4 Phim biến dạng Một lượng chất dẻo xuất hiệ nở bề mặt Phim trở nên giòn, dễ gẫy.
2.1. Các văn bản quy định về công tác bảo quản tài liệu nghe – nhìn:
quản tài liệu nghe – nhìn tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III như sau:
2.1. Các văn bản quy định về công tác bảo quản tài liệu nghe –nhìn: nhìn:
Tài liệu lưu trữ quốc gia là tài liệu có giá trị về chính trị, kinh tế, quốc phòng, an ninh, ngoại giao, văn hoá, giáo dục, khoa học và công nghệ được hình thành trong các thời kỳ lịch sử của dân tộc Việt Nam, trong quá trình hoạt động của các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân và các nhân vật lịch sử tiêu biểu phục vụ cho việc nghiên cứu lịch sử khoa học và hoạt động thực tiễn. Tài liệu lưu trữ quốc gia phải là bản chính, bản gốc của tài liệu được ghi trên giấy, phim, ảnh, băng hình, đĩa hình,
băng âm thanh, đĩa âm thanh hoặc các vật mang tin khác; trong trường hợp không còn bản chính, bản gốc thì được thay thế bằng bản sao hợp pháp.
Do tính chất và tầm quan trọng của tài liệu lưu trữ quốc gia được Nhà nước khẳng định như vậy, nên bảo quản an toàn, kéo dài tuổi thọ cho tài liệu lưu trữ quốc gia đã, đang và mãi mãi vẫn là một trong những nhiệm vụ cơ bản của ngành lưu trữ. Chính vì vậy, Đảng và Nhà nước đã có những văn bản quy định về bảo quản tài liệu lưu trữ. Cụ thể:
- Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI năm 1986 Đảng ta đã giao nhiệm vụ cho ngành lưu trữ là phải “Bảo vệ an toàn và sử dụng có hiệu quả tài liệu lưu trữ Quốc gia”.
- Pháp lệnh Bảo vệ tài liệu lưu trữ quốc gia năm 1982 cũng qui định: “Nghiêm cấm tiêu huỷ trái phép tài liệu lưu trữ quốc gia” và yêu cầu “Các cơ quan lưu trữ Nhà nước trong phạm vi được phân cấp quản lý phải
thực hiện những biện pháp cần thiết để đảm bảo sự toàn vẹn của tài liệu lưu trữ quốc gia”;
- Pháp lệnh lưu trữ Quốc gia năm 2001 qui định tại Điều 9: “Nghiêm cấm việc chiếm giữ, tiêu huỷ trái phép, làm hư hại tài liệu lưu trữ quốc gia”; Điều 17 quy định: “Tài liệu lưu trữ phải được bảo quản an toàn trong kho lưu trữ”;
- Nghị định số 111/2004/NĐ – CP ngày 08/4/2004 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Lưu trữ Quốc gia, tại Điều 4 đã quy định kinh phí đầu tư cho hoạt động lưu trữ gồm: mua sắm các thiết bị, phương tiện bảo quản tài liệu lưu trữ; tu bổ phục chế tài liệu lưu trữ;
- Quyết định số 184/2005/QĐ-TTg ngày 21/7/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án Bảo hiểm tài liệu lưu trữ Quốc gia đến 2010. Văn bản này quy định lập phông bảo hiểm tài liệu lưu trữ quốc gia đặc biệt quí, hiếm và đưa vào bảo quản theo “chế độ bảo hiểm” nhằm phòng ngừa
các thảm hoạ do thiên nhiên hoặc con người gây ra. Trong đó, văn bản có quy định việc thử nghiệm lập phông bảo hiểm cho 3 loại tài liệu: ghi âm, tài liệu ảnh và phim điện ảnh.
- Chỉ thị 726/TTg ngày 04/9/1997 của Thủ tướng Chính phủ về việc Tăng cường chỉ đạo công tác lưu trữ trong thời gian tới đã giao nhiệm vụ cho Cục Lưu trữ Nhà nước (nay là Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước) kiểm tra toàn bộ công tác bảo quản tài liệu tại các kho lưu trữ trong toàn quốc để chỉ đạo về tu bổ, phục chế, bảo quản, bảo vệ an toàn tài liệu theo yêu cầu và tiêu chuẩn kỹ thuật;
- Chỉ thị số 05/2007/CT-TTg ngày 02 tháng 3 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường bảo vệ và phát huy giá trị tài liệu lưu trữ đã giao trách nhiệm cho Bộ Nội vụ chỉ đạo các cơ quan, tổ chức :"Nghiên cứu, ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ vào việc bảo vệ, bảo quản an toàn, bảo hiểm và quản lý, khai thác tài liệu lưu trữ";
- Và gần đây nhất Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng (năm 2006) đã giao nhiệm vụ cho ngành lưu trữ là: “Bảo vệ và phát huy giá trị của tài liệu lưu trữ”.
Để thực hiện bảo quản an toàn tài liệu lưu trữ theo đúng tinh thần các văn bản quy định của Đảng và Nhà nước như đã nói ở trên, Cục Lưu trữ Nhà nước (nay là Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước) đã ban hành một số văn bản quy định về công tác bảo quản tài liệu và một số văn bản liên quan đến việc chỉ đạo, hướng dẫn tài liệu nghe – nhìn tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III như:
- Quyết định số 68/QĐ-LTNN ngày 15/6/2000 của Cục Lưu trữ Nhà nước về ban hành Quy trình tu bổ tài liệu lưu trữ. Quy định này chỉ áp dụng đối với tài liệu giấy là chủ yếu;
- Quyết định số 22/QĐ-LTNN ngày 29/01/2003 của Cục Lưu trữ Nhà nước về việc ban hành hướng dẫn biên mục phiếu tin tài liệu ghi âm sự kiện và mẫu mục lục tài liệu ghi âm sự kiện;
- Văn bản số 111/NVĐP ngày 04/4/1995 của Cục Lưu trữ Nhà nước về hướng dẫn bảo quản tài liệu lưu trữ. Văn bản này chủ yếu áp dụng cho các tài liệu có vật mang tin bằng giấy còn tài liệu có vật mang tin khác thì chưa có quy định;
- Đến văn bản số 287/LTNN-KH ngày 03/7/2000 của Cục Lưu trữ Nhà nước về hướng dẫn lập dự án và kế hoạch đầu tư xây dựng, cải tạo kho lưu trữ. Đây là văn bản ngoài quy định về chế độ bảo quản đối với tài liệu giấy còn quy định đối với tài liệu nghe – nhìn như: Tài liệu ảnh đen trắng: Nhiệt độ 16
0
C (± 2
0
C), Độ ẩm: 35% (± 5%); tài liệu ảnh màu: Nhiệt độ 5
0
C (± 2
0
C), Độ ẩm: 35% (± 5%); tài liệu Microfim: Nhiệt độ 2
0
C (± 2
0
C), Độ ẩm: 35% (± 5%); Tài liệu ghi âm: Nhiệt độ 18
0
C (± 2
0
- Văn bản số 479/LTNN-NVTW ngày 05/10/2001 của Cục Lưu trữ Nhà nước về việc ban hành Quy trình chỉnh lý tài liệu ghi âm thuộc phạm vi Đề án chống nguy cơ huỷ hoại tài liệu;
- Văn bản số 60/VTLTNN ngày 03/10/2003 của Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước về việc thử nghiệm quy trình chỉnh lý tài liệu ảnh và xây dựng định mức.
Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III cũng đã ban hành một số văn bản về bảo quản tài liệu và tài liệu nghe - nhìn như:
- Quyết định số 470/QĐ-TCSDTL ngày 25/11/1997 của Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III về việc ban hành Nội quy sử dụng tài liệu tại Phòng đọc;
- Quyết định số 177/QĐ-TTIII ngày 15/12/1999 của Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III về việc ban hành quy định về xuất, nhập tài liệu bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III;
- Quyết định số 109/TTIII-QĐ-BQ ngày 02/8/2003 về ban hành phương án tổ chức tài liệu tại nhà kho A1, quy định về phòng cháy, chữa cháy;
- Nội quy ra vào kho ngày 25/8/1996;
- Văn bản số 112/TTIII-NV ngày 26/7/2000 của Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III về việc quy định cụ thể các yêu cầu nghiệp vụ khi gỡ băng ghi âm trên máy vi tính…
Có thể nói, những văn bản quy định của Đảng, Nhà nước đã nêu ở trên là cơ sở pháp lý cho công tác bảo quản tài liệu nói chung và công tác bảo quản tài liệu nghe – nhìn tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III nói riêng. Qua các văn bản đã giúp cho các cơ quan, đặc biệt là các Trung tâm Lưu trữ cả nước thực hiện thống nhất theo đúng quy định, nhằm bảo quản an toàn và tổ chức sử dụng tài liệu có hiệu quả.
Tuy nhiên, các văn bản qui định về bảo quản tài liệu chủ yếu đối với tài liệu giấy, còn tài liệu nghe – nhìn quy định chung chung. Chính vì vậy, chưa có văn bản quy định cụ thể đối với bảo quản tài liệu nghe – nhìn như:
- Các biện pháp an toàn cho tài liệu nghe - nhìn - Trang thiết bị bảo quản đối với tài nghe - nhìn; - Tổ chức tài liệu trong kho;
- Thực hiện cụ thể các biện pháp, kỹ thuật bảo quản đối với tài liệu nghe – nhìn;
- Xây dựng các quy trình nghiệp vụ đối với tài liệu nghe - nhìn…