Qua biểu đồ thống kê ta có thể thấy là nhìn chung đa số nhân viên cảm thấy hài lòng với môi trường và không khí làm việc tại khách sạn với 81% nhân viên đánh giá là hài lòng trong đó có 7,4% đánh giá là rất hài lòng, chỉ có một lượng nhỏ nhân viên là chưa hài lòng lắm khi đánh giá về vấn đề này thể hiện qua 19% nhân viên tỏ ra trung dung .
Để xem xét rõ vấn đề này trên cơ sở những khía cạnh cụ thể của môi trường và không khí làm việc tại khách sạn ta đi vào phân tích số liệu ở bảng 11.
Qua kết quả kiểm định One Sample T – Test, các yếu tố 1,2,4 đều có Sig.>0,05 nên không có cơ sở để bác bỏ giả thuyết H0 – đa số nhân viên đều cho rằng trong khách sạn mọi người đều thân thiện với nhau, sẵn sàng giúp nhau cùng tiến bộ, lãnh đạo thì luôn tôn trọng và lắng nghe ý kiến của nhân viên. Yếu tố còn lại là tác phong của lãnh đạo có Sig.<0,05 - bác bỏ giả thuyết H0 tức là không có cơ sở để khẳng định nhân viên cho rằng lãnh đạo có tác phong hoà nhã với nhân viên.
Bảng 11: Kiểm định giá trị TB về đánh giá của nhân viên về môi trường và không khí làm việc 19 73,6 7,4 0% 20% 40% 60% 80% 100% Bình thường Hài lòng Rất hài lòng Series
Các yếu tố Giá trị TB Giá trị KĐ Mức ý nghĩa (Sig)
1.Mức độ thân thiện của mọi người 4,03 4 0,558
2.Sự giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ 3,89 4 0,113
3.Tác phong của lãnh đạo 3,68 4 0,000
4.Thái độ của lãnh đạo đối với nhân viên 3,90 4 0,070
5. Đánh giá chung về môi trường và không khí làm việc
3,88 4 0,056
(Nguồn: Kết quả điều tra tháng 03/2010) Ghi chú: (1) Thang điểm Likert:
Với:
- Yếu tố 1: Từ 1: rất không thân thiện đến 5: rất thân thiện - Yếu tố 2: Từ 1: rất không sẵn sàng đến 5: rất sẵn sàng - Yếu tố 3: Từ 1: rất không không hoà nhã đến 5: rất hoà nhã - Yếu tố 4: Từ 1: rất không tôn trọng đến 5: rất tôn trọng (2) Giả thuyết: H0: µ= Giá trị kiểm định (Test value)
H1: µ≠ Giá trị kiểm định (Test value)
(3) Nếu:Mức ý nghĩa (Sig.) >=0,05 thi không có cơ sở bác bỏ giả thiết H0
Mức ý nghiã ( Sig.) <0,05 thì bác bỏ giả thiết H0
Nhìn chung yếu tố môi trường và không khí làm việc được nhân viên đánh giá khá cao, mức điểm bình quân đạt được từ 3,68 đến 4,03. Yếu tố được đánh giá cao nhất đó là mối quan hệ của mọi người ( giữa nhân viên với nhau) với mức điểm bình quân là 4,03 trong đó có 25 người (20,7%) cho rằng mọi người rất thân thiện với nhau, 75 người (62%) thân thiện và 21 người (17,4%) bình thường. Được sống trong sự hoà đồng của tập thể đó là điều mà bất cứ cá nhân nào cũng mong muốn có được. Việc mọi người sống luôn vui vẽ, thân thiện sẽ là cho không khí làm việc trở nên nhẹ nhàng hơn, dễ chịu hơn. Thực tế khảo sát tại khách sạn Xanh cho ta thấy có đến hơn 82% nhân viên đồng ý là mọi người thân thiện chứng tỏ khoảng cách giữa các nhân viên trong khách sạn là rất nhỏ, mọi người thấy gần gũi nhau hơn, đoàn kết hơn trong công việc cũng như những vấn đề khác liên quan đến đời sống riêng tư của mỗi người. Trên cơ sở đó mọi người luôn sẵn sàng giúp đỡ nhau cùng tiến bộ trong công việc cũng như chia sẽ với nhau tất
cả những gì mà mọi người cho là cần thiết kể cả những điều trong cuộc sống thường ngày. Điểm trung bình đạt được là 3,89 với 93 người (76,9%) cho rằng mọi người sẵn sàng giúp đỡ nhau cùng tiến bộ, 22 người (18,2%) bình thường, chỉ có 6 người ( 5%) cho là mọi người không sẵn sàng. Việc có một số người cho rằng mọi người vẫn chưa thực sự sẵn sàng giúp đỡ chia sẽ với nhau có thể do tính cách của một số người luôn sống khép mình nên họ thường không muốn tiếp xúc với nhiều người. Đây cũng là điều thường tình bởi vì trong một tập thể về tính cách thì không thể đòi hỏi tất cả mọi người đều như nhau mà có người tính như thế này người tính như thế khác. Nhưng nhìn chung mọi người trong khách sạn đều tỏ ra thân thiện và sẵn sàng giúp đỡ chia sẽ với nhau. Bản thân tôi cũng thấy được điều này trong quá trình thực tập tại khách sạn. Trong thời gian này tôi đã được mọi người nhiệt tình giúp đỡ rất nhiều trong việc thực hiện các công việc tại khách sạn, mặc dù đó chỉ là những việc đơn giản nhưng các anh chị tỏ ra rất hứng thú và nhiệt tình để hướng dẫn cho tôi. Và hàng ngày mọi người vẫn nói chuyện với nhau một cách rất thân thiện và cởi mở.
Ngoài mối quan hệ với đồng nghiệp thì cũng cần phải quan tâm đến mối quan hệ giữa nhân viên với các cấp lãnh đạo trong công ty. Bởi vì nếu nhân viên mất niềm tin với lãnh đạo thì họ sẽ không nhiệt tình làm việc. Trong công ty, các nhà lãnh đạo phải là những người hết sức chuẩn mực với tất cả những hành động cũng như lời nòi của mình. Nhân viên thường rất quan tâm đến những hàng vi cư xử hàng ngày của sếp và xem sếp là thần tường và làm mục tiêu để phấn đấu. Vầy các nhà lãnh đạo phải làm thế nào để tạo cho mình một uy tín đối với nhân viên để từ đó làm tăng thêm niềm tin của họ vào doanh nghiệp. Sau khi khảo sát vấn đề này tại khách sạn Xanh thì yếu tố tác tác phong
của lãnh đạo được nhân viên đánh giá chưa thực sự cao với điểm trung bình đạt được là
3,68 trong đó có 69 người (57%) cho là lãnh đạo có tác phong hoà nhã đối với nhân viên còn 52 người còn lại (43%) cho là bình thường, với Sig.<0,05 ta cũng không có cơ sở để nhận định rằng lãnh đạo có tác phong hoà nhã với nhân viên. Với việc có đến 43% nhân viên đánh giá yếu tố tác phong lãnh đạo ở mức bình thường thì đây là điều mà khách sạn cũng phải lưu tâm. Bởi vì theo tâm lý chung người đánh giá sẽ không cảm thấy khó xử khi đưa ra một đánh giá tốt về cấp trên của mình, trong khi đó họ sẽ luôn cân nhắc khi đưa ra những nhận định xấu. Thay vì họ đánh giá ở mức không hoà nhã thì họ đánh
giá ở mức bình thường hay mức không ý kiến. Trong nhóm đánh giá bình thường này có thể có người chưa thật sự hài lòng về mức độ hoà nhã, gần gũi của lãnh đạo đối với mình nhưng còn mang tâm lý e ngại nên họ chưa dám khẳng định chắc chắn.
Trong một tổ chức nếu mọi người được tự do đóng góp ý kiến và người lãnh đạo luôn luôn lắng nghe và cố gắng chắc lọc ra những ý kiến có lợi cho hoạt động của tổ chức thì tổ chức đó sẽ phát triễn rất nhanh chóng. Trong công ty nếu các ban lãnh đạo luôn luôn biết tôn trọng và lắng nghe ý kiến của nhân viên thì người lãnh đạo đó sẽ có thể điều khiển doanh nghiệp của mình một cách hiệu quả vì nhân viên chính là người tiếp xúc trực tiếp với công việc hàng ngày và từ đó họ biết được mặt nào là được mặt nào còn hạn chế trong cách vận hành cũng như trong cách thực hiện công việc. Việc lãnh đạo biết tôn trọng và lắng nghe ý kiến của nhân viên sẽ giúp cho nhân viên tự tin hơn khi tiếp xúc với lánh đạo và họ có thể mạnh dạn trình bày những điều mà mình chưa hài lòng từ đó giúp cho cách nhà lãnh đạo có cái nhìn cụ thể hơn tình hình hiện tại của công ty. Tại khách sạn Xanh trong mẫu điều tra tỉ lệ nhân viên đánh giá lãnh đạo của khách sạn luôn tôn trọng và lắng nghe ý kiến của nhân viên là 76,9% tương ứng với 93 người trong đó có 16 người đánh giá rất tôn trọng, tỉ lệ đánh giá bình thường là 23,1%. Với việc nhân viên đánh giá khá cao về thái độ của lãnh đạo đối với nhân viên đã làm cho điểm trung bình đạt được cũng khá cao 3,9 xấp xỉ mức 4. Qua đó ta thấy được nhân viên khá hài lòng về thái độ của lãnh đạo đối với nhân viên. Đây là điều rất tốt đối với công ty trong việc góp phần nâng cao sự hài lòng của nhân viên đối với doanh nghiệp.
Như vậy ta có thể thấy được rằng nhân viên cảm thấy hài lòng với môi trường và không khí làm việc tại khách sạn. Với giá trị trung bình đạt được là 3,88, kiểm định ở mức 4 và giá tri Sig.>0,05 ở yếu tố đánh giá chung về môi trường và không khí làm việc đã cho ta thấy rõ điều đó.
Bảng 12 Kết quả kiểm định về sự biệt trong đánh giá của các nhóm nhân viên đối với môi trường và không khí làm việc
Yếu tố
Biến độc lập
1.Mức độ thân thiện của mọi người ns ns * ns ns
2.Sự giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ ns ns ns ns(3) ns
3.Tác phong của lãnh đạo ns * * * ns
4.Thái độ của lãnh đạo đối với nhân viên ns ns * ns ns
5. Đánh giá chung về môi trường và
không khí làm việc ns ns * *(3) ns
(Nguồn: Kết quả điều tra tháng 03/2010) Ghi chú: (1): Sử dụng phương pháp Independent Samples T-Test
(2): Sử dụng phương pháp One - Way ANOVA (3):Sử dụng phương pháp Kruskal-Wallis - Giả thuyết cần kiểm định:
H0: Không có sự khác biệt giữa biến yếu tố và biến phụ thuộc H1: Có sự khác biệt giữa biến yếu tố và biến phụ thuộc
Nếu: ns ( non - significant): không có ý nghĩa về mặt thống kê (Sig.>0,05) *: Sig.<0,05 : Có sự khác biệt
Kết quả kiểm định ở bảng 12 cho thấy không có sự khác biệt giữa hai biến độc lập là giới tính và vị trí làm việc. Ở yếu tố đánh giá chung về môi trường và không khí làm việc có sự khác biệt ở các nhóm nhân viên được phân theo độ tuổi và thâm niên làm việc, những người đã gắn bó lâu dài với công ty thì thường cảm thấy hài lòng về môi trường và không khí làm việc hơn so với những người mới làm việc tại công ty. Đó cũng là lý do dẫn đến sự khác biệt ở các khía cạnh cụ thể chủ yếu xuất hiện ở nhóm nhân viên được phân theo hai tiêu chí này và tập trung ở yếu tố tác phong lãnh đạo của doanh nghiệp. Nhóm nhân viên từ 40 – 50 tuổi và trên 50 tuổi có sự đánh giá cao về sự hoà nhã của lãnh đạo đối với mọi người, nhóm từ 40 tuổi trở xuống thì tỏ ra chưa hài lòng lắm. Nhân viên làm việc tại công ty trên 10 năm đánh giá cao về sự tôn trọng và lắng nghe ý kiến của lãnh đạo đối với nhân viên (4,22), trong khi nhóm nhân viên chỉ mới làm việc tại khách sạn thì chưa có được sự hài lòng về vấn đề này (3,5), tất nhiên đối với nhóm nhân viên đã có thời gian làm việc lâu tại khách sạn như thế thì dường như họ đã trở thành “công thần” của công ty nên lãnh đạo sẽ tôn trọng và lắng nghe họ nhiều hơn.
2.2.3.4. Đánh giá về lương bổng và chế độ đãi ngộ, phúc lợi.
Lương bổng và chế độ đãi ngộ là một mối quan tâm hàng đầu của người lao động, là yếu tố ảnh hưởng mãnh mẽ đến sự hài lòng của nhân viên đối với doanh nghiệp. Trong chính sách về thu nhập có một số vấn đề mà doanh nghiệp cần phải quan tâm đó là : Mức thu nhập của nhân viên, sự công bằng trong thu nhập giữa nhân viên, các khoản phúc lợi ngoài lương để khuyến khích nhân viên được thực hiện như thế nào? Các chế độ theo luật định được thực hiện ra sao?...
Để có cái nhìn tổng quát sự đánh giá về chế độ lương bổng và phúc lợi tại khách sạn ta có thể quan sát biểu đồ 4 dưới đây.
Biểu đồ 4: Đánh giá chung của nhân viên về chế độ lương bổng và đãi ngộ của khách sạn
Nhìn chung thì đa số nhân viên đã có sự hài lòng đối với chế độ lương bổng và phúc lợi tại khách sạn thể hiện qua gần 70% nhân viên đánh giá hài lòng. Tuy nhiên bên cạnh đó là cũng có thể nhận thấy được rằng tỉ lệ nhân viên chưa thực sự hài lòng vẫn còn chiếm một tỉ lệ khá lớn. Có đến 30,6% nhân viên chưa thực sự hài lòng về vấn đề này trong đó có 5% đánh giá không hài lòng và 25,6% vẫn còn có thái độ trung dung.
Để có cái nhìn một cách cụ thể vấn đề này tại Khách sạn Xanh chúng ta cùng nhau xem xét nhân viên tại khác sạn Xanh đánh giá như thế nào về các khía cạnh cụ thể của chế độ lương bổng và chính sách đãi ngộ của công ty.
5 25,6 66,1 3,3 0 10 20 30 40 50 60 70 Không hài
lòng Bình thường Hài lòng Rất hài lòng
Bảng 13: Kiểm định giá trị TB về đánh giá của nhân viên về lương bổng và chế độ đãi ngộ, phúc lợi
Các yếu tố Giá trị TB Giá trị KĐ Mức ý nghĩa (Sig)
1.Lương so với thị trường chung 3.58 4 0,000
2.Tiền lương có tương xứng với CV 3.64 4 0,000
3.Sự công bằng trong PP thu nhập 3.94 4 0,127
4.Sự hài lòng với chế độ đãi ngộ 3.93 4 0,118
5. Đánh giá chung về thu nhập 3,68 4 0,000
(Nguồn: Kết quả điều tra tháng 03/2010) Ghi chú: (1) Thang điểm Likert:
Với:
- Yếu tố 1: Từ 1: rất thiếu đến 5: rất đủ
- Yếu tố 2: Từ 1: rất không tương xứng đến 5: rất tương xứng - Yếu tố 3: Từ 1: rất không công bằng đến 5: rất công bằng - Yếu tố 4,5: Từ 1: rất không hài lòng đến 5: rất hài lòng (2) Giả thuyết: H0: µ= Giá trị kiểm định (Test value)
H1: µ≠ Giá trị kiểm định (Test value)
(3) Nếu:Mức ý nghĩa (Sig.) >=0,05 thi không có cơ sở bác bỏ giả thiết H0
Mức ý nghiã ( Sig.) <0,05 thì bác bỏ giả thiết H0
Nhân viên khách sạn chưa thực sự hài lòng với chính sách lương bổng của công ty, thể hiện ở số điểm các yếu tố đạt được chỉ dao động từ 3,58 đến 3,94 với mức điểm bình quân chung của các yếu tố chỉ đạt 3,7 trên 5 điểm của thang đo sự hài lòng. Kiểm định Test Value ở mức 4 chỉ có yếu tố 3 có mức ý nghĩa (Sig) >0,05 và đặc biệt yếu tố
đánh giá chung về thu nhập có mức Sig.<0,05 cho ta thấy được điều đó.
Hiện nay công ty đang áp dụng chính sách trả lương theo chức danh của nhân viên và trong mỗi chức danh lại được chia theo từng nhóm công việc để trả lương, mỗi nhóm như thế sẽ có một mức lương nhất định. Hiện nay thu nhập bình quân đầu người trên tháng tại khách sạn vào khoảng 1,6 triệu đồng. Đây là một mức thu nhập bình quân không cao so với tình hình kinh tế xã hội ngày nay. Khi nói về mức lương hiện tại là
bằng mức lương chung của thị trường thì có 58 người (47,9%) đồng ý với ý kiến này, 48 người (39,7%) bình thường và 15 người (12,4%) không đồng ý. Đa số những người làm việc tại khách sạn lâu năm đều có mức thu nhập lớn hơn những người mới vào làm việc sau này bởi vì những người này đã có kinh nghiệm trong nghề nên được giữ những chức vụ cao hơn vì thế nên mức lương lớn hơn. Trong năm qua ( năm 2009) mặc dù kinh doanh thua lỗ nhưng công ty cũng đã cố gắng hết sức để đảm bảo mức thu nhập cho cán bộ công nhân viên để họ có thể đảm bảo được đời sống cá nhân để từ đó yên tâm và cống hiến cho công ty hết lòng. Tuy nhiên theo như thống kê thì có nhiều người tỏ vẻ không hài lòng về mức lương hiện tại của họ nếu so sánh với mức lương chung của thị trường.
Sự hài lòng đối với chế độ lương bổng còn được thể hiện ở chổ doanh nghiệp có trả lương tương xứng với công sức mà nhân viên đã bỏ ra không? Tại công ty không áp dụng chính sách trả lương theo kết quả của công việc, vì vậy đôi khi sự nổ lực làm việc của nhân viên không được đền đáp một cách xứng đáng do đó trong quá trình họ thực