Công tác đào tạo cán bộ trong bảo quản tài liệu nghe – nhìn:

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp "Nghiên cứu các phương pháp bảo quản tài liệu nghe-nhìn tại trung tâm lưu giữ quốc gia III" doc (Trang 106 - 110)

- Khôi phục ảnh đen trắng, ảnh màu bằng phương pháp quang

3.3. Công tác đào tạo cán bộ trong bảo quản tài liệu nghe – nhìn:

Bảo quản là một lĩnh vực khoa học kỹ thuật, mà trong thời đại ngày nay khoa học kỹ thuật phát triển không ngừng. Do đó, đào tạo cán bộ trong công tác lưu trữ nói chung và công tác bảo quản tài liệu nghe – nhìn nói riêng là nhiệm vụ quan trọng.

Hiện nay, việc đào tạo cán bộ phục vụ trong lưu trữ tài liệu nghe nhìn đang là vấn đề đặt ra đối với ngành lưu trữ Việt Nam. Chúng ta có đào tạo chính quy bậc đại học, cao đẳng, trung học ngành lưu trữ song sinh viên tốt nghiệp các trường này chỉ có thể làm nghiệp vụ lưu trữ đối với tài liệu hành chính và một số tài liệu giấy còn những tài liệu có vật liệu và kỹ thuật chế tác đặc biệt thì không có cán bộ có trình độ chuyên sâu về lĩnh vực đó.

Chính vì vậy, chúng ta phải tìm hiểu trên thế giới họ đã đào tạo cán bộ như thế nào? tại sao chúng ta không học tập, và nghiên cứu các kỹ thuật mới để áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật mà họ đã và đang sử dụng rộng rãi vào thực tế ở Việt Nam?

Do đó, việc tổ chức các khoá học đào tạo về bảo quản tài liệu, các kỹ thuật bảo quản căn bản, sử dụng các loại máy móc thiết bị sẽ giúp cho cán bộ làm công tác bảo quản ý thức được mình đang làm công việc rất quan trọng và ý nghĩa là bảo quản an toàn những tài liệu có giá trị của quốc gia, của nhân loại.

Công tác đào tạo đội ngũ cán bộ có đầy đủ trình độ nghiệp vụ trong điều kiện khoa học và công nghệ hiện đại như hiện nay là rất quan trọng.

Thời đại chúng ta đang sống là thời đại khoa học kỹ thuật; các thành tựu khoa học kỹ thuật mới, công nghệ mới đang từng ngày, từng giờ làm đất nước ta thay da đổi thịt. Nhưng chính vì vậy, hàng ngày, hàng giờ khối lượng tài liệu nghe – nhìn đã và đang hình thành với tốc độ rất nhanh. Trong khi đó, tài liệu nghe - nhìn là một loại hình tài liệu lưu trữ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc nghiên cứu khoa học, lịch sử và là những căn cứ quan trọng trong việc tái dựng lại sự kiện lịch sử để tìm đến những ký ức của quốc gia và ký ức thế giới. Đây là thời cơ và thách thức đối với mỗi cán bộ lưu trữ chúng ta. Cho nên, nó đòi hỏi chúng ta phải nhanh chóng tìm ra các biện pháp nhằm góp phần làm cho công tác bảo quản nói chung và bảo quản tài liệu nghe – nhìn tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III nói riêng ngày càng tốt hơn.

Đặc biệt, nước ta ở điều kiện khí hậu nhiệt đới, nóng ẩm nên việc lưu trữ, bảo quản tài liệu nghe – nhìn càng phức tạp hơn nhiều. Hiện nay, tài liệu nghe – nhìn chưa được tập trung bảo quản trong các cơ quan lưu trữ Nhà nước, mà còn phân tán ở nhiều cơ quan trong các điều kiện kỹ thuật bảo quản chưa bảo đảm, do vậy dẫn đến nguy cơ tài liệu bị mất mát, hư hỏng. Pháp lệnh Lưu trữ Quốc gia đã quy định tài liệu nghe – nhìn là tài liệu lưu trữ Quốc gia nên cần được sự chỉ đạo toàn diện thống nhất của Chính phủ và ngành lưu trữ để tài liệu được tập trung bảo quản trong các cơ quan lưu trữ và được xử lý thống nhất về nghiệp vụ nhằm bảo quản an toàn và sử dụng có hiệu quả khối tài liệu này.

Từ kết quả nghiên cứu được, chúng tôi xin đưa ra một số nguyên nhân, từ đó đề xuất một số kiến nghị sau:

Có thể dễ dàng nhận thấy rằng, hiện nay trong công tác bảo quản tài liệu nghe – nhìn tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III còn hạn chế vì ngành còn thiếu nhiều văn bản hướng dẫn nghiệp vụ cụ thể, đặc biệt là đối với tài liệu nghe – nhìn.

Tài liệu nghe – nhìn phân tán ở nhiều cơ quan, không thống nhất kỹ thuật bảo quản, dẫn đến mất mát hư hỏng tài liệu.

Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III trong một thời gian khá dài không có đủ kho tàng để bảo quản tài liệu nghe – nhìn nên ảnh hưởng đến công tác bảo quản khối tài liệu này.

Trình độ cán bộ chuyên môn còn thiếu và hạn chế…

Xuất phát từ những nguyên nhân trên, chúng tôi xin đưa ra những kiến nghị sau:

1. Cần phải có văn bản quản lý, hướng dẫn đối với tài liệu nghe – nhìn trong phạm vi cả nước.

2. Cơ quan lưu trữ nhà nước cần phải có đủ điều kiện về cơ sở vật chất, kỹ thuật. Nhà nước cần đầu tư kinh phí để đảm bảo việc xây dựng kho tàng, trang thiết bị phù hợp cho việc bảo quản đối với loại hình tài liệu này.

3. Cần ưu tiên thu thập sớm và bảo quản tốt tài liệu ảnh, phim điện ảnh và ghi âm.

4. Chụp sao bảo hiểm đối với những tài liệu ảnh, phim điện ảnh và ghi âm quý hiếm.

5. Tăng cường đầu tư kinh phí để nghiên cứu sâu về nghiệp vụ lưu trữ tài liệu nghe – nhìn.

6. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền trong xã hội về vai trò và ý nghĩa của tài liệu nghe – nhìn để nâng cao nhận thức của mọi người dân đối với việc bảo quản và sử dụng loại tài liệu này.

7. Cần tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo quản tài liệu nghe – nhìn.

8. Đào tạo cán bộ lưu trữ chuyên sâu về kỹ thuật của tài liệu nghe – nhìn để có thể thực thi các nhiệm vụ theo yêu cầu./.

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp "Nghiên cứu các phương pháp bảo quản tài liệu nghe-nhìn tại trung tâm lưu giữ quốc gia III" doc (Trang 106 - 110)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w