Nâng cao năng lực quản lí và chú trọng phát triển nguồn nhân lực:

Một phần của tài liệu Đề tài khảo sát mức độ hài lòng của người bệnh tại bệnh viện tâm thần trung ương II (Trang 54 - 55)

TRUNG ƯƠNG

3.3.1. Nâng cao năng lực quản lí và chú trọng phát triển nguồn nhân lực:

Công tác quản lí nguồn nhân lực trong bất kỳ bệnh viện nào cũng có vai trò quan trọng và quyết định đến sự phát triển của bệnh viện đó.

3.3.1.1 Nâng cao năng lực quản lí:

Hiện nay bệnh viện cần nâng cao năng lực quản lí cho toàn bộ đội ngũ quản lí bệnh viện. Bởi đa phần đội ngũ bác sĩ trưởng khoa, y tá trưởng cũng như các bộ

phận quản lí khác xét về khía cạnh chuyên môn là đầy đủ nhưng chưa được trang bị

tốt các kĩ năng quản lí. Đểđáp ứng được nhu cầu dịch vụ ngày càng tăng của người dân cũng như có thể phát triển mạnh mẽ hơn tương đương với các nước trong khu vực thì bệnh viện cần phải chú trọng nâng cao năng lực quản lí theo hướng lâu dài cụ thể như sau:

Nhà quản lí phải là người có “tâm-tài- trí- tầm”. Thiếu một trong những yếu tố này sẽ khó có thểđảm bảo công việc cũng nhưảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động của bệnh viện một cách tiêu cực hoặc tích cực.

Những người có phẩm chất đạo đức năng lực thì nên bố trí vào những vị trí quan trọng, dám học hỏi không ngại khó ngại khổ, dám chịu trách nhiệm về những việc làm của mình đó mới là điều quan trọng. Phải linh hoạt xóa bỏ tư tưởng các lãnh đạo lên chức thì an tâm với vị trí của mình và phải thường xuyên thanh lọc, thay thế những nhà quản lí yếu kém thiếu năng động không đáp ứng yêu cầu của công việc và không hoàn thành kế hoạch đề ra bằng cách bỏ phiếu tín nhiệm hai năm một lần một cách công bằng dân chủ nhất để đảm bảo đem lại lợi ích tốt nhất

cho toàn thể công nhân viên chức và đặc biệt là đặt lợi ích “ Tất cả vì người bệnh” lên hàng đầu.

Cử các cán bộ này đi học những lớp quản lí về bệnh viện cũng như quản lí hành chính hàng năm, phối hợp với các trường nhưĐại học Hùng Vương, Cao đẳng Sư phạm… về các lớp quản lí hành chính và quản lí bệnh viện.

Nhà quản lý phải xác định nhiệm vụ đơn vị, khoa phòng, cá nhân một cách rõ ràng cụ thể. Cân đối nguồn nhân lực tránh tình trạng phân cấp phân quyền không rõ ràng dẫn đến chồng chéo trong cơ cấu tổ chức để rồi lại có sự phân tán trong cách thức quản lí nhân viên. Phân công cụ thể trách nhiệm và quyền hạn của mỗi khoa phòng tránh tình trạng đùn đẩy trách nhiệm từ phong ban này sang phòng ban khác. Có một văn bản hoàn chỉnh để phân trách nhiệm trong trường hợp người này

đi vắng thì có người khác thay thế ủy quyền. Chẳng hạn như việc cấp giấy chứng nhận hay xuất viện, thiếu tiền viện phí phải thống nhất là ai chịu trách nhiệm.Tình trạng trên còn tồn đọng rất nhiều trong trường hợp người bệnh ở nhà xa quá họ phải chờ đợi cả ngày trời để có được giấy xuất viện và có được thuốc cấp phát, chưa kể

lỗi mạng xảy ra thì nhân viên phòng kế toán không thể thanh toán, nhân viên phòng kế hoạch tổng hợp không thể in giấy xuất viện được.

Mỗi một đơn vị và cá nhân phải có bản mô tả nhiệm vụ rõ ràng. Việc làm hết sức quan trọng giúp mỗi cá nhân và đơn vị xác định rõ được nhiệm vụ của mình trong một thời gian và hoàn thành nhiệm vụđó.

Một phần của tài liệu Đề tài khảo sát mức độ hài lòng của người bệnh tại bệnh viện tâm thần trung ương II (Trang 54 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)