trình quảng cáo của BIDV Huế. Bên cạnh đó, việc tìm kiếm các thông tin về BIDV Huế cũng không hề dễ dàng. Điều này cho thấy công tác truyền thông thương hiệu BIDV chưa thật sự hiệu quả, dẫn đến khách hàng đánh giá không cao đối với hai ý kiến trên. Chính thiếu sót này đã cộng hưởng cùng các nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng mức độ nhận diện của khách hàng đối với thương hiệu BIDV khá thấp so với các ngân hàng khác trong địa bàn tỉnh.
e. Sự cạnh tranh
Khi trên thị trường xuất hiện quá nhiều thương hiệu cạnh tranh thì cơ hội để một thương hiệu được ghi nhớ sẽ giảm xuống. Lĩnh vực ngân hàng tại Thừa Thiên Huế chưa bao giờ chứng kiến sự xuất hiện của đông đảo các ngân hàng như hiện nay. Có nhiều nơi, chỉ trên một trục đường giao thông chưa đầy một cây số, ta có thể bắt gặp trụ sở giao dịch của gần 10 ngân hàng khác nhau với đầy đủ các màu sắc, phông chữ của các biển hiệu, logo đặc trưng của ngân hàng như ở Hùng Vương, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Huệ. Chính điều này đã làm phân tán sự tập trung của khách hàng để có thể lưu giữ được các hình ảnh rõ ràng về một thương hiệu nào đó. Đó là lí do dẫn đến tổng mức độ nhận diện của khách hàng đối với một thương hiệu rất khó để nâng lên và đặc biệt, nếu ngân hàng đó thiếu một chiến lược quảng bá thương hiệu sâu rộng và khác biệt đến khách hàng, thì cơ hội được ghi nhớ sẽ càng thấp. Để minh chứng cho nhận định đó, chúng ta xem xét kiểm định giá trị trung bình mức đồng ý của các khách hàng không nhận biết được thương hiệu BIDV:
Bảng 24: Kiểm định One – Sample T Test
đối với ý kiến của nhóm khách hàng không nhận biết được BIDV Tiêu chí
GTTB GTKĐ Mức ý nghĩa
Nhiều NH nên không phân biệt được 4,14 4 0,088
Không muốn tìm hiểu ngân hàng mới 3,96 4 0,887
Logo các ngân hàng gần giống nhau 3,43 3 0,031
(Nguồn: Số liệu điều tra và xử lí 2010)
Với mức sig (2 – tailed) = 0,088 >0,05 nên chúng ta có cơ sở để chấp nhận Ho (tức GTTB = 4). Điều đó có nghĩa rằng họ đồng ý với ý kiến là có quá nhiều ngân hàng nên không thể nhận ra được thương hiệu BIDV. Hiện nay với tình trạng logo các ngân hàng nhan nhãn với sự tương đồng trong màu sắc và thiết kế gây nên nhiều cản trở cho khách
lượng dịch vụ các ngân hàng cạnh tranh. Khách hàng đưa ra lí do không nhận biết được BIDV là bởi vì hiện tại họ đang sử dụng dịch vụ của ngân hàng khác, mà đa số là đang sử dụng Vietcombank, và cảm thấy rất hài lòng với chất lượng dịch vụ tại đó nên họ không muốn tìm hiểu thêm về các ngân hàng khác (Xem phụ lục 10).
2.2.2.2.9 Đánh giá chung về công tác thương hiệu BIDV chi nhánh Huế
Thông qua quá trình phân tích, đánh giá trên đây cho thấy rằng công tác xây dựng thương hiệu, đưa thương hiệu BIDV vào nhận thức khách hàng của Chi nhánh Huế bên cạnh những thành tựu vẫn còn nhiều mặt hạn chế và thiếu sót, cụ thể:
a. Những thành tựu
Tại Thừa Thiên Huế, với những cố gắng trong xây dựng và phát triển thương hiệu, BIDV đạt được tổng mức nhận diện thương hiệu của khách hàng là 76,7%.
Trong đó, những yếu tố quan trọng của thương hiệu như tên ngân hàng, logo, màu sắc, trụ sở giao dịch, đồng phục nhân viên đều được khách hàng nhận biết.
Với những nỗ lực trong suốt quá trình tồn tại và hoạt động của mình, BIDV đã tạo được trong tâm trí khách hàng hình ảnh một ngân hàng thương mại Nhà Nước uy tín, vững mạnh, mang lại những giải pháp tài chính an toàn, tin cậy cho các khách hàng của mình. Không những thế, BIDV Huế còn để lại hình ảnh đẹp trong lòng khách hàng với ấn tượng một ngân hàng luôn hết mình quan tâm đến đời sống cộng đồng, luôn luôn vì người nghèo, vì những người có hoàn cảnh khó khăn.
Với những khách hàng đã và đang sử dụng dịch vụ tại BIDV Huế, họ đánh giá cao chất lượng những sản phẩm mà ngân hàng cung cấp, cùng với các điều kiện vật chất và công nghệ ngân hàng hiện đại, BIDV đã tạo ra được niềm tin mạnh mẽ, được khách hàng tin tưởng và lựa chọn là nơi để thỏa mãn các nhu cầu của họ.
b. Những hạn chế
Bên cạnh 76,7% khách hàng nhận biết được BIDV thì 23,3% còn lại không nhận diện được BIDV dù đã có những gợi ý hết sức rõ ràng. Bên cạnh các khách hàng nhớ được các yếu tố nhận diện thương hiệu BIDV thì vẫn có các khách hàng rất mơ hồ đối với các yếu tố đó.
Các chương trình truyền thông quảng bá về thương hiệu và sản phẩm, dịch vụ vẫn chưa hiểu quả, chưa truyền tải được sâu rộng đến các khách hàng mục tiêu.
trên không được khắc phục sẽ dẫn đến tình trạng mất khách hàng khi mà các ngân hàng khác hiện đang rất nỗ lực trong công tác phát triển khách hàng mới với hàng loạt những chương trình khuyến mãi rầm rộ, đặc biệt trong thời gian qua.
Những thực tế trên chỉ ra rằng BIDV đang cần nỗ lực hơn nữa, không chỉ trong công tác chăm sóc khách hàng, không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ để thỏa mãn nhu cầu đa dạng mà còn cần tập trung hơn nữa vào các chương trình truyền thông thương hiệu, quảng bá hình ảnh đến đông đảo khách hàng để hình ảnh BIDV có cơ hội trở thành cái tên đầu tiên trong tiềm thức của họ mỗi khi họ phát sinh nhu cầu về dịch vụ tài chính.