- Phân theo nguồn hình thành:
CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TVTK GTVT
3.5. Đánh giá hiệu quả sử dụng tổng vốn của Công ty
Nhìn chung, trong những năm qua mặc dù còn gặp nhiều khó khăn nhưng công ty cũng không ngừng cố gắng và đã mang lại kết quả đáng ghi nhận. Để có cái nhìn cụ thể hơn về vấn đề này chúng ta đi vào phân tích một số chỉ tiêu sau :
Hiệu suất sử dụng vốn
Qua biểu đồ 19 ta thấy, hiệu suất sử dụng vốn của công ty qua 3 năm biến động không ngừng lần lượt là : 1,29; 1,499; 1,012 lần lượt ở các năm 2007, 2008, 2009. Nghĩa là vào năm 2007 cứ một đồng vốn mà công ty bỏ vào sản xuất kinh doanh thì thu được 1,29 đồng doanh thu, sang năm 2008 tăng lên 1,499 đồng nhưng đến năm 2009 giảm xuống còn 1,012 đồng doanh thu trên 1 đồng vốn kinh doanh. Sở dĩ qua các năm có sự biến động như vậy nguyên nhân là do trong giai đoạn 2007 - 2008, mức tăng của doanh thu nhanh hơn mức tăng của vốn kinh doanh cụ thể, mức tăng doanh thu là 48,3%, mức tăng vốn kinh doanh chỉ có 27,765%. Ngược lại trong giai đoạn 2008 - 2009, doanh thu giảm đi đáng kể nhưng vốn kinh doanh lại tăng lên nhiều. Cụ thể, doanh thu giảm 10,53%, vốn kinh doanh tăng 32,54% (Phụ lục VIII).
Điều này cho thấy số vốn mới được đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh chưa phát huy được hiệu quả. Nghĩa là trong giai đoạn này công ty chưa quản lý và sử dụng vốn kinh doanh tốt để mang lại hiệu quả cho công ty.
Hệ số đảm nhiệm vốn
Cùng với sự biến động của hiệu suất sử dụng vốn, nhìn vào biểu đồ 20 ta thấy hệ số đảm nhiệm vốn cũng có sự biến động qua các năm từ 0,774 lần năm 2007 xuống còn 0,667 lần năm 2008 và tăng lên 0,987 lần vào năm 2009. Nghĩa là trong năm 2007 để tạo ra một đồng doanh thu công ty cần sử dụng 0,774 đồng vốn kinh doanh nhưng sang năm 2008 chỉ cần 0,667 đồng. Với hệ số đảm nhiệm vốn như năm 2007 để tạo ra doanh thu như năm 2008 thì công ty bỏ vào sản xuất kinh doanh một lượng vốn kinh doanh là 20.351 triệu đồng nhưng trên thực tế công ty chỉ sử dụng 17.531 triệu đồng vốn kinh doanh, như vậy công ty đã tiết kiệm được 2.820 triệu đồng vốn kinh doanh. Đến năm 2009, với hệ số đảm nhiệm vốn như năm 2008 để tạo ra doanh thu như năm 2009 thì công ty phải bỏ vào hoạt động sản xuất kinh doanh một lượng vốn kinh doanh là 15.691 triệu đồng nhưng trên thực tế công ty đã sử dụng đến 23.235 triệu đồng vốn kinh doanh, như vậy công ty đã lãng phí một lượng vốn kinh doanh là 7.544 triệu đồng vốn kinh doanh (Phụ lục VIII).
Nhìn vào biểu đồ 21 xem xét chỉ tiêu mức doanh lợi ta thấy, mức doanh lợi vốn kinh doanh của công ty biến động không ngừng qua các năm. Cụ thể, năm 2007 mức doanh lợi vốn kinh doanh của công ty 0,08 lần nghĩa là công ty sử dụng 1 đồng vốn kinh doanh thì tạo ra 0,08 đồng lợi nhuận. Sang năm 2008, mức doanh lợi vốn kinh doanh của công ty tăng lên 0,109 lần nghĩa là lợi nhuận của công tăng tương ứng là 0,109 đồng trên một đồng vốn kinh doanh. Đến năm 2009, mức doanh lợi vốn kinh doanh của công ty giảm xuống còn 0,056 lần nghĩa là lợi nhuận của công ty giảm xuống còn 0,056 đồng trên một đồng vốn kinh doanh. Như vậy, công ty sử dụng đồng vốn chưa được khả quan.
Tiếp đến ta đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của công ty thông qua chỉ tiêu Lợi nhuận / Doanh thu ta thấy, chỉ tiêu này qua 3 năm lần lượt là 6,2%; 7,3%; 5,5%. Nghĩa là với 100 đồng doanh thu thu được trong kỳ đã mang lại cho công ty 6,2 đồng lợi nhuận vào năm 2007, 7,3 đồng lợi nhuận vào năm 2008 tức là đã 1,1 đồng lợi nhuận hay tăng 17,74% và 5,5 đồng lợi nhuận vào năm 2009 đồng nghĩa với giảm 1,8 đồng hay giảm 24,65% (Phụ lục VIII).
Doanh lợi vốn chủ sở hữu (ROE)
Nhìn vào biểu đồ 22, ta thấy chỉ tiêu doanh lợi vốn chủ sở hữu ROE cũng biến động không ngừng. Cụ thể, tăng dần ở giai đoạn 2007 - 2008, cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu mà công ty sử dụng vào hoạt động kinh doanh sẽ tạo ra 23,2 đồng lợi nhuận ở năm 2007 và tăng lên 33,7 đồng ở năm 2008 nghĩa là tăng 10,5 đồng lợi nhuận tương ứng tăng 45,25%. Trong khi đó đến năm 2009, chỉ có 22,6 đồng lợi nhuận nghĩa là giảm 11,1 đồng tương ứng giảm 32,93%
(Phụ lục VIII). Điều này chứng tỏ công ty sử dụng đồng vốn chưa được hợp lý cho nên hiệu quả mang lại chưa cao.
Doanh lợi tài sản (ROA)
Nhìn vào biểu đồ 23, ta thấy xét về chỉ tiêu doanh lợi tài sản: Với 100 đồng tài sản mà công ty dùng để kinh doanh thì sẽ mang về cho công ty 8,7 đồng lợi nhuận ở năm 2007 và tăng lên 12,9 đồng lợi nhuận ở năm 2008 nghĩa là tăng 4,2 đồng tương ứng tăng 48,27%. Đến năm 2009 giảm xuống còn 6,4 đồng lợi nhuận tức là giảm 6,5 đồng tương ứng giảm 50,38% so với năm 2008 (Phụ lục VIII). Như vậy, khả năng sinh lời của tài sản chưa tốt.
Tóm lại, thông qua những chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh ta thấy công ty dùng vốn đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh chưa thật sự hiệu quả. Nguyên nhân một phần cũng là do giá cả nguyên vật liệu tăng cao, chi phí nguyên vật liệu tăng lên làm cho lợi nhuận bị giảm sút đáng kể. Tuy nhiên, ở năm 2008 mặc dù giá cả nguyên vật liệu tăng cao đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty nói riêng và toàn ngành nói chung. Song trong tình cảnh này công ty đã kiên trì thực hiện nhiều giải pháp tích cực như ứng dụng khoa học kỹ thuật để tăng năng suất lao động, tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu, để hoàn thành nhiều công trình đem về lợi nhuận lớn cho công ty góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty. Mặc dù thế nhưng năm 2009 khi vốn kinh doanh của công ty tăng lên nhiều nhưng lợi nhuận lại bị giảm sút đáng kể cho thấy hiệu quả sử dụng vốn còn kém hiệu quả.