Xác định quy trình PCR-trâu và PCR-bò

Một phần của tài liệu Đề tài phân biệt thịt trâu và thịt bò bằng kỹ thuật PCR (Trang 42 - 43)

Quy trình PCR-trâu, PCR-bò thích hợp là quy trình PCR-trâu, PCR-bò có primer đặc hiệu nhất trong việc phát hiện thịt trâu, thịt bò. Thành phần phản ứng, quy trình nhiệt cũng như cặp primer đặc hiệu cho PCR-trâu, PCR-bò như đã được xác

định trong thí nghiệm kiểm tra trên thực tếđộđặc hiệu các cặp primer ở mục 3.4.3.3.

3.4.5 Ứng dụng PCR-trâu, PCR-bò để phát hiện thịt trâu, bò

Các quy trình PCR-trâu, PCR-bò vừa được xây dựng ở mục 3.4.4 được dùng để

phát hiện thịt trâu và bò trong các loại mẫu thử nghiệm khác nhau: - Các hỗn hợp DNA và xác định giới hạn phát hiện

- Hỗn hợp thịt chế biến có xử lý nhiệt và không xử lý nhiệt. - Mẫu bột thịt

3.4.5.1 Ứng dụng PCR-trâu

a. Xác định giới hạn phát hiện của PCR-trâu

Nhằm xác định nồng độ DNA trâu thấp nhất mà PCR-trâu còn phát hiện được. Thực hiện PCR-trâu với DNA template là 12 nồng độ (bắt đầu với nồng độ 10ng/μl, nồng độ sau giảm 10 lần so với nồng độ trước, nghĩa là từ 101 ng/μl xuống 10-10 ng/μl)

b. PCR-trâu với các hỗn hợp DNA có nồng độ giảm dần của trâu, bò, dê, cừu

Mục tiêu của thí nghiệm là để tạo cơ sở cho việc phát hiện thịt trâu của PCR- trâu trong các hỗn hợp DNA khác nhau của nhiều loài và xác định ở nồng độ nào của DNA trâu mà PCR-trâu còn phát hiện được. Thí nghiệm thực hiện với DNA template

được phối trộn theo bảng 3.2

Lý do phối trộn với tỷ lệ theo bảng 3.5 như sau: Nguyên liệu để sản xuất bột thịt trong thức ăn gia súc chủ yếu là phế phẩm từ các lò mổ gia súc, gia cầm. Trong đó, phế phẩm của heo và gà là chủ yếu. Nên đề tài phối trộn tỷ lệ heo và gà bằng nhau và tăng dần. Còn thịt có nguồn gốc từ thú nhai lại có nguy cơ nhiễm bệnh BSE hoặc vì lý

do nào đó (ví dụ như tôn giáo, dị ứng..) mà người ta không muốn sử dụng thịt từ thú nhai lại. Nên đề tài phối trộn thịt trâu, bò, dê, cừu với tỷ lệ bằng nhau và giảm dần.

Bảng 3.2: Tỷ lệ DNA heo, gà, trâu, bò, dê, cừu trong các hỗn hợp STT Kí hiệu hỗn hợp Tỷ lệ của hỗn hợp DNA 1 M1 30:30:10:10:10:10 2 M2 40:40:5:5:5:5 3 M3 48:48:1:1:1:1 4 M4 49:49:0,5:0,5:0,5:0,5 5 M5 49,8:49,8:0,1:0,1:0,1:0,1 6 M6 49,9:49,9:0,05:0,05:0,05:0,05 7 M7 49,94:49,94:0,03:0,03:0,03:0,03

Một phần của tài liệu Đề tài phân biệt thịt trâu và thịt bò bằng kỹ thuật PCR (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)