- Phân theo nguồn hình thành:
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường thì việc sử dụng đồng vốn một cách hiệu quả là một yếu tố quyết định sự thành bại của công ty. Công tác quản lý doanh nghiệp nói chung và đánh giá hiệu quả sử dụng vốn nói riêng đã trở thành công cụ sắc bén trong công tác quản lý doanh nghiệp, góp phần vào việc tìm ra các giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp.
Quá trình phân tích tình hình và hiệu quả sử dụng vốn của công ty cho thấy hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh đang được cải thiện dần, hoạt động sản xuất kinh doanh đi vào ổn định có hiệu quả, mang lại lợi nhuận khá cao. Tình hình vốn kinh doanh của công ty cổ phần TVTK GTVT 4 đã cải thiện đáng kể qua ba năm, trang thiết bị máy móc ngày càng hiện đại, đời sống nhân viên ngày càng cao, thực hiện tốt nghĩa vụ đối với nhà nước.
Ngoài những thành quả mà công ty đạt được trong ba năm báo cáo. Khi đi vào tình hình cụ thể chúng ta thấy rằng, mặc dù hiệu quả sử dụng vốn chưa cao, số vốn huy động chủ yếu là từ vốn vay, tình hình công nợ còn cao, hiệu quả sử dụng vốn cố định còn thấp. Những điều này đã ảnh hưởng ảnh hưởng xấu đến kết quả kinh doanh của công ty.
Để đạt được mục tiêu sử dụng đồng vốn kinh doanh đạt hiệu quả cao thì công ty cần phát huy tối đa những mặt mạnh, đồng thời khắc phục các yếu kém hạn chế về tình hình công nợ, mở rộng thị trường kinh doanh và quan trọng hơn hết là nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
Trong thời gian tới đòi hỏi công ty phải khai thác tốt đồng vốn mà mình có được, đồng thời tranh thủ được sự chỉ đạo của tỉnh ủy, UBND tỉnh và các ban ngành có liên quan để đạt được hiệu quả cao trong việc sử dụng vốn kinh doanh của đơn vị để phát triển bền vững về mọi mặt. Hy vọng, năm 2010 và các năm sau công ty sẽ sử dụng vốn ngày càng hiệu quả hơn nữa nâng cao khả năng cạnh tranh trên thương trường.
2. Kiến nghị
2.1. Đối với nhà nước, cơ quan có chức năng
Thứ nhất: Nhà nước cần hoàn thiện hệ thống pháp luật về xây dựng công trình, ban hành các văn bàn pháp quy về quản lý chất lượng công trình xây dựng.
Thứ hai: Nhà nước cần có chính sách thuế suất, thuế nhập khẩu hợp lý, để công ty có điều kiện nhập các máy móc công nghệ hiện đại từ nước ngoài nhằm nâng cao năng suất lao động và giảm thiểu chi phí sản xuất.
Thứ ba: Với giá cả leo thang như hiện nay thì nhà nước cần có chính sách bình ổn giá cả thị trường đồng thời cần tạo một hành lang pháp lý, môi trường kinh doanh lành mạnh cho doanh nghiệp.
Thứ tư: Tạo điều kiện và cho phép doanh nghiệp xây dựng áp dụng phương pháp khấu hao nhanh tài sản cố định, tạo cho các doanh nghiệp sớm thu hồi vốn nhằm đầu tư sản xuất.
2.2. Đối với công ty
Thứ nhất: Tích cực mở rộng thị trường kinh doanh rộng lớn trong lĩnh vực khảo sát, thiết kế, thi công công trình.
Thứ hai: Thu hút lực lượng lao động từ bên ngoài để bổ sung, thay thế hàng năm cho công ty.
Thứ ba: Mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh trên tất cả lĩnh vực của công ty.
Thứ tư: Công ty cần tăng cường thu nợ, nhất là nợ đọng kéo dài nhiều năm, mà vốn bỏ ra kinh doanh chủ yếu là từ đi vay.
Thứ năm: Tiếp tục bổ sung, hoàn thiện các nội quy, quy chế về quản lý trong nội bộ công ty. Tăng cường tiết kiệm, cắt giảm chi phí đến mức tối thiểu đối với tất cả các khâu trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Thứ sáu: Cần quan tâm tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công nhân viên có đủ năng lực, chuyên môn nghiệp vụ. Nhanh chóng ứng dụng công nghệ thông tin cho đội ngũ cán bộ vào trong quá trình sản xuất kinh doanh.