh toán quốc tế đều có trình độ đại học,

trình độ tiếng Anh, sử dụng thành thạo mạng SWIFT với các Ngân hàng trên thế giới. Phong cách giao dịch với khách hàng tận tình, văn minh, lịch sự, sẵn sàng hướng hẫn khách hàng giải quyết mọi vướng mắc trong khâu dự thảo, ký hợp đồng, chuẩn bị bộ chứng từ thanh toán hay tư vấn cho khách hàng về các điều khoản trong thư tín dụng.

Thứ năm: Ngân hàng cón xúc tiến tăng cường mối quan hệ đại lý với các Ngân

hàng trên thế giới, do vậy, quan hệ thanh toán xuất khẩu được mở rộng. Cho đến nay ngân hàng đã có quan hệ đại lý với hơn 860 ngân hàng của hơn 100 nước. Điều đó chứng tỏ uy tín của Ngân hàng ngày càng được nâng cao trên thị trường quốc tế và trong lòng khách hàng. Tạo điều kiện thuận lợi cho Ngân hàng từng bước thâm nhập thị trường quốc tế, mở rông hoạt đông thanh toán quốc tế nói chung và hoạt động thanh toán xuất khẩu nói riêng.

Một phần của tài liệu 268 QUẢN TRỊ THANH TOÁN XUẤT KHẨU tại NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM (Trang 55 - 56)