- Chưa thực sự đi sâu vào thực trạng công tác tạo động lực cho người lao động tại công ty
Bảng 2.18: Ý kiến đánh giá của người lao động về môi trường và điều kiện làm việc
Khi khảo sát đánh giá của người lao động về nhận định cho rằng hiệu quả của chương trình đào tạo cao thì có tới 18,3% số người được hỏi không đồng ý với ý kiến đó. Như vậy, xét một cách tổng thể có thể nhận thấy rằng, công tác đào tạo tại công ty đã được thực hiện tương đối tốt, tuy nhiên công ty hoàn toàn có thể cải thiện tình hình tốt hơn nữa (có tới 18,3% cho rằng chương trình đào tạo là không có hiệu quả), những số liệu trên cho thấy rằng công tác tạo đông lực thông qua các hoạt động đào tạo và phát triển nhân lực tại công ty hoàn toàn có thể được đổi mới, cải tiến thông qua việc nâng cao hiệu quả của công tác đào tạo và phát triển tại công ty.
Khảo sát đánh giá của người lao động về công tác đào tạo thì kết quả cho thấy có trên 55% số người được hỏi hài lòng với các khía cạnh như lựa chọn đối tượng đào tạo, nội dung đào tạo, hiệu quả chương trình đào tạo. Tuy nhiên, vẫn có nhiều ý kiến không hài lòng, trong đó có tới 20% số người được hỏi cho rằng việc lựa chọn người đi học là không chính xác; 13,1% cho rằng nội dung đào tạo không sát với thực tế họ cần.
f, Môi trường và điều kiện làm việc
Với đặc điểm của ngành là công việc khá nặng nhọc, yêu cầu sức khỏe và kỹ thuật, công việc không cố định một địa điểm nhất định nên lao động chủ yếu là nam giới, nữ giới chỉ là lao động gián tiếp. Công ty phải quan tâm công tác bảo hộ lao động nhằm đảm bảo an toàn trong lao động và sức khỏe của người lao động, quan tâm cải thiện môi trường làm việc tạo cho người lao động yên tâm trong công tác, tập trung hơn trong công việc. Điều đó cũng là nhằm thỏa mãn nhu cầu an toàn của người lao động.
Bảng 2.18: Ý kiến đánh giá của người lao động về môi trường và điều kiện làm việc việc
Các nhận định đưa ra Hoàn toàn không đồng ý Không đồng ý Không có ý kiến rõ ràng Đồng ý Hoàn toàn đồng ý Hài lòng với môi trường và điều kiện làm
việc 5,2 17,4 26,1
44,3 7,0
Được trang bị đầy đủ dụng cụ và phương
tiện làm việc 7,0 20,9 26,1
36,6 9,6
Được cung cấp đầy đủ thiết bị bảo hiểm
lao động 5,2 13,0 37,4 29,6 14,8
Không khí tập thể vui vẻ 3,5 16,5 19,1 45,2 15,7
Đồng nghiệp hợp tác 8,7 15,7 21,7 47,8 6,1
Lãnh đạo quan tâm tạo điều kiện làm
việc thuận lợi 15,7 13,0 26,6 38,3 10,4
Những ý kiến đề xuất được lãnh đạo
quan tâm 7,8 6,1 37,4 33,9 14,8
Nguồn: Số liệu điều tra
Qua Bảng 2.18 cho thấy phần lớn người lao động hài lòng với điều kiện và môi trường làm việc tại công ty với tỷ lệ đồng ý là 51,3%, tuy nhiên tỷ lệ không hài lòng và hoàn toàn không hài lòng với điều kiện làm việc vẫn chiếm tới 22,6%. Qua khảo sát ý kiến đánh giá của người lao động về các yếu tố về môi trường làm việc như: trang bị dụng cụ và phương tiện làm việc, cung cấp thiết bị bảo hiểm lao động, không khí tập thể, sự quan tâm của lãnh đạo thì có tới gần 1/3 số người được hỏi cho rằng dụng cụ và phương tiện làm việc được trang bị chưa đầy đủ (27,9%); 138,2% cho rằng chưa được cung cấp đầy đủ thiết bị bảo hiểm lao động; trên 20% ý kiến cho rằng đồng nghiệp chưa hợp tác và không khí tập thể còn chưa được thoải mái. Về phía sự quan tâm của lãnh đạo thì phần lớn lao động trả lời với ý kiến không tiêu cực (từ không có ý kiến rõ ràng tới hoàn toàn đồng ý) chiếm từ 71,3% đến 86,1% , họ cho rằng được lãnh đạo quan tâm tạo điều kiện thuận lợi và những ý kiến đề xuất của họ được lãnh đạo quan tâm đúng mức. Tuy nhiên, vẫn còn 15,7% ý kiến hoàn toàn không đồng ý, cho rằng lãnh đạo hoàn toàn không quan tâm tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động.
Điều đo cho thấy điều kiện làm việc tại Công ty TNHH Nhà nước MTV Xây dựng và Cấp nước Thừa Thiên Huế tương đối tốt, tuy nhiên cũng cần phải cải thiện hơn nữa.
2.3.3. Đánh giá chung về công tác tạo động lực cho người lao động trong thời gian qua gian qua
2.3.3.1 Đánh giá về mức độ thỏa mãn các nhu cầu của người lao động
Tất cả các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ thỏa mãn các loại nhu cầu đều ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên. Qua số liệu khảo sát được trình bày ở Bảng 2.19, cho thấy mức độ thỏa mãn các loại nhu cầu của người lao động có sự khác nhau. Cụ thể là:
Đối với nhóm các nhu cầu tự nhiên: Có 50% đối tượng được hỏi trả lời là đã thỏa mãn, tuy nhiên ý kiến “không có ý kiến rõ ràng” còn chiếm tỷ lệ cao với 43,1%, và còn lại 6,1% ý kiến là chưa thỏa mãn. Giá trị trung bình về mức độ thỏa mãn loại nhu cầu này là 3,478
(Phụ lục 11) cho thấy, mức độ thỏa mãn nhu cầu tự nhiên của người lao động là chưa cao.
Nhu cầu an toàn: Trong số 115 đối tượng được hỏi thì chỉ có 31% ý kiến là đã hài lòng với nhu cầu này, ý kiến chưa thỏa mãn còn chiếm tỷ lệ khá cao (21,6%), với giá trị trung bình là 3,15 cũng cho thấy mức độ thỏa mãn nhu cầu này của người lao động còn thấp.
Nhu cầu xã hội: Có 37,9% ý kiến cho rằng đã thỏa mãn nhu cầu này, tuy nhiên ý kiến “không có ý kiến rõ ràng” chiếm tới 55,2%, ngoài ra với giá trị trung bình là 3,4 ta có thể kết luận rằng mức độ thỏa mãn nhu cầu xã hội của người lao động là còn thấp.
Nhu cầu được tôn trọng: Có 31% ý kiến cho rằng đã thỏa mãn với nhu cầu này, ý kiến chưa thỏa mãn còn chiếm tỷ lệ cao (37,9%), và 30,2% đối tượng được hỏi cho rằng chưa có ý kiến rõ ràng. Như vậy, mức độ thỏa mãn nhu cầu được tôn trọng của người lao động là còn thấp.
Nhu cầu tự hoàn thiện: Chỉ có 14,7% ý kiến là thỏa mãn, có tới 41,3% ý kiến là chưa thỏa mãn nhu cầu này, giá trị trung bình là 2,69. Như vậy, mức độ thỏa mãn của người lao động đối với nhu cầu này là thấp, đa số người lao động chưa thỏa mãn nhu cầu này.