Di truyền của ty thể

Một phần của tài liệu Đề tài phân biệt thịt trâu và thịt bò bằng kỹ thuật PCR (Trang 34)

Ở hầu hết các sinh vật đa bào, mtDNA được thừa hưởng từ mẹ (Gyllesten và ctv, 1991). Cơ chế của điều này là do:

™Sự pha loãng đơn giản (một trứng chứa 100.000 đến 1.000.000 phân tử

mtDNA, trong khi đó một tinh trùng chỉ chứa 100 đến 1000 mtDNA).

™Sự giảm mtDNA của tinh trùng trong quá trình thụ tinh với trứng. Tinh trùng có thể mang một ít ty thểở phía đuôi như là một nguồn năng lượng để cho tinh trùng hoạt động trên hành trình dài tìm đến với trứng. Khi một tinh trùng nào

đó may mắn gắn được với trứng trong quá trình thụ tinh thì đuôi của nó cũng rụng đi. Hệ quả là cơ thể mới được tạo thành chỉ chứa ty thể của mẹ truyền cho. Năm 1999, Sutovsky và ctv đã làm thí nghiệm trong đó ty thể tinh trùng (có mtDNA) được gắn ubiquytin và nhận thấy chúng bị phá hủy ở phôi (Sutovsky, 1999).

™Sự thiếu sót của mtDNA tinh trùng để vào trứng ở một số ít sinh vật.

Mặc dù có một vài bằng chứng gần đây cho thấy rằng trong một số trường hợp hiếm, bào quan này cũng được di truyền từ bố. Người ta cho rằng ty thể có thểđôi khi

được di truyền từ bố ở một vài loài như loài trai (Hoeh & ctv, 1991; Zouros & ctv, 1992; Penman & Danny, 2002). Ty thể được di truyền từ bố cũng được tìm thấy ở

một vài loài côn trùng như ruồi (Kondo & ctv, 1992), ong (Meusel & Moritz, 1993), và loài ve (Fontaine & ctv, 2007).

Di truyền của ty thể từ bố có thể gặp trong các trường hợp sau: phôi được dòng hóa, sự loại bỏ ty thể từ bố xảy ra sau, trong điều kiện phòng thí nghiệm.

Như vậy không giống với DNA của nhân tế bào, vật chất di truyền của ty thể

không có hiện tượng trộn lẫn qua mỗi thế hệ do đó nó thay đổi với tốc độ chậm hơn.

Điều này có ý nghĩa quan trọng trong nghiên cứu quá trình tiến hóa của con người.

http://www.thuvienkhoahoc.com/).

Một phần của tài liệu Đề tài phân biệt thịt trâu và thịt bò bằng kỹ thuật PCR (Trang 34)