Trang thiết bị bảo quản tài liệu:

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp "Nghiên cứu các phương pháp bảo quản tài liệu nghe-nhìn tại trung tâm lưu giữ quốc gia III" doc (Trang 88 - 91)

- Sự thay đổi độ dẫn của không khí ion hoá

3.1.4.Trang thiết bị bảo quản tài liệu:

Trang thiết bị bảo quản tài liệu trong kho lưu trữ vừa là phương tiện để bảo quản vừa là phương tiện để quản lý tài liệu lưu trữ, đặc biệt đối với tài liệu nghe – nhìn thì trang thiết bị bảo quản phải quy định cụ thể và chặt chẽ.

- Thứ nhất là giá: Giá để tài liệu phải bảo đảm các yêu cầu bền vững, tiết kiệm được diện tích bảo quản và vật liệu. Nên dùng giá kim loại để tránh được sự tác động của côn trùng ẩm mốc. Giá thiết kế hai mặt (giá đôi), tháo lắp được để tuỳ theo diện tích mà có thể lắp ráp 2, 3, 4 khung, khi thiết kế nên thiết kế chân cao.

- Thứ hai là hộp đựng phim ảnh: Mục đích giúp cho việc bảo vệ phim khi sử dụng, di chuyển hay bảo quản tại kho, tránh bụi, bẩn, ánh sáng...Hộp phim bằng nhựa Polypropylene, hộp có hình trụ, được đúc thành hai nửa nắp hộp hình tròn, độ dày của hộp từ 2-3mm.

- Thứ ba là dùng tủ sắt để bảo quản ảnh, trong đó bảo quản ảnh bằng quyển sổ bìa cứng, đựng túi ni-lon dán kín, ép plasic, quyển Album...Mỗi loại đều có những ưu điểm và nhược điểm của nó.

Ví như dùng túi ni-lon để bảo quản ảnh là giúp cho ảnh trong, ảnh không tiếp xúc trực tiếp với độ ẩm môi trường bên ngoài. Ni-lon là chất có tính trơ, không xúc tác với ảnh. Túi ni-lon đủ độ dày theo tiêu chuẩn thì côn trùng, nấm mốc không thể xâm nhập vào để phá hoại ảnh. Các ảnh có kích thước to ta có thể cuộn lại và cho vào túi ni-lon mỏng hơn và buộc miệng túi lại. Khi khác thác, sử dụng ảnh không cần phải đeo khẩu trang, găng tay. Tuy

nhiên, cách ghi thông tin hoặc in vào giấy dán lên túi ni-lon nhanh bị mờ, bị bong. Cho nên, gây khó khăn cho việc quản lý và tìm kiếm ảnh.

- Tiếp theo là bảo quản băng ghi âm bằng hộp nhựa PE, PP hay bằng hộp catton, tránh sử dụng trang thiết bị bảo quản bằng kim loại. Khi xếp lên giá bảo quản, ta phải xếp nằm hộp băng để cho các lớp dây băng không đè lên nhau, các băng đỡ bị dính bết vào nhau.

- Ngoài ra còn có các loại máy móc để xử lý khi tài liệu nghe - nhìn bị hư hỏng và xuống cấp như:

+ Máy rửa phim bằng siêu âm; + Máy lau ẩm;

+ Máy phục hồi phim (tráng viết xước nhỏ); + Máy in sao băng cối các loại băng từ tình; + Máy xử lý âm thanh tín hiệu...

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp "Nghiên cứu các phương pháp bảo quản tài liệu nghe-nhìn tại trung tâm lưu giữ quốc gia III" doc (Trang 88 - 91)