TRUNG ƯƠNG
3.2.2. Quan tâm đến các liệu pháp tái thích ứng xã hội:
Nhằm phục hồi chức năng tâm thần cho người bệnh, giúp người bệnh sau khi
điều trị ổn định có thể sớm thích ứng với cuộc sống gia đình, xã hội. Cùng với việc
điều trị bằng các liệu pháp hóa dược tức là sử dụng thuốc thì liệu pháp này chiếm tới 50% trong công tác điều trị cho người bệnh tâm thần.
Thực tế mọi hoạt động diễn ra vẫn mang tính hình thức chưa phổ biến cụ thể
quyền của người bệnh làm gì và những nhân viên được phân công nhiệm vụ phụ
trách người bệnh thì ít chú trọng đến vấn đề này nên người bệnh cũng xác định rõ cho người bệnh rằng việc đi tham gia những hoạt động này có ích lợi gì hay chỉ là sự quản thúc. Giữa nhân viên và người bệnh sẽ dẫn đến tình trạng không hiểu nhau do đó kết quả thì đạt được nhưng hiệu quả không cao.
Một số loại hình tổ chức cho người bệnh vẫn chưa được quản lí chặt chẽ
người bệnh không hưng thú với loại hình này nhưng vẫn bị ép buộc hoặc họ dến chỉ
cho hết giờ mà thôi. Do vậy cần:
Mở rộng quy mô hoạt động liệu pháp cụ thể và đa dạng nhiều người có thể
tham gia hơn và mang tính thiết thực hơn.
Điều cần thiết đó là bố trí theo sở thích, độ tuổi của người bệnh và văn hóa.. của người bệnh.
Chẳng hạn: người bệnh thuần nông thì làm liệu pháp lao động người bệnh có trình độ thì tham gia đọc báo, người bệnh có kĩ năng may mặc thì tham gia may mặc, người bệnh có năng khiếu vẽ thì kí họa. (Hình 3.3; Hình 3.4)
Hình 3.3: Người bệnh tham gia các hoạt động tái thích ứng xã hội
( Nguồn: Tác giả chụp hình thực tế tại bệnh viện )
Hình 3.4: Các liệu pháp lao động tập thể và may quần áo gia công
( Nguồn: Tác giả chụp hình thực tế tại bệnh viện )
Giá trị của người bệnh sẽđược nâng lên ở chỗ, những sản phẩm lao động của người bệnh có thể trưng bày để bán ở những quầy hàng nhân ái.(Hình 3.5)
Hình 3.5: Các sản phẩm người bệnh làm tại quầy hàng nhân ái.
( Nguồn: Tác giả chụp hình thực tế tại bệnh viện )
Chúng ta có thể tích lũy tiền từ việc bán các sản phẩm (Hình 3.5) này của họ
thành lập Quỹ hỗ trợ cho người bệnh và khi họ xuất viện họ sẽ được nhận những số tiền từ quỹ này, là động lực là niềm vui để họ tham gia và thấy ràng họ không bị
cô độc. Tại Thái Lan họ ứng dụng rất tốt mô hình này gọi là làng cho người bệnh. Công việc vừa sức mà lại đem đến niềm vui.
Việc giảng dạy có giáo trình cụ thể ngắn gọn chủ yếu nên hướng vào các hoạt động thực tiễn, rèn luyện cho họ kĩ năng sống thì tốt hơn. Chẳng hạn: Việc giảng dạy liệu pháp nhóm (Hình 3.6) để nắn chỉnh hành vi nếu người bệnh này có những điều còn sai thì người bệnh khác sẽ tác động vào để sửa đổi từ từ.
Hình 3.6: Liệu pháp nhóm
( Nguồn: Tác giả chụp hình thực tế tại bệnh viện )
Sau những buổi học nhân viên y tế + nhân viên hoat động liệu pháp + cử
nhân tâm lí cùng họp để rút ra kinh nghiệm và có bảng đánh giá mỗi buổi sinh hoạt theo tuần, tháng, quý...Chẳng hạn như:
Bảng 3.1: Đánh giá tiến độ tham gia của từng người bệnh theo tuần
STT Tên Người bệnh Liệu pháp Thời gian Kết quả Nhân viên
1 A Nhóm 8h-9h Tốt X + E
3 C Âm nhạc 14h-15h kém Z + C
( Nguồn: Đề xuất của tác giả)
Nhân viên y tế nên lồng ghép triển khai quyền và nghĩa vụ vào các giờ sinh hoạt liệu pháp với người bệnh để người bệnh hiểu rõ. Đặc biệt là cử nhân tâm lí, nhân viên hoạt động liệu pháp, quá trình truyền đạt phải dùng ngôn ngữ dễ hiểu, tranh ảnh minh họa. Liên hệ những ví dụ thực tếđể người bệnh thấy được việc nằm
điều trị tại bệnh viện không phải là sự trói buộc hay sức ép của gia đình. Kết quảđạt
được:
* Đối với nhân viên:
+ Bổ sung những kĩ năng giao tiếp với người bệnh. + Biết cách quản lí người bệnh sinh động.
* Đối với người bệnh:
+ Làm cho giờ sinh hoạt hấp dẫn không gậy sự nhàm chán cho người bệnh. + Tạo mối quan hệ thân thiện giữa nhân viên y tế và người bệnh.
¾ Kết quả sẽ thu được:
Với những thái độ cử chỉ cách ứng xử của nhân viên y tế ngay từ khâu tiếp nhận bệnh cho đến khi bệnh nhân nằm điều trị tại bệnh viện một cách niềm nở đã làm cho bệnh nhân cảm thấy ấm lòng và vơi đi sự lo lắng về bệnh tật của mình.
Qua việc nâng cao nghiệp vụ và xây dựng tác phong làm việc cho tập thể cán bộ công nhân viên góp phần xây dựng hình ảnh của bệnh viện, giúp tập thể cán bộ
công nhân viên bệnh viện thấy rõ vai trò quan trọng của việc giao tiếp, thực hiện tốt quy tắc ứng xử, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa người bệnh và nhân viên y tế, góp phần tích cực vào nâng cao chất lượng chăm sóc và điều trị và quan trọng hơn là nâng cao mức độ hài lòng của người bệnh một cách hiệu quả nhất, góp phần tích cực cho người bệnh tái hòa nhập cộng đồng.