Phân tích tình hình nguồn vốn và sử dụng vốn năm

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của công ty TVTK GTVT 4 (Trang 41 - 47)

- Phân theo nguồn hình thành:

CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TVTK GTVT

3.2.1. Phân tích tình hình nguồn vốn và sử dụng vốn năm

Nhìn vào bảng 5 ta thấy, các khoản mục hầu như đều tăng giữa đầu năm và cuối năm. Trong năm 2007, công ty có tổng công nguồn vốn là 3.767,5 triệu đồng. Trong đó việc tăng vốn chủ sở hữu của công ty là thành tích rất nỗ lực của công ty. Cụ thể là vốn chủ sở hữu tăng 701 triệu đồng. Mặt khác vốn bằng tiền của công ty tăng với lượng rất đáng kể, tăng 1.820 triệu đồng. Điều này chứng tỏ công ty dùng vốn chủ sở hữu và vồn bằng tiền để tài trợ cho hàng tồn kho. Cho thấy trong năm 2007, công ty đã sử dụng nguồn vốn tương đối hợp lý. Cụ thể là sự gia tăng vốn bằng tiền nhờ các khoản phải thu được quản lý khá tốt, tuy nhiên các khoản phải thu có tăng nhưng tăng một lượng tương đối thấp so với các khoản phải thu chỉ tăng 632 triệu đồng, giúp cho việc trang trải hàng tồn kho bằng vốn chủ sở hữu và vốn bằng tiền. Đây là mặt tích cực của công ty trong việc sử dụng vốn.

Tuy nhiên, qua số liệu ở bảng 5 ta thấy, các khoản nợ phải trả của công ty đều tăng lên đây là một dấu hiệu không tốt. Cụ thể, nợ ngắn hạn tăng 1.244,5triệu đồng, nợ dài hạn tăng 63 triệu đồng, thực tế này cho thấy trong năm này công ty tăng tổng nguồn vốn của mình một phần nhờ khoản đi chiếm dụng được từ khách hàng và khoản đi vay từ các ngân hàng, làm cho khả năng tự chủ về vốn của công ty bị giảm sút. Mặt khác lượng hàng tồn kho trong năm2007 tăng, điều này làm cho lượng vốn của công ty bị ứ đọng, chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn của công ty thấp. Cụ thể, lượng hàng tồn kho trong năm 2007 tăng 1.181 triệu đồng.

Tóm lại, trong năm 2007 công ty nên xem xét lại lượng hàng hóa cần dự trữ cho hợp lý, để giảm lượng hàng tồn kho trong năm 2007 tránh lãng phí lượng vốn của công ty.

Bảng 5: Bảng phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn năm 2007

ĐVT: Triệu đồng

A. Tài sản

I. Tài sản ngắn hạn

1. Tiền và các khoản tương

đương tiền 649 2.469 1.820 1.820

2. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn

3. Các khoản phải thu 2.368 3.000 632 632

4. Hàng tồn kho 3.754 4.935 1.181 1.181

5. Tài sản ngắn hạn khác 711,8 846,3 134,5 134,5

II. Tài sản dài hạn

1. Tài sản cố định 5.116,8 3.592,5 -1.524,3 1.524,3 2. Các khoản đầu tư tài chính

dài hạn B. Nguồn vốn I. Nợ phải trả 1. Nợ ngắn hạn 7.666,4 8.910,6 1.244,5 1.244,2 2. Nợ dài hạn 184 247 63 63 II. Vốn chủ sở hữu 1. Vốn chủ sở hữu 4.569 5.270 701 701

2. Nguồn kinh phí và quỹ khác 180 415 235 235

Tổng vốn 3.767,5 3.767,5

(Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty năm 2007)

3.2.2 Phân tích tình hình nguồn vốn và sử dụng vốn năm 2008

Nhìn vào số liệu ở bảng 6 ta thấy, đáng chú ý nhất là sự giảm sút vốn bằng tiền. Nguyên nhân sâu xa và chủ yếu là do sự gia tăng của các khoản phải thu của công ty. Cụ

thể, các khoản phải thu của công ty trong năm 2008 tăng 3.168 triệu đồng. Thực tế năm 2008 công ty triển khai các công trình xây dựng lớn mà còn dở dang nên khách hàng chưa thanh toán cho nên làm tăng các khoản phải thu cho công ty. Đáng chú ý thứ hai là sự sụt giảm đáng kể của vốn chủ sở hữu. Nguyên nhân là do trong năm 2008, tình hình sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn, công ty ký kết nhiều hợp đồng lớn tuy nhiên chưa hoàn thành trong năm mà còn dở dang nên công ty chưa thu được lượng tiền để bù đắp cho chi phí cho nên công ty phải bổ sung vào nguồn vốn chủ sở hữu để đáp ứng nhu cầu kinh doanh của mình.

Qua bảng số liệu ta thấy, lượng hàng tồn kho trong năm 2008 giảm một lượng đáng kể. Cụ thể, trong năm 2008 lượng hàng tồn kho giảm 2.283 triệu đồng. Chứng tỏ trong năm 2008 công ty đã tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh khá hợp lý cho nên lượng hàng tồn kho ít, hiệu quả sử dụng vốn cũng được nâng cao. Tuy nhiên, khoản nợ phải trả của công ty vẫn tăng khá cao trong năm 2008, do năm 2008 công ty ký kết nhiều hợp đồng xây dựng lớn mà còn dở dang nên doanh thu vẫn chưa đủ để bù đáp các khoản đi vay, các khoản đi chiếm dụng.

Tóm lại, trong năm 2008 tình hình nguồn vốn và sử dụng vốn của công ty chưa được khả quan, bởi vì việc sử dụng vốn của công ty làm gia tăng các khoản phải thu. Bên cạnh đó, nguồn vốn của công ty lại giảm xuống đáng kể do xuất phát từ việc sụt giảm bằng tiền của công ty. Qua đó cho thấy mức độ sử dụng vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty chưa được hợp lý.

Bảng 6: Bảng phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn năm 2008

Chỉ tiêu Đầu năm Cuối năm Thay đổi Nguồn vốn Sử dụng vốn A. Tài sản I. Tài sản ngắn hạn

1. Tiền và các khoản tương

đương tiền 2.469 2.090 -379 379

2. Các khoản đầu tư tài chính

ngắn hạn 0 6.000 6.000 6.000

3. Các khoản phải thu 3.000 6.168 3.168 3.168

4. Hàng tồn kho 4.935 2.652 -2.283 2.283

5. Tài sản ngắn hạn khác 846 531 -315 315

II. Tài sản dài hạn

1. Tài sản cố định 3.592 2.776 -816 816

2. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn B. Nguồn vốn I. Nợ phải trả 1. Nợ ngắn hạn 8.910 14.161 5.251 5.251 2. Nợ dài hạn 247 320 73 73 II. Vốn chủ sở hữu 1. Vốn chủ sở hữu 5.270 5.159 -111 111

2. Nguồn kinh phí và quỹ khác 415 577 162 162

Tổng vốn 9.279 9.279

(Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty 3 năm 2007-2009)

Nhìn vào số liệu ở bảng 7 ta thấy, nghiêm trọng nhất là sự giảm rút rất lớn của vốn bằng tiền trong năm 2009. Cụ thể, trong năm 2009 vốn bằng tiền giảm 1.486 triệu đồng. Điều này một phần là do trong năm 2009 công ty đã đưa một lượng vốn bằng tiền vào khoản đầu tư tài chính ngắn hạn là 6.500 triệu đồng. Tuy nhiên, trong năm 2009 tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đạt lợi nhuận khá cao và lợi nhuận đem về cao đã bổ sung vào nguồn vốn chủ sở hữu làm cho vốn chủ sở hữu tăng lên đáng kể. Nguyên nhân là do năm 2009 công ty đã hoàn thành các công trình lớn đang dở dang từ năm 2008.

Cụ thể, năm 2009 nguồn vốn chủ sở hữu của công ty tăng lên 430 triệu đồng làm cho khả năng thanh toán của công ty tăng có cơ hội ký kết các hợp đồng lớn. Mặt khác, công ty vẫn tồn tại những khó khăn. Cụ thể, trong năm 2009 khoản nợ phải trả của công ty vẫn tăng lên đáng kể 5.456 triệu đồng. Điều này ảnh hưởng đến uy tín lâu dài của công ty. Nhưng nó vẫn chứng tỏ công ty không ngừng mở rộng quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh. Còn lượng hàng tồn kho của công ty trong năm 2009 vẫn còn tăng do năm 2009 công ty đã đầu tư thêm một lượng TSCĐ mà công ty vẫn chưa sử dụng hợp lý lượng TSCĐ này dẫn đến lượng hàng tồn kho trong năm 2009 tăng 1.830 triệu đồng. Nhìn chung, trong năm 2009 mức độ sử dụng vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty tương đối hợp lý, bởi vì lượng vốn chủ sở hữu tăng đáng kể.

Tóm lại, qua 3 năm việc huy động và sử dụng nguồn vốn của công ty đã có xu hướng tích cực hơn, đặc biệt là năm 2009. Tình hình này nói lên rằng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đã có xu hướng tốt hơn từ việc huy động vốn và sử dụng vốn hợp lý hơn.

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Đầu năm Cuối năm Thay đổi Nguồn vốn Sử dụng vốn A. Tài sản I. Tài sản ngắn hạn

1. Tiền và các khoản tương

đương tiền 2.090 604 -1.486 1.486

2. Các khoản đầu tư tài chính

ngắn hạn 6.000 12.500 6.500 6.500

3. Các khoản phải thu 6.168 4.366 -1.802 1.802

4. Hàng tồn kho 2.652 4.482 1.830 1.830

5. Tài sản ngắn hạn khác 531 859 328 328

II. Tài sản dài hạn

1. Tài sản cố định 2.776 3.439 663 663

2. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn B. Nguồn vốn I. Nợ phải trả 1. Nợ ngắn hạn 14.130 19.586 5.456 5.456 2. Nợ dài hạn 320 441 121 121 II. Vốn chủ sở hữu 1. Vốn chủ sở hữu 5.332 5.762 430 430

2. Nguồn kinh phí và quỹ khác 435 461 26 26

Tổng vốn 9.321 9.321

(Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty 3 năm 2007-2009)

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của công ty TVTK GTVT 4 (Trang 41 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w