- Phân theo nguồn hình thành:
CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TVTK GTVT
3.1.2.2. Tài sản cố định
Nhìn vào biểu đồ 9 ta thấy, tổng tài sản cố định của công ty biến đổi không ngừng qua các năm.
Năm 2007 tổng tài sản cố định của công ty là 9.773,8 triệu đồng. Đến năm 2008 tổng tài sản của công ty tăng lên 9.851,1 triệu đồng nghĩa là tăng 80,3 triệu đồng tương ứng tăng 0,82%. Sang năm 2009 tổng tài sản của công ty lại tăng lên là 10.946,2 triệu đồng nghĩa là tăng 1.092,1 triệu đồng tương ứng tăng 11,08% so với năm 2008. Năm 2008, tổng tài sản cố định tăng là do hiệu quả mà các thiết bị, dụng cụ quản lý mang lại vẫn tương đối ổn định, bên cạnh đó công ty còn thanh lý một số thiết bị, dụng cụ quản lý có khả năng tạo ra lợi nhuận kém. Năm 2009, tổng tài sản cố định của công ty tăng lên so với năm 2008. Thực tế trên được lý giải là do trong năm này công ty đã trúng thầu nhiều công trình lớn như: Lập DAĐT QL8A Km 0 - Km 37 (2,5 tỷ); thiết kế đoạn Trà Vân - Xã Hiếu (ban 46) (3,5 tỷ).... nhiều công trình với doanh thu trên 1,5 tỷ. Do đó công ty phải mua thêm máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải. Điều này làm cho tổng tài sản cố định của công ty tăng lên. Tuy nhiên tốc độ tăng khá chậm, sự tăng chậm này là do trong năm này công ty chỉ đầu tư nâng cấp thêm những máy móc, thiết bị cũ.
Sự tăng lên của tài sản cố định chứng tỏ công ty không ngừng đầu tư, phát triển và hiện đại hóa thiết bị máy móc, giúp cho việc phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh tốt hơn, hoàn thành công trình đúng kế hoạch tiến độ được giao giúp công ty nâng cao uy tín đối với khách hàng. Điều này chứng tỏ năng lực và phạm vi hoạt động của công ty ngày càng rộng lớn và chiếm được thị phần trên thị trường tư vấn khảo sát công trình khu vực Miền Trung.
Thứ nhất máy móc thiết bị
Nhìn vào biểu đồ 10 ta thấy, trong số các loại tài sản cố định thì máy móc thiết bị hầu như chiếm tỷ trọng khá lớn. Năm 2007, giá trị máy móc thiết bị của công ty là 4.660,4 triệu đồng chiếm 47,69% trong tổng TSCĐ. Đến năm 2008, giá trị máy móc thiết bị giảm xuống còn 2.652,9 triệu đồng nghĩa là giảm 2.007,5 triệu đồng tương ứng giảm 43,07% so với năm 2007 (Phụ lục IV). Nguyên nhân là do công ty đã tiến hành thanh lý một số máy móc thiết bị mà đã hết hạn sử dụng, mang lại lợi nhuận kém cho công ty. Sang năm 2009, giá trị máy móc thiết bị của công ty tăng lên đến 4.746,6 triệu đồng nghĩa là tăng 2.093,7 triệu đồng tương ứng tăng 78,92% so với năm 2007. Nguyên nhân là do trong năm này công ty đã trúng thầu nhiều công trình lớn đòi hỏi công ty phải mua thêm máy móc thiết bị phục vụ cho việc thi công các công trình đúng kế hoạch tiến độ. Mặt khác, công ty còn nâng cấp thêm những máy móc cũ hoạt động kém hiệu quả.
Thứ hai phương tiện vận tải
Nhìn vào biểu đồ 11 ta thấy, phương tiện vận tải biến động không ngừng qua 3 năm, nhóm phương tiện vận tải chủ yếu là phương tiện phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh như ô tô để vận chuyển máy móc từ công trình này đến công trình khác, máy ủi phục vụ cho việc kháo sát công trình .... Cụ thể, năm 2007, giá trị các loại phương tiện vận tải của công ty là 2.254,1 triệu đồng chiếm 23,06% trong tổng TSCĐ của công ty. Đến năm 2008, giá trị
các loại phương tiện vận tải của công ty là 2.254,1 triệu đồng chiếm 22,87% nghĩa là giá trị các loại phương tiện vận tải giữ nguyên qua hai năm 2007 - 2008. Sang năm 2009, giá trị các loại phương tiện vận tải của công ty là 3.258,7 triệu đồng chiếm 29,77% trong tổng TSCĐ của công ty nghĩa là tăng 1.004,6 triệu đồng tương ứng tăng 44,57% so với năm 2008. Nguyên nhân của thực tế trên là do phương tiện vận tải tồn tại ngay từ buổi ban đầu thành lập công ty, càng ngày càng cũ đi cho nên hiệu quả chúng mang lại không đảm bảo do vậy công ty phải tu sửa, mua máy mới. Mặt khác, năm 2009 công ty trúng thầu các công trình lớn đòi hỏi phải đầu tư thêm phương tiện vận tải để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Thứ ba nhà cửa, vật kiến trúc
Nhìn vào biểu đồ 12 ta thấy, giá trị nhà cửa, vật kiến trúc qua các năm cũng có sự biến đổi liên tục. Cụ thể, năm 2007, giá trị nhà cửa vật kiến trúc là 2.652,9 triệu đồng chiếm 27,14% trong tổng TSCĐ của công ty. Đến năm 2008, giá trị nhà cửa vật kiến trúc là 4.686,4 triệu đồng chiếm 47,56% trong tổng TSCĐ của công ty nghĩa là tăng 2.033,5 triệu đồng tương ứng tăng 76,65% so với năm 2007. Nguyên nhân là do, năm 2008 công ty xây dựng lại phòng thí nghiệm và trang bị thêm các vật liệu phục vụ cho bộ phận thiết kế. Sang năm 2009, giá trị nhà cửa vật kiến trúc của công ty giảm xuống còn 2.652,9 triệu đồng nghĩa là giảm 2.033,5 triệu đồng tương đương với giảm 43,39% so với năm 2008. Nguyên nhân là do năm 2009 công ty thanh lý một số nhà không cần thiết để quy hoạch về một địa điểm thuận lợi cho việc hoạt động kinh doanh của công ty hơn.
Thứ tư thiết bị dụng cụ quản lý, TSCĐ khác
Thiết bị dụng cụ quản lý, tài sản cố định khác cũng có sự tăng lên về mặt giá trị qua các năm. Điều này chứng tỏ công ty đã đầu tư thêm các dụng cụ quản lý nhằm bảo vệ an toàn tài sản của công ty bởi vì quy mô của công ty ngày càng lớn mạnh thì điều này là rất cần thiết.
Tóm lại, qua bảng phân tích tình hình biến động TSCĐ của công ty qua 3 năm 2007 - 2009, ta thấy TSCĐ của công ty đều tăng trong đó nhóm TSCĐ máy móc thiết bi, phương tiện vận tải, nhà cửa vật kiến trúc chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng TSCĐ của công ty và biến động qua các năm. Chứng tỏ năng lực hoạt động của công ty ngày càng lớn mạnh.
Trên thực tế TSCĐ tăng được đánh giá là tích cực, cho thấy công ty đã chú trọng vào việc đầu tư nâng cấp, thay thế máy móc thiết bị nhằm giúp cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty được ổn định và tạo được tâm lý an tâm sản xuất cho cán bộ công nhân viên. Tuy nhiên giá trị TSCĐ tăng cũng chưa chắc là tốt và giảm xuống cũng không hẳn là xấu, do đó phải xem xét sự tăng lên có đem lại hiệu quả hay không sẽ được phản ánh qua bảng số 4:
Bảng 4: Sức sinh lời của TSCĐ
ĐVT: Triệu đồng
+/- % +/- %LN sau thuế (tr.đ) 1.102 1.918 1.303 816 74,05 -615 -32,06 LN sau thuế (tr.đ) 1.102 1.918 1.303 816 74,05 -615 -32,06
TSCĐ bình quân (tr.đ) 4.354 3.184 3.107 -1.170 -26,87 -77 -2,41
Sức sinh lời TSCĐ (lần) 0,25 0,6 0,42 0,35 140 -0,18 -30
(Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty 3 năm 2007-2009)
Nhìn vào bảng số 4 ta thấy, sức sinh lời TSCĐ biến động qua các năm. Cụ thể, năm 2007, sức sinh lời TSCĐ là 0,25 (lần). Đến năm 2008, sức sinh lời TSCĐ của công ty là 0,6 (lần) nghĩa là tăng 0,35 (lần) tương ứng tăng 140% so với năm 2007, chứng tỏ công ty đã chú trọng đầu tư vào TSCĐ nhiều để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty nhưng do trong năm nay nhiều công trình thi công còn dở dang đem về lượng lợi nhuận ít làm cho sức sinh lời của năm 2008 tăng không lớn lắm so với năm 2007. Sang năm 2009, sức sinh lời TSCĐ của công ty là 0,42 (lần) nghĩa là giảm 0,18 (lần) tương ứng giảm 30% so với năm 2008, cho thấy mức trang bị TSCĐ chưa hợp lý. Năm 2008 sức sinh lời TSCĐ tăng đạt mức cao nhất trong 3 năm, chứng tỏ việc đầu tư TSCĐ trong năm này được sử dụng một cách hợp lý, giúp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định. Tuy nhiên qua 3 năm nhìn chung sức sinh lời TSCĐ vẫn còn thấp, chứng tỏ hiệu quả sử dụng TSCĐ còn chưa tốt, công ty chưa khai thác hết công suất của TSCĐ, làm cho tình trạng đầu tư vào TSCĐ nhiều mà không sử dụng hết gây thất thoát lãng phí.
Tóm lại, qua số liệu và phân tích ở trên ta thấy mặc dù công ty đã chú trọng đầu tư vào TSCĐ là lớn nhưng hiệu quả, sức sinh lời của TSCĐ đem lại chưa cao, đặc biệt năm 2007 mặc dù TSCĐ đầu tư là 9.773,8 triệu đồng khá nhiều nhưng sức sinh lời lại chưa cao. Đây là một vấn đề mà công ty cần có những giải pháp để giải quyết, do đặc thù của công ty TSCĐ chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng tài sản của công ty.