16949:2009. Chưa có văn bản qui định rõ ràng cho từng khâu, từng công đoạn. - Bộ phận kiểm tra chất lượng chưa được tách biệt riêng mà trực thuộc phòng nghiên cứu và phát triển. Dẫn đến trách nhiệm và quyền hạn của người đứng đầu bộ phận kiểm soát chất lượng vẫn còn khá phụ thuộc, chưa có trách nhiệm cụ thể, chỉ mang tính chất chung chung.
- Đội ngũ cán bộ vẫn chưa được đào tạo đủ mức cần thiết để có thể triển khai áp dụng ISO/TS 16949:2009 vào công ty nhanh chóng.Vì trình độ của các cấp dưới giám đốc còn khá thấp đa số là trung cấp.
- Văn bản áp dụng vẫn lấy từ công ty mẹ nên vẫn còn nhiều hạn chế về vấn đề dịch thuật.Các chính sách, mục tiêu, kế hoạch đều chịu ảnh hưởng bởi sự chỉ đạo của công ty mẹ nên còn khá nhiều khó khăn để áp dụng với doanh nghiệp tại Việt Nam. Đây là những cơ sở để ta tiến hành đề xuất các biện pháp áp dụng tiêu chuẩn này vào công ty.
59
3.7.2 Các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến công ty:
3.7.2.1 Môi trường vĩ mô:
- Chính sách ưu đãi của nhà nước đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã tạo điều kiện khá thuận lợi cho hoạt động của công ty. Ví dụ: ưu đãi về thuế, thủ tục đăng ký…
- Tình hình kinh tế chính trị nước ta khá ổn định, những tác động của khủng hoảng kinh tế chỉ ảnh hưởng phần nào đối với công ty. Đây là yếu tố quan trọng thu hút các doanh nghiệp nước ngoài vào Việt Nam đầu tư.
- Kinh tế phát triển, đời sống người dân được cải thiện đáng kể. Nhu cầu xe hơi nói riêng và xe chuyên chở nói chung ngày càng tăng.
- Khoa học - công nghệ ngày càng phát triển, công nghệ thông tin đã có những bước tiến dài. Công việc mua bán có thể thực hiện nhanh chóng và an toàn hơn. 3.7.1.2 Môi trường ngành:
- Theo đánh giá của ban lãnh đạo công ty thì sản phẩm của công ty bị ảnh hưởng bởi hàng Trung Quốc về mặt giá cả.Tuy nhiên, chất lượng sản phẩm thì tốt hơn so với họ.
- Ngày càng có nhiều công ty vào thị trường Việt Nam phát triển, đặc biệt ngành công nghiệp sản xuất ô tô và phụ kiện ô tô.
- Khách hàng ngày càng đòi hỏi cao cả về chất lượng,giá cả và dịch vụ sau bán đối với sản phẩm họ mua.
- Nhà cung cấp chưa ổn định về giá cả và số lượng.Số lượng nhà cung cấp còn ít, nếu họ gặp khó khăn, công ty khó mà tìm nguồn cung ứng nguyên liệu kịp thời.
3.7.3 Các yếu tố nội bộảnh hưởng đến hoạt động của công ty:
3.7.3.1 Điểm mạnh:
Công ty TNHH APM SRINGS (Việt Nam) là công ty 100% vốn nước ngoài nên có những lợi thế đáng kể như sau:
- Vốn đầu tư được hỗ trợ từ công ty mẹ nên không phải tìm kiếm hay thu hút cổ đông thêm.
- Là doanh nghiệp duy nhất sản xuất nhíp ô tô tại Việt Nam nên không gặp phải sự cạnh tranh trong nước như nhiều doanh nghiệp khác.
60
- Đây là công ty sản xuất linh kiện cho ô tô, mà hiện nay Việt Nam đang là thị trường ô tô tiềm năng béo bở. Vì vậy đây là điều kiện tốt cho công ty ngày càng lớn mạnh.
- Nguồn nhân lực được đào tạo ngay từ đầu bởi các tổ trưởng đã được đi tập huấn từ công ty mẹ.
- Đầu vào nguồn nhân lực cấp cao phần lớn là những người có trình độ và có kinh nghiệm làm việc nhiều năm.
- Cơ sở hạ tầng, máy móc thiết bị đầy đủ đáp ứng cho nhu cầu sản xuất.
- Phương pháp quản lý của công ty kết hợp các điểm mạnh của 2 phương pháp quản lý: MBP (quản lý theo quá trình) và MBO (quản lý theo mục tiêu). - Sẵn sàng thực hiện các tiêu chuẩn chất lượng quốc tế để nâng cao hiệu quả
hoạt động sản xuất của công ty và khẳng định vị thế của mình trên thương trường.
3.7.3.2 Những mặt hạn chế:
Tuy có nhiều thuận lợi như đã nêu trên nhưng công ty cũng còn có một số hạn
chế sau:
- Máy móc thiết bị đều phải nhập từ nước ngoài nên khá tốn kém chi phí. - Chưa thực hiện được việc thường xuyên theo dõi và đưa ra các biện pháp cải
tiến nhằm nâng cao công suất máy móc và tăng sản lượng sản xuất. - Đội ngũ công nhân lành nghề còn ít về số lượng và kém về chất lượng. - Vì là công ty nước ngoài nên đòi hỏi các trưởng bộ phận phải nói được ngoại
ngữ (Hoa hoặc Anh). Mà đây lại là lỗ hổng đối với lao động Việt Nam. Dẫn đến việc truyền đạt từ cấp trên xuống dưới gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp thu ý kiến.
- Môi trường làm việc vẫn chưa được quan tâm đúng mức, chưa có nhiều sân chơi bổ ích và hoạt động tập thể được tổ chức.
- Chính sách lương thưởng khích lệ công nhân viên vẫn chưa được chú trọng. - Việc thu hút, sử dụng và giữ lại người tài vẫn chưa có chính sách rõ ràng. - Hệ thống phân phối trong nước vẫn chưa thực sự rộng khắp và nhanh chóng
61 Kết Luận: Kết Luận:
Qua phân tích trên ta phần nào thấy được thực trạng và xu hướng phát triển của công ty trong thời gian qua.Đồng thời, thấy được những yếu kém mà doanh nghiệp mắc phải và những điểm mạnh mà doanh nghiệp hiện có. Do đó, cần phát huy những điểm mạnh để hạn chế khuyết điểm và từng bước phù hợp với tiêu chuẩn chất lượng quốc tế ISO/TS 16949:2009. Trong suốt quá trình thực tập tại công ty, sinh viên thực hiện phần nào nắm được tình hình thực tế của doanh nghiệp, sau đây em xin đề xuất một số giải pháp cải thiện tình hình trên và góp phần để doanh nghiệp từng bước khẳng định chất lượng của mình.
62
CHƯƠNG IV
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TẠI CÔNG TY GIAI ĐOẠN 2010-2015 LÝ CHẤT LƯỢNG TẠI CÔNG TY GIAI ĐOẠN 2010-2015
4.1 Mục tiêu, phương hướng phát triển sắp tới của công ty:
Công ty TNHH APM SPRINGS (Việt Nam) là công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài.Sản phẩm chính của công ty là nhíp xe ô tô, đáp ứng nhu cầu của các hãng xe trong và ngoài nước.
Với triết lý “luôn làm thỏa mãn khách hàng”, đó là suy nghĩ và phương châm hành động của công ty APM trong tình hình hiện nay.Mặc dù, hiện nay chưa đạt đến thành công như mong muốn, nhưng hướng tới khách hàng, quan tâm đến con người là một trong những ưu tiên hàng đầu trong chiến lược kinh doanh của công ty. Việc duy trì và cải tiến liên tục hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO/TS 16949:2009 nhằm thỏa mãn khách hàng là trọng tâm mọi hoạt động kinh doanh của công ty. Chấm dứt việc mua những thiết bị mới, giãn thời gian mua các phụ tùng thay thế, cải tiến được số lần máy móc hư hỏng, tiết kiệm chi phí bảo trì cho máy phát điện, giảm tiêu thụ dầu Diesel, ngừng máy khi không sản xuất, tắt điện khi không sử dụng. Nổ lực giảm lỗi sản phẩm qua việc phân tích nguyên nhân trong thao tác công việc, phân tích và điều chỉnh phương thức làm việc, máy móc thiết bị.Luôn luôn đảm bảo chất lượng sản phẩm và thời hạn giao hàng theo đúng yêu cầu của khách hàng. Cùng với nỗ lực này, công ty phải tính toán đến mục tiêu lợi nhuận.Nếu công ty hoàn thành tốt từng chỉ tiêu, chắc chắn công ty sẽ vượt qua tình hình khó khăn hiện tại.
Môi trường kinh doanh đang thay đổi từng ngày.Nếu công ty không thay đổi, thì sẽ bị đào thải.Chính vì điều này việc áp dụng thành công tiêu chuẩn quản lý chất lượng quốc tế là thực sự cần thiết.
4.2 Các giải pháp nhằm duy trì và cải tiến hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO/ TS 16949:2009 tại công ty:
Như phân tích ở phần 3, hệ thống quản lý chất lượng của công ty còn nhiều hạn chế so tình hình thực tế, sau đây tôi xin đề xuất một số giải pháp về chất lượng.
63
4.2.1 Giải pháp nhân sự: