Kết quả tổng hợp ý kiến của các chuyên gia về quản trị thanh toán xuất khẩu tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam chi nhánh Hải Phòng

Một phần của tài liệu 268 QUẢN TRỊ THANH TOÁN XUẤT KHẨU tại NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM (Trang 38 - 40)

III, Kinh doanh dịch vụ

3.3.2 Kết quả tổng hợp ý kiến của các chuyên gia về quản trị thanh toán xuất khẩu tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam chi nhánh Hải Phòng

xuất khẩu tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam chi nhánh Hải Phòng qua phỏng vấn.

Phương thức thanh toán xuất khẩu được sử dụng nhiều nhất tại ngân hàng là phương thức chuyển tiền. Các khách hàng thường xuyên của VCB HP là Công ty chế

biến thủy sản xuất khẩu Hải Phòng, Texgarco Haiphong, Công ty da giầy Hải Phòng, công ty TNHH Việt Trường...

Các rủi ro có thể xảy trong hoạt động thanh toán xuất khẩu tại VCB HP:

−Trong phương pháp chuyển tiền hầu như không xảy ra rủi ro. Trong phương thức nhờ thu, rủi ro chủ yếu xảy ra mang tính chất kỹ thuật nghiệp vụ trong việc tiếp nhận chứng từ và gửi điện đòi tiền. Khi xảy ra rủi ro này hậu quả của nó là làm cho quá trình phục vụ thanh toán cho khách hàng bị chậm trễ, uy tín của ngân hàng bị giảm sút.

−Trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ, rủi ro chủ yếu xảy ra là khâu tiếp nhiện và kiểm tra L/C, chứng từ và rủi ro do ngân hàng nước ngoài chậm thanh toán hoặc không thanh toán.

100% các chuyên gia được hỏi đều cho rằng hoạt động quản trị thanh toán xuất khẩu là rất cần thiết đối với ngân hàng hiện nay.

Mô hình quản trị thanh toán xuất khẩu tại ngân hàng cũng giống như mô hình quản trị chung bao gồm hoạch định, tổ chức và kiểm soát. Khâu hoạch định gồm xác định những nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động thanh toán xuất khẩu, lập quy trình thanh toán xuất khẩu đối với phương thức chuyển tiền, nhờ thu, tín dụng chứng từ. Khâu tổ chức bao gồm phân công, phân quyền, giao nhiệm vụ và trách nhiệm cụ thể đối với từng cán bộ. Khâu kiểm tra, kiểm soát của ngân hàng bao gồm xây dựng các tiêu chuẩn và lựa chọn phương pháp đo lường, đo lường kết quả thực hiên và đối chiếu với tiêu chuẩn, điều chỉnh các sai lệch.

Khi được hỏi về công tác phân công, phân cấp trong hoạt động quản trị, các chuyên gia cho biết ngân hàng đã có sự phân công cụ thể, mỗi giao dịch đều được thực hiện qua ít nhất một thanh toán viên và một cấp có thẩm quyền. Tuy nhiên chưa có sự phân công rõ ràng cán bộ trong từng phương thức thanh toán do số lượng cán bộ trong phòng TTQT còn hạn chế. Hiện nay ngoài trưởng phòng, phó phòng và hai kiểm soát chỉ có 5 thanh toán viên trực tiếp giao dịch với khách hàng.

Trong thời gian qua, ngân hàng đã có nhiều biện pháp nâng cao chất lượng quản trị thanh toán xuất khẩu, tuy nhiên hoạt động thanh toán xuất khẩu vẫn chưa đạt được hiệu quả như mong muốn.

Theo ý kiến của các chuyên gia, các giải pháp ngân hàng cần áp dụng trong thời gian tới là cần hoàn thiện quy trình thanh toán xuất khẩu, cải tiến công nghệ, bồi dưỡng cán bộ...

Một phần của tài liệu 268 QUẢN TRỊ THANH TOÁN XUẤT KHẨU tại NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM (Trang 38 - 40)