PHỈ BÁNG BẬC THÁNH (Trích Tăng Chi Bộ kinh 3B, tr 163)

Một phần của tài liệu Tài liệu Nhân quả ppt (Trang 54 - 58)

(Trích Tăng Chi Bộ kinh 3B, tr 163)

" Rồi Tỳ kheo Kokalika đi đến Thế Tơn, đảnh lễ và ngồi xuống một bên. Kokalika bạch Thế Tơn:

- Bạch Thế Tơn, Sariputta và Moggallana là ác dục, bị ác dục chinh phục.

- Này Kokalika, chớ nĩi vậy, này Kokalika, chớ cĩ nĩi vậy. Hãy để tâm tịnh tín đối với Sariputta và Moggallana, hiền thiện là Sariputta và Moggallana!

Lần thứ hai Koakalika bạch Thế Tơn:

- Dầu Thế Tơn cĩ lịng tin tưởng, đối với con, Sariputta và Moggallana là ác dục, bị ác dục chinh phục.

Ba lần Kokalika cơng kích, ba lần đức Thế Tơn cải chính.

Rồi tỳ kheo Kokalika từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ Thế Tơn, thân bên hữu hướng về Thế Tơn rồi ra đi. Kokalika ra đi khơng bao lâu, tồn thân nổi lên những hạt to bằng hạt cải, rồi lớn bằng hạt đậu, lớn bằng hạt sỏi, hạt táo, trái cau, trái dưa (dưa hường), trái dưa chín. Rồi chúng bị nứt nẻ, mủ và máu chảy ra. Tại đấy Kokalika nằm trên lá chuối như con cá ăn phải đồ độc.

Trang 55

Rồi Phạm Thiên độc giác Tudu (Tudu là bổn sư của Kokalika. Khi Tudu mệnh chung, được Thế Tơn nĩi là chứng được Nhất lai) hiện trên hư khơng nĩi với Kokalika:

- Này Kokalika, hãy đặt tâm tịnh tín nơi Sariputta và Moggallana. Hiền thiện là Sariputta và Moggallana!

- Ngươi là ai?

- Ta là độc giác Phạm thiên Tudu.

- Thưa hiền giả, cĩ phải hiền giả là người được Thế Tơn cơng nhận đã chứng Bất lai. Sao người lại đến đây? Phải chăng người khơng thật chứng Bất lai?

Phạm thiên Tudu thốt lên bài kệ: "Con người được sinh ra

với chiếc búa trong miệng Người ngu nĩi điều xấu là tự chém vào mình Ai khen người đáng chê ai chê người đáng khen đều chất chứa bất hạnh do từ miệng tạo thành và bởi bất hạnh ấy nên khơng được an lạc ... Ai chỉ trích bậc Thánh Với lời, với ác ý. Trải qua trăm ngàn thời Với địa ngục Nirab cịn thêm ba mươi sáu với ngục Abuda phải sanh vào địa ngục chịu khổ đau tại đấy."

Rồi Tỳ Kheo Kokalika do chứng bệnh ấy mệnh chung và sanh vào địa ngục sen hồng (Padina) vì tâm khởi ác ý đối với Sariputta và Moggallana. Rồi Phạm Thiên Sahampati, sau khi đêm gần mãn, với dung sắc thù thắng chĩi sáng tồn vùng Jetavana hiện thân trước Thế Tơn đảnh lễ và đứng một bên, bạch Thế Tơn, thuật lại sự kiện Kokalika sinh về địa ngục, rồi đảnh lễ biến mất.

Rồi Thế Tơn, sau đêm đã qua, bảo các Tỳ Kheo về việc Phạm Thiên Sahampati thuật lại. Một Tỳ Kheo hỏi Thế Tơn về thời gian của địa ngục Padma. Thế Tơn dùng một thí dụ để các Tỳ Kheo hình dung thời gian khơng thể tính kể của địa ngục này (xin xem nguyên bản).

NHẬN XÉT:

Kokalika phải chịu một bất hạnh lớn vì đã phỉ báng các bậc Thánh, nhất là vị Thánh này lại chính là hai đại đệ tử của Ðấng Chánh Ðẳng Giác. Ác tâm của Kokalika nặng nề đến nỗi chính Thế Tơn ba lần cải chính mà Kokalika vẫn khơng thay đổi quan niệm của mình.

Trang 56

Ác ý đối với hai đại tơn giả Sariputta và Moggallana đã khiến Kokalika mất hết thiện căn, hiện đời cảm báo bệnh hoạn dơ dáy, khốn khổ. Rồi thêm một lần chính bổn sư của

Kokalika là Phạm thiên Tudu, vị đã vào quả vị, hiện đến khuyên bảo mà Kokalika vẫn khơng đổi quan niệm lại cịn chê Tudu chưa phải vào vị Thánh. Như người bị té xuống hầm phân khơng cịn một chỗ sạch sẽ nào trên người để cho người ở trên cĩ thể nắm lấy kéo lên, Cũng vậy ác tâm của Kokalika che phủ hết mọi thiện căn để cĩ thể được người khác cứu vớt.

Cuối cùng Kokalika qua đời và sinh về địa ngục Padma với thời gian dường như vơ hạn. Những vị Thánh giải thốt giống như thửa ruộng mầu mỡ tốt tươi, người gieo trồng hạt lê sẽ nhận lấy muơn nghìn thơm ngọt, Kokalika đã gieo vào thửa ruộng Sariputta và

Moggallana hạt giống phỉ báng, ganh ghét để rồi phải nhận lấy khổ báo trong hiện đời bướu ghẻ đau đớn, nhận lấy khổ báo trong đời sau tại địa ngục mà sự đau khổ muơn vàn lần bi thảm hơn khơng thể diễn tả hết được.

Sự phỉ báng những vị Thánh giải thốt, những vị Tăng giữ giới thanh tịnh sẽ đưa người này đến địa ngục là điều khơng thể tránh khỏi.

Tuy nhiên trong hiện đời, y sẽ bị lìa khỏi địa vị cao sang để trở thành thấp hèn hạ liệt. Người làm tăng sẽ mất phước làm tăng, người uy quyền sẽ bại hoại danh vọng.

Khi chư thiên sắp mệnh chung từ bỏ cõi đời để sinh xuống cõi nhân gian, các vị này cĩ năm tướng xấu hiện ra báo trước, trong đĩ, họ khởi tâm nhàm chán thiên sứ hiện tại của mình. Chính nghiệp đã tác động đến tận trong tâm thức của chúng sinh. Cũng vậy, người xuất gia chợt khởi tâm nhàm chán địa vị làm tăng của mình, thích sống đời cư sĩ, cĩ khi tự biện hộ bằng những lý lẽ siêu thốt rằng đạo vượt ngồi hình tướng tăng tục, rồi cởi áo casa khốc thế y. Phải biết trường hợp này nghiệp đã xen vào tác động trong vơ thức. Vì một lý do nào đĩ, phước làm tăng của người này đã hết và ý tưởng bất thường khởi lên. Trong nhiều nguyên nhân mất phước làm tăng, cĩ một nguyên nhân là chỉ trích, khinh thường, ganh ghét bậc Thánh.

Người đang ở địa vị cao sang, nếu khởi ba nghiệp bất kính đối với bậc Thánh, y sẽ đánh mất địa vị của mình khơng lâu để lui lại vị trí thấp kém. Những quả báo nặng hơn ở phía sau khi mệnh chung là địa ngục, ngạ quỷ và súc sinh.

Người phỉ báng chánh pháp, chỉ trích bậc Thánh, quả báo ít nhất trong hiện đời là những khuyết tật về miệng. Miệng méo, sứt mơi, câm, ngọng,... là sự thể hiện của nghiệp phỉ báng này. Và những kiếp được làm người về sau, họ thường bị cơng kích nhục mạ chê bai.

Chúng ta dễ mắc ác nghiệp này trong trường hợp bênh vực tơn giáo mình và cơng kích tơn giáo khác, tơn vinh giáo chủ mình và hủy báng giáo chủ khác. Cĩ một thời gian Kitơ giáo và Hồi giáo cơng kích nhau kịch liệt. Người Kitơ giáo theo sự xúi giục của Euloge (thế kỷ 4) nổi lên cơng kích Mahomet là "tên gian dâm, bịp bợm và đại ác" là "tay sai của quỷ Satan". Ngược lại sau này, Alibm Hazm (994 - 1064) viết trong cuốn "Tơn giáo và Thừa phái" phê bình:

"Chúng ta khơng nên ngạc nhiên về ĩc mê tín của con người. Những dân tộc đơng người nhất và văn minh nhất cũng khơng thốt khỏi tật mê tín. Số tín đồ Kitơ giáo nhiều vơ kể, chỉ Thượng đế mới đếm nổi, và họ cĩ thể tự hào rằng cĩ những ơng vua sáng suốt, những

Trang 57

triết gia danh tiếng. Họ tin rằng Chúa Kitơ chính là đấng sáng tạo, đã bị quất, bạt tai, đĩng đinh lên Thập tự giá và trong ba ngày vũ trụ khơng cĩ ai làm chủ".

Kokalika được sinh ra với cái búa trong miệng, dễ dàng bất tín và chỉ trích mọi người. Ngay cả khi nghiệp quả bướu ghẻ nổi lên, được bổn sư từ cõi trời thương xĩt hiện đến nhắc nhở, Kokalika vẫn phớt lờ lại cịn hạch sách tại sao Tudu đã chứng Bất lai cịn trở lại đây, phải chăng điều này khơng đúng! Qua sự kiện này chúng ta hiểu thêm một điều. Quả vị của đạo Phật là năng lực tự tại đối với sinh tử, khơng phải là sự gị bĩ bắt buộc. Một vị chứng Bất lai cĩ nghĩa là khơng cịn bị nghiệp lơi kéo để trở lại cõi đời này, nhưng vị này vẫn cĩ thể tùy nguyện trở lại làm lợi ích chúng sinh. Cũng vậy, Niết Bàn Alahán là vơ sinh, khơng cịn bị nghiệp lơi kéo để thọ thân trong tam giới, nhưng vị này vẫn cĩ thể tùy nguyện trở lại làm lợi ích chúng sinh. Niết Bàn khơng phải là sự kềm tỏa trong khơ tịch mà phải là năng lực đại tự tại nên bậc Alahán cĩ khả năng đi vào sinh tử hĩa độ chúng sinh mà khắp trời, người, ma, phạm khơng tìm thấy dấu vết.

Chúng ta chưa thực chứng Niết Bàn, theo ngơn từ trong sách vở, chia đơi Niết Bàn Tiểu thừa Ðại thừa, rồi bênh vực Niết Bàn này, cơng kích Niết Bàn kia, khơng ngờ đĩ là gây tạo một bất hạnh lớn cho mai sau mà Bồ tát Long Thọ đã cảnh cáo:

"... vì cơng kích quả vị Alahán, kẻ này bị đọa vào địa ngục."

Chúng ta thường độc tơn nơi cá nhân mình, chủ thuyết mình đi theo, tơn giáo mình quy hướng, giáo chủ mình phụng thờ, tơng phái mình chọn lựa để rồi cơng kích tâ1t cả mọi phe nhĩm khác. Chiến tranh tàn khốc máu đổ thịt rơi cũng chỉ vì khuynh hướng độc tơn sai lầm này. Biết bao nhiêu triều đại đã qua trong lịch sử, càng cơng kích chỗ dở của triều đại trước chừng nào thì họ càng vi phạm sai lầm nhiều hơn địch thủ của họ nhiều chừng nấy. Nhưng sở dĩ chúng ta thích cơng kích hơn ca ngợi chỉ vì chúng ta cĩ cảm tưởng kẻ khác bị ngã quỵ tức là chúng ta vinh quang hơn, tài giỏi hơn, chúng ta thấy được cái dở của người khác tức là chúng ta giỏi hơn ho. Vì nghĩ vậy nên chúng ta chỉ trích thường xuyên. Muốn mặt mình đẹp bằng cách bơi nhọ lên mặt người khác mà khơng biết tự sửa soạn lại chính mình, muốn tơng phái mình nổi bật bằng cách chê bai tơng phái khác mà khơng biết hồn thiện lại chính tơng phái mình.

Phật dạy chúng ta phải biết ẩn ác dương thiện đừng bêu cái xấu của người ra, chỉ nên đưa cái tốt của họ ra mà thơi. Lịng từ bi khơng để cho chúng ta thấy người khác mất danh dự. Tuy nhiên điều này khơng nên cố chấp một chiều. Rồi một ngày đẹp trời nào đĩ, người anh em của chúng ta muốn đến thọ giáo với một ơng đạo cĩ nhiều quyền năng phép lạ, tự xưng là Phật xuất thế, là giáo chủ ra đời, phong thánh cho người này người kia, nếu chúng ta khơng kịp thời ngăn chận chỉ trích để cho người anh em chúng ta lạc vào đường tà, chúng ta cũng cĩ lỗi lớn.

"Khơng khen người đáng chê khơng chê người đáng khen."

Ðặt ngược vấn đề phỉ báng, nếu tán thán bậc thánh sẽ đưa đến quả báo ra sao?

Thiên giới, vinh quang và hạnh phúc là sự chờ đợi dành cho những người khởi tâm tịnh tín và tán thán đối với bậc Thánh. Nếu chúng ta kính trọng ai về ưu điểm nào, chúng ta sẽ thành tựu về ưu điểm đĩ.

Trang 58

Nếu chúng ta kính trọng thánh Francisco bởi nhân cách nghèo nàn đơn giản, bởi lịng thương yêu phụng sự mọi người, chúng ta sẽ dần dần trở nên thành tựu những nhân cách đĩ.

Sở dĩ chúng ta khát khao sự giải thốt trong khi chúng ta chưa từng nếm qua mùi vị giải thốt, bởi vì trong quá khứ, cĩ một bậc thánh giải thốt nào đĩ đã làm cho chúng ta kính phục. Sự kính phục phong cách, oai nghi, dung mạo, tâm hồn của vị thánh giải thốt đã ươm thành niềm khát khao giải thốt cho chính ta. Ðể rồi đời này, chúng ta chấp nhận bao nhiêu khĩ nhọc, bao nhiêu giới cấm và tiến tu Thiền Ðịnh mãi mãi.

Một phần của tài liệu Tài liệu Nhân quả ppt (Trang 54 - 58)