- Biện pháp tổng hợp nhiều yếu tố để suy ra giá nhập Tuy nhiên, biện pháp này rất h i ế m k h i sử dụng đến.
THỰC TRẠNG XUẤT KHAU CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG MỸ
2.1.1. Điểm qua vài nét về tái thiết lập mối quan hệ kinh tế giữa Mỹ và Việt Nam:
SANG THỊ TRƯỜNG MỸ
2.1. TÌNH HÌNH CHUNG VE HOẠT ĐỐNG KINH TẾ Đối NGOAI GIỮA M Ỹ V À VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN 1975-2000. M Ỹ V À VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN 1975-2000.
2.1.1. Điểm qua vài nét về tái thiết lập mối quan hệ kinh tế giữa Mỹ và Việt Nam: Nam:
Sau 20 năm Mỹ tiến hành cuộc chiến tranh chia cắt đất nước Việt Nam và bị thất bại hoàn toàn vào 30/4/1975, đã để lại cho đất nước Mỹ nhiều tổn hại nặng nề m à cho đến nay cái gọi là "Hội chứng sau chiến tranh Việt Nam" vẫn còn âm ỉ. Cuộc cấm vận kinh tế cựa Mỹ đối với Việt Nam kéo dài trên 15 năm và những sự kiện đáng chú ý sau đây - đánh dấu sự phát triển kinh tế giữa Việt Nam và Mỹ:
* 3/2/1994: Chính phự Mỹ tuyên bố bỏ cấm vận buôn bán với Việt Nam. * 11/7/1995: Tổng Thống Mỹ tuyên bố công nhận ngoại giao và bình thường hóa quan hệ với Việt Nam.
* 5/8/1995: Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ thăm Việt Nam.
* 10/1995: Chự tịch nước CHXNCN Việt Nam dự lễ kỷ niệm 50 năm thành lập Liên Hợp Quốc và lần đầu tiên thăm Mỹ, tiếp xúc với nhiều quan chức cao cấp cựa Chính quyền Mỹ, Hội đồng thương mại Mỹ tổ chức "Hội nghị về bình thường hóa quan hệ, bước tiếp theo trong quan hệ Mỹ - Việt".
* 11/1995: Đoàn liên bộ Mỹ thăm Việt Nam tìm hiểu hệ thống luật lệ-thương mại đầu tư cựa Việt Nam.
* 4/1996: Mỹ trao cho Việt Nam văn bản "Những yếu tố bình thường hóa quan hệ kinh tế thương mại với Việt Nam".
* 7/1996: Việt Nam trao cho Mỹ văn bản "Năm nguyên tắc bình thường hóa quan hệ kinh tế - thương mại và đàm phán Hiệp định thương mại với Mỹ".
* 9/1996: Bắt đầu quá trình đàm phán Hiệp định Thương mại song phương. Cuộc đàm phán này kéo dài 4 năm, thực hiện qua 11 vòng:
- Vòng 1: từ 21/9/1996 đến 26/9/1996 tại Hà Nội. Trong vòng này chự yếu đôi bên trao đổi các thông tin, tìm hiểu cơ chế thương mại cựa nhau.
- Vòng 2: từ 9/12/1996 đến 11/12/1996 tại Hà Nội.
- Vòng 4: Từ 12/4/1997 đến 17/4/1997 tại Hà Nội. Tại vòng đàm phán thứ hai và thứ ba, phía Mỹ đã soạn thảo và trao cho phía Việt Nam bản dự thảo tổng thể
Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ gồm bốn chương: thương mại, sở hữu trí tuệ, đầu tư và dịch vụ theo quan điểm mở cửa tự do hoàn toàn. Bản dự thảo này áp dụng các quy định của Tổ chộc Thương mại T h ế giới (WTO) dành cho các nước đã phát triển. Phía M ỹ cho rằng "Bản dự thảo chính là nội dung Hiệp định thương mại m à Mỹ đã ký với các nước Cộng hòa thuộc Liên X ô (cũ), với các nước Đông Âu, Mông Cổ, Lào và Campuchia - các nước có cùng hoàn cảnh tương tự như Việt Nam, nên Việt Nam không cần phải thảo luận và xem xét nhiều trước khi ký và thông qua nó". Nhưng sau khi nghiên cộu rất kỹ các khái niệm, đọc lại tất cả các Hiệp định Thương mại m à Mỹ đã ký với các nước có hoàn cảnh tương tự như Việt Nam và xin ý k i ế n lãnh đạo, chúng ta đi đến quyết định: "Việt Nam chỉ ký Hiệp định Thương mại với M ỹ trên cơ sở các quy định của Tổ chộc Thương mại T h ế giới (WTO) áp dụng đối với nước đang phát triển ở tình độ thấp". Với quan điểm đó chúng ta xây dựng bản dự thảo của mình.
- Vòng 4: từ 6/10/1997 đến 11/10/1997 tại Washington. Tại vòng đàm phán này, phía Việt Nam đưa ra bản dự thảo với cam kết sẽ mở cửa thị trường, -theo đó thời hạn bảo hộ dài nhất cho một số chủng loại hàng hóa và dịch vụ là năm 2020. - Vòng 5: từ 16/5/1998 đến 22/5/1998 tại Washington. Trước vòng đàm phán này, các nhà đàm phán Việt Nam đã thiết k ế lại bản dự thảo Hiệp định mới theo nguyên tắc Tổ chộc Thương mại T h ế giới (WTO) áp dụng cho các nước có trình độ phát triển thấp.
- Vòng 6: từ 15/9/1998 đến 22/9/1998 tại Hà Nội.
- Vòng 7: từ 15/3/1999 đến 19/3/1999 tại Hà Nội. Tại hai vòng đàm phán 6 và 7, các bên tiếp tục trao đổi về các vấn đề quan trọng chưa đi đến nhất trí trong các vòng đàm phán trước, như: phát triển quan hệ đầu tư, thương mại dịch vụ, thương mại hàng hóa và sở hữu trí tuệ.
- Vòng 8: từ 14/6/1999 đến 18/6/1999 tại Washington.
- Vòng 9: từ 23/7/1999 đến 25/7/1999 tại Hà Nội, trong cuộc họp cấp Bộ trưởng, hai nước đã thông báo thỏa thuận trên nguyên tắc những nội dung m à Hiệp định Thương mại đã đạt được.
- Vòng 10: từ 28/8/1999 đến 2/9/1999 tại XVashington.
- Vòng li: 3/7/2000 tại Washington. Sau khi đàm phán nốt những vấn đề cuối cùng trong lĩnh vực viễn thông và rà soát lại một lần nữa toàn văn bản Hiệp định, ngày 13/7/2000, Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ đã được ký k ế t tại Washington. Đại diện cho phía Việt Nam là Bộ trưởng Vũ Khoan, đại diện cho phía M ỹ là bà Charlene Barseísky. Tham dự lễ ký kết có Đạ i sộ hai nước (Đại sộ Lê Văn Bàng và Đạ i sộ Peterson), trưởng hai đoàn đàm phán (Ông Trần Đình Lương và Ông Joseph Diamond) và nhiều quan chộc khác.
* Trong quá trình đàm phán, quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Mỹ được củng cố bằng những sự kiện:
• 10/3/1998: Tổng thống Mỹ tuyên bố bãi bỏ việc áp dụng điều luật bổ sung Jackson - Vanic đối với Việt Nam, góp phần thúc đẩy bình thường hóa quan hệ thương mội. Từ đây hàng năm quyết định này đều được tiếp tục gia hộn.
• 1999: Việt Nam giành cho Mỹ quy chế tối huệ quốc trong buôn bán, được gia hộn hàng năm.
• 16/11/2000 - 19/11/2000: Tổng thống Mỹ Bin Clinton tới thăm Việt Nam. • Cuối tháng 1/2001 gần 200 doanh nghiệp Mỹ đang có hoột động kinh doanh tội Việt Nam ký tên gởi kiến nghị lên chính quyền mới của Mỹ - Chính
quyền của Tổng thống Bush - đề nghị: Đưa Hiệp định thương mội Việt - Mỹ thông qua ở Quốc hội Mỹ, họp trong tháng 3/2001.
T ó m lội, trong nửa cuối thế kỷ thứ 20 lịch sử giữa hai nước Việt Nam và Mỹ có rất nhiều sự kiện ghi lội bằng máu và nước mắt của hàng triệu người, nhưng 5 năm qua nhờ sự nỗ lực của cả hai phía m à mối quan hệ kinh t ế - xã hội được cải thiện theo hướng hợp tác để phát triển trên cơ sở bình đẳng cùng có lợi, tôn trọng độc lập chủ quyền của nhau.