Các khoản phải thu

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của công ty TVTK GTVT 4 (Trang 32 - 34)

- Phân theo nguồn hình thành:

CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TVTK GTVT

3.1.1.2. Các khoản phải thu

Các khoản phải thu phụ thuộc vào: Doanh thu giới hạn của lượng vốn, thời hạn và chính sách thu tiền của công ty. Nhìn vào biểu đồ 7 ta thấy, các khoản phải thu của công ty qua 3 năm 2007 - 2009 biến động không ngừng. Cụ thể, năm 2007 các khoản phải thu của công ty là 3.000,5 triệu đồng chiếm 26,76% trong tổng vốn lưu động. Đến năm 2008 khoản phải thu của công ty tăng lên là 6.168,5 triệu đồng chiếm 35,36% trong tổng vốn lưu động nghĩa là tăng 3.168 triệu đồng tương ứng tăng 105,58% so với năm 2007. Sang năm 2009 các khoản phải thu của công ty giảm xuống 4.366,5 triệu đồng nghĩa là giảm 1.802 triệu đồng tương ứng giảm 29,21% so với năm 2008 (Phụ lục II).

Để đánh giá các khoản phải thu của công ty phù hợp hay không ta đi vào xem xét tỷ số các khoản phải thu so với doanh thu (CKPT/DT).

Nhìn chung, năm 2008 công tác thu tiền của công ty là xấu nhất trong vòng 3 năm chiếm đến 25,48% doanh thu. Trong năm 2007, công tác thu tiền của công ty khả quan hơn chỉ còn chiếm 16,92% doanh thu. Sang năm 2009 do doanh thu tăng nhưng đồng thời các khoản phải thu giảm đáng kể so với doanh thu thì các khoản phải thu trong năm 2009 còn chiếm 18,56% doanh thu (Phụ lục VI). Thực trạng trên là do những nguyên nhân sau:

Năm 2007 các khoản phải thu của công ty là 3.000,5 chiếm 16,92% doanh thu. Đến năm 2008, các khoản phải thu đạt giá trị lớn do phải thu của khách hàng tăng mạnh, bởi vì nhu cầu khảo sát xây dựng trong năm 2008 tăng cao như nhu cầu khảo sát xây dựng các chung cư trên khu vực Miền Trung khá nhiều và nhu cầu mở đường giao thông giao lưu buôn bán ngày càng phát triển. Do đó, trong năm 2008 công ty đã ký kết được nhiều hợp đồng lớn để khảo sát thi công các công trình. Nhưng do một lúc công ty phải triển khai các công trình lớn này nên đến cuối năm 2008 nhiều công trình vẫn chưa hoàn thành làm cho khoản phải thu của khách hàng đạt giá trị lớn. Hơn nữa khoản trả trước cho người bán năm 2008 chiếm tỷ trọng ít nhất trong 3 năm chỉ có 65,7 triệu đồng nghĩa là giảm 22 triệu đồng tương ứng giảm 25,08% so với năm 2007 cho nên các khoản phải thu của khách hàng tăng là điều dĩ nhiên. Năm 2009 các khoản phải thu giảm là do trong năm 2009 công ty đã hoàn thành các công trình theo tiến độ cũng như hoàn thành các công trình dở dang ở năm 2008 để lại, do

vậy khách hàng sẽ thanh toán hết nợ cho công ty theo đúng hợp đồng làm cho các khoản phải thu của khách hàng giảm. Mặt khác năm 2009, khoản trả trước cho người bán là 2.048,9 triệu đồng nghĩa là tăng 1.983,2 tương ứng tăng 301,86% so với năm 2008, vì thế làm cho các khoản phải thu của khách hàng giảm (Phụ lục VI).

Nhìn vào biểu đồ 7 ta thấy, các khoản phải thu trong 3 năm 2007 – 2009 biến động không ngừng. Các khoản phải thu của khách hàng tăng là một dấu hiệu không tốt vì nó làm cho khả năng chiếm dụng vốn của khách hàng tăng, làm giảm khả năng thanh toán cho nên công ty bị giảm khả năng tự chủ nguồn vốn, làm cho vòng quay của vốn lưu động của công ty giảm. Ngược lại các khoản phải thu của khách hàng giảm là một dấu hiệu tích cực làm giảm khả năng bị khách hàng chiếm dụng vốn, giúp cho công ty tăng khả năng thanh toán, tăng vòng quay của vốn, có cơ hội đầu tư tái sản xuất mở rông quy mô tăng lợi nhuận cho công ty.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của công ty TVTK GTVT 4 (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w