Chương 3 Giải pháp tăng cường động lực cho người lao động tại Công ty TNHH Nhà nước MTV Xây dựng và Cấp nước Thừa Thiên Huế

Một phần của tài liệu Tạo động lực cho người lao động tại công ty TNHH nhà nước một thành viên xây dựng và cấp nước thừa thiên huế (Trang 77 - 79)

- Chưa thực sự đi sâu vào thực trạng công tác tạo động lực cho người lao động tại công ty

Chương 3 Giải pháp tăng cường động lực cho người lao động tại Công ty TNHH Nhà nước MTV Xây dựng và Cấp nước Thừa Thiên Huế

TNHH Nhà nước MTV Xây dựng và Cấp nước Thừa Thiên Huế

3.1 Phương hướng phát triển của Công ty TNHH Nhà nước MTV Xây dựng và Cấp nước Thừa Thiên Huế trong giai đoạn tới dựng và Cấp nước Thừa Thiên Huế trong giai đoạn tới

3.1.1 Định hướng phát triển

Lãnh đạo công ty luôn quan tâm và chỉ đạo nhiều biện pháp hiệu quả nhằm mục đích khẳng định và nâng cao vị thế của doanh nghiệp nhất là trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế mạnh mẽ như hiện nay với sứ mệnh và giá trị cốt lõi của thương hiệu HueWACO là:

- Nâng cao năng lực sản xuất, phát triển Công ty thành một trong những công ty cấp nước hàng đầu tại Việt Nam, từng bước hội nhập khu vực và thế giới. Cung cấp nước sạch an toàn và chất lượng theo chuẩn mực quốc gia và quốc tê.

- Phấn đấu đến năm 2015 đưa mạng lưới cấp nước đến 120/152 phường xã, chiếm 75% dân số toàn tỉnh, riêng thành phố Huế có 100% người dân được dùng nước sạch, tỷ lệ thất thoát nước giảm dưới 15%, công suất đạt 200.000m3/ngày đêm.

- Cung cấp dịch vụ hoàn hảo cho khách hàng. Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, đảm bảo đưa công ty phát triển toàn diện, nhanh và bền vững.

- Phấn đấu phát triển đa dạng hóa nghành nghề kinh doanh trong nước và quốc tế liên quan đến lĩnh vực cung cấp nước sạch.

- Đảm bảo kinh doanh có hiệu quả cao, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, sức khỏe của cộng đồng và góp phần vào sự phát triển kinh tế, xã hội, du lịch của tỉnh Thừa Thiên Huế.

3.1.2 Kế hoạch phát triển

Quy hoạch tổng thể hệ thống cấp nước đô thị được duyệt là cơ sở pháp lý để đầu tư xây dựng, phát triển hệ thống cấp nước đô thị một cách bền vững trong từng giai đoạn, phát huy hiệu quả các công trình cấp nước, không gây đột biến giá thành nước máy, khai thác và bảo vệ các nguồn nước hợp lý, không làm ảnh hưởng đến môi trường đô thị, bảo vệ được

cảnh quan thiên nhiên, di tích văn hóa góp phần xây dựng tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung và thành phố Huế nói riêng trở thành một trong những trung tâm văn hóa, giáo dục, y tế lớn của cả nước.

Quy hoạch tổng thể hệ thống cấp nước đô thị đã xác đinh được:

- Tổng công suất của các hệ thống cấp nước đô thị đến năm 2020 là 334.100m3/ngày đêm. Đồng thời xác định được công suất của các nhà máy và lựa chọn nguồn nước khai thác trong các giai đoạn.

- Tổng vốn đầu tư hệ thống cấp nước đô thị giai đoạn 2011-2020 là 542,926 tỷ đồng.

- Tỷ lệ dân số được cấp nước đô thị đến năm 2020 là 92,9% dân số toàn tỉnh (trong đó thành phố Huế, các đô thị khác, các xã phụ cận đều có tỷ lệ là 100%)

Nhu cầu dùng nước các đô thị thuộc tỉnh có thể chia thành các dạng chính như sau:

 Nước ăn uống, sinh hoạt

 Nước dịch vụ công cộng

 Nước cho nhu cầu công nghiệp

 Các nhu cầu khác và thất thoát

Nhu cầu dùng nước cho sinh hoạt

- Thành phố Huế: Theo định hướng phát triển cấp nước đô thị đến năm 2020 của Bộ xây dựng thì tp Huế là đô thị loại 1, do vậy tình hình cấp nước đến năm 2020 phải là 180lít/người/ngày.

- Đô thị mới Chân Mây: Theo quy hoạch, đến năm 2020 phát triển thành đô thị loại 2, với 100% dân số dùng nước, tiêu chuẩn 165 lít/người/ngày.

- Các thị trấn, thị tứ và vùng ven biển, phấn đấu vào năm 2020 là 100% dân số được cấp nước sạch, với tiêu chuẩn là 150 lít/người/ngày.

- Riêng với các xã vùng ven được cấp nước sạch, lấy theo tiêu chuẩn nước sạch nông thôn, đến năm 2020 phải có 100% dân số dùng nước với tiêu chuẩn 100 lít/người/ngày.

Một phần của tài liệu Tạo động lực cho người lao động tại công ty TNHH nhà nước một thành viên xây dựng và cấp nước thừa thiên huế (Trang 77 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w