VUA VÀ ÐẤT NƯỚC (Trích Tăng Chi 2a, tr 99)

Một phần của tài liệu Tài liệu Nhân quả ppt (Trang 67 - 71)

(Trích Tăng Chi 2a, tr 99)

"- Khi nào, này các Tỳ Kheo, các vua phi pháp cĩ mặt, khi ấy các đại thần phi pháp của vua cĩ mặt. Khi nào các đại thần phi pháp của vua cĩ mặt, khi ấy các Bà La Mơn gia chủ phi pháp cĩ mặt. Khi nào các Bà La Mơn gia chủ phi pháp cĩ mặt, khi ấy dân chúng thị thành và dân chúng các làng trở nên phi pháp. Khi nào dân chúng thị thành và các làng là phi pháp, khi ấy mặt trăng mặt trời đi sai quỹ đạo. Khi nào mặt trăng mặt trời đi sai quỹ đạo, khi ấy tháng và nửa tháng đi sai quỹ đạo, khi nào tháng và nửa tháng đi sai quỹ đạo, khi ấy thời tiết và năm đi sai quỹ đạo. Khi nào thời tiết và năm đi sai quỹ đạo, khi ấy giĩ thổi sai lạc trái mùa. Khi nào giĩ thổi sai lạc trái mùa, khi ấy chư thiên bực mình. Khi nào chư thiên bực mình, khi ấy trời mưa khơng cĩ điều hịa. Khi nào trời mưa khơng cĩ điều hịa, khi ấy lúa chín trái mùa. Này các Tỳ Kheo, khi nào lúa chín trái mùa, khi ấy lồi người nuơi sống với loại lúa ấy thì thọ mạng sẽ ngắn, dung sắc xấu, yếu sức và nhiều bệnh.

- Khi nào, này các tỳ Kheo, các vua đúng pháp cĩ mặt, khi ấy các vị đại thần đúng pháp cĩ mặt (Diễn dịch ngược với đoạn trên....

... Này các Tỳ Kheo, khi nào lúa chín đúng mùa, khi ấy lồi người nuơi sống với loại lúa ấy, thọ mạng sẽ dài, dung sắc đẹp đẽ, cĩ sức mạnh và khơng cĩ nhiều bệnh.

" Khi đàn bị lội sơng Ðàn đầu đi sai lạc Cả đồn đều đi sai Vì hướng dẫn sai lạc Cũng vậy trong lồi người Vị được xem tối thắng Nếu sở hành phi pháp Cịn nĩi gì người khác Cả nước bị đau khổ Nếu vua sống phi pháp Khi đàn bị lội sơng Ðàn đầu đi đúng hướng Cả đàn đều đúng hướng Vì hướng dẫn đúng đường Cũng vậy trong lồi người Vị được xem tối thắng Nếu sở hành đúng pháp

Trang 68

Cịn nĩi gì người khác Cả nước được an vui Nếu vua sống đúng pháp." NHẬN XÉT:

Bài kinh này Ðức Phật nĩi về Nghiệp báo chung của cả quốc gia.

Dĩ nhiên khơng phải vơ cớ mà những người dân sinh ra cùng một đất nước để chịu chung một hồn cảnh, một hiến pháp, một nền văn minh. Cũng khơng phải vơ cớ mà một người trở thành vua của quốc gia ấy. Cơng đức riêng của vị này và sự liên hệ nhiều đời với nhân dân đã đưa vị ấy trở thành vua của đất nước đĩ. Lịch sử đằng đẵng của lồi người đã chứng tỏ rằng khơng phải vị vua nào cũng là hơn quân vơ đạo, cũng khơng phải vị vua nào cũng là minh quân diệu đức. Dù là cùng một thể chế phong kiến, nhưng cĩ khi vua là chính trực, cĩ khi vua là hơn ám. Và thái độ của vua ảnh hưởng đến vận mệnh đất nước. Bài kinh diễn dịch rất lạ tai về những sự đi lệch quỹ đạo của mặt trăng mặt trời, các thiên hà tinh tú, năm tháng khơng chính xác, chư thiên bực mình, thời tiết mùa màng thay đổi, nhưng cĩ một điểm mốc quan trọng là:

"Khi nào dân chúng thị thành và làng mạc trở thành phi pháp..."

Như vậy khơng phải vua là nguyên nhân đưa đến đau khổ an lạc cho đất nước, mà chính sự phi pháp của dân chúng đưa đến bất hạnh cho họ. Vua chỉ là cái cớ ban đầu dẫn đến thái độ phi pháp hay đúng pháp của dân chúng mà thơi.

Nếu dân chúng hầu hết trở thành băng hoại Ðạo Ðức, phong hĩa suy đồi, ác giới lừng thịnh, lấp đường bố thí, mở lối ích kỷ, thì từ đĩ những sinh hĩa của thiên nhiên đi dần về phía bất lợi cho cuộc sống con người. Mưa giĩ sẽ thất thường khơng thuận lợi cho việc trồng tỉa; sâu bọ cơn trùng sinh sơi nảy nở phá hoại hoa màu; động đất rung chuyển sụp lở làm chết người hư vật; bão tố lụt lội sẽ thường xuyên tàn phá xĩm làng thị trấn; sĩng thần trỗi dậy cuốn trơi làng mạc ven biển, bệnh dịch phát khởi lan tràn gieo rắc chết chĩc tĩc tang. Những "cơn thịnh nộ" của thiên nhiên rất tàn khốc và vẫn nằm ngồi tầm tay kiểm sốt của con người.

Trong các hình thức nghiệp, đạo Phật cĩ nĩi đến cộng nghiệp - nghiệp chung. Do cộng nghiệp này mà những người cùng chung trong một điều kiện, một xứ sở, một địa phương, một làng xĩm, một tập thể, một chuyến xe phải chịu chung một bất hạnh hay một may mắn. Những người dân Ả rập sống chung trên những túi dầu hỏa. Những người Eskimo sống chung nơi vùng bắc cực lạnh lẻo hoang vắng. Những người Nhật ở Hiroshima và Nagasaki chịu chung hai trái bom nguyên tử. Những hành khách trên chuyến xe hơm qua chịu chung tình trạng lật. Những gia đình bên kia chịu chung một quyết định dời nhà trong khu qui hoạch. Cĩ lẽ do sự tạo nghiệp tập thể nào đĩ, do tâm trạng thiện ác tương ưng nào đĩ, đã đưa những người này nhận chung số phận vui khổ giống nhau. Dĩ nhiên trong cộng nghiệp vẫn cĩ biệt nghiệp của từng người. Trái đạn nổ tung, khĩi bụi mịt mờ, hai ba người lính khơng cịn tìm thấy xương thịt nguyên vẹn, nhưng cĩ một người chỉ bị cháy nám sơ sơ. Chiếc xe nổ bánh trước lật nhào xuống ruộng, hành khách bị một phen kinh hồng, nhưng chỉ cĩ hai ba người chết. Một thành phố tối tân giàu cĩ, nhà cửa cao lớn chọc trời, sinh hoạt tấp nập thịnh vượng, nhưng vẫn cĩ những người nghèo khĩ sống

Trang 69

kham khổ thiếu áo, thiếu nhà.

Tuy nhiên nghiệp thiện ác tương ứng trên tồn thể vẫn đem lại cho họ một sắc thái vui khổ chung chung.

Bài kinh này Phật nhấn mạnh đến trách nhiệm của người lãnh đạo đất nước là phải làm sao cho dân chúng sống đúng pháp. Khi họ đã sống đúng pháp rồi thì những kế hoạch ổn định trật tự, xây dựng kinh tế, nâng cao đời sống, dễ dàng thực hiện. Nếu người dân sống phi pháp, dù cố gắng tối đa, vị nguyên thủ vẫn khơng thành cơng trong việc đem lại cho họ một đời sống ấm no hạnh phúc. Trách nhiệm nặng nề của vị vua nằm ở chỗ này, là giúp họ cĩ một đời sống chân chính Ðạo Ðức. Thường thì vị vua lãnh đạo đất nước chỉ đặt nặng khả năng tổ chức, thiết kế sách lược, sắp xếp kế hoạch, bổ dụng nhân sư, mà quên đi cái gốc nằm tại thái độ sống của người dân. Vị vua chân chính nào cũng muốn cho dân được hạnh phúc ấm no, nhưng nếu người dân thiếu phước thì khơng một sách lược nào thành tựu. Thế nên trên tất cả kế hoạch, vị vua phải cĩ một kế hoạch xây dựng thái độ sống cho dân chúng. Kế hoạch này là nền tảng của mọi kế hoạch kinh tế, quốc phịng, giáo dục, cơng nghiệp, nào khác.

Nhưng muốn xây dựng thái độ sống của người dân thì vị vua phải chọn thái độ sống của chính mình trước hết, và chính thái độ sống của vua sẽ ảnh hưởng tới các vị đại thần, tới dân chúng. Chúng ta nĩi vị vua ảnh hưởng tới vận mệnh đất nước nghĩa là như vậy. Từ thái độ sống của vua ảnh hưởng tới dân chúng, và từ thái độ sống của dân chúng ảnh hưởng đến đời sống khổ vui của họ.

Trong kinh cựu ước của Thiên Chúa giáo cĩ một huyền thoại về sự tiêu diệt thành

Sodoma. Dân thành Sodoma sống trụy lạc, ác độc và ích kỷ. Chúa trời Jéhova quyết định tiêu diệt tồn bộ thành này. Abraham xin chúa tha thứ nếu cịn một số người cĩ thiện tâm. Ðấng Jéhova đồng ý tha thứ thành này khỏi bị hủy diệt nếu cịn đến mười người cĩ thiện tâm. Nhưng tiếc thay, cả thành chỉ cịn gia đình của Lott cĩ thiện tâm. Thiên sứ đã hiện ra đưa gia đình Lott ra khỏi thành, sau đĩ một cơn mưa diêm sanh và lửa từ trời giáng phủ tiêu diệt tồn bộ thành Sodoma và Gomose. Hai thành này bị sụp xuống thành Tử Hải cho đến hơm nay.

Chúng ta bỏ qua những chi tiết huyền thoại này, chỉ hiểu đơn giản rằng do thái độ sống phi pháp quá đáng của dân chúng hai thành này, nên thiên nhiên đã xuất hiện thiên tai, sự động đất sụp lở cùng với mưa lửa - mưa lửa cĩ thể hiểu giống như mưa acid bây giờ. Thật ra chúng ta khĩ đánh giá Nhân Quả của một quốc gia vì sự luân hồi tái sanh đã chuyển người dân nước này trở thành người dân nước khác.

Tại nước Nhật, Phật giáo được xem là quốc giáo cùng với truyền thống võ sĩ đạo tại đây. Trong một chiếu chỉ ban cho tồn dân. Thánh đức Thái Tử đã viết:

"Tồn dân Nhật phải kính thờ đạo Phật"

Và thế là đạo Phật nhanh chĩng xâm nhập vào cuộc sống người dân Nhật. Họ sống thanh thản, thánh thiện và bình thường cho đến khi người Âu châu đặt chân đến đất nước họ. Minh Trị Thiên Hồng đã sáng suốt tiếp nhận văn minh kỹ thuật Tây phương vào đất nước mình. Trí tuệ của Thiền từ lâu ẩn núp trong phong cách mộc mạc của dân chúng Nhật, bây giờ trỗi dậy tiếp thu và phát huy những kỹ thuật của Tây phương một cách sắc

Trang 70

bén khơng ngờ. Nền văn minh cơ khí vật chất vượt lên cao độ, những phương tiện xe cộ, máy bay, tàu thủy, điện tử, đã đủ để họ trở nên cường quốc trong một thời gian khơng lâu. Khi sự vinh quang của vật chất được tơn sùng thì sự cao cả của Thánh triết bị bỏ quên. Tinh thần võ sĩ đạo truyền thống của Nhật được phát tiết vào quân đội. Ðảng Hắc Long ra đời với chủ thuyết đại Ðơng Á, mưu đồ thơn tính các nước Á Ðơng ven Thái Bình Dương. Tinh thần Phật giáo nhường chỗ cho chủ nghĩa quân phiệt (Militarism). Những chiến thắng liên tiếp từ Mãn Châu, lục địa Trung Hoa, Việt Nam, Mã Lai, Phi Luật Tân, Nam Dương, đã làm cho Nhật trở thành bá chủ như chủ trương của họ. Những xác người để lại bên cuộc xâm lăng, hai triệu người Việt Nam chết đĩi vì chính quyền Nhật ra lệnh phá lúa trồng đay, cịn là nỗi thương tâm khĩ xĩa nhịa.

Và rồi quân đội đồng minh đã phản cơng mạnh mẽ, chiếm lại dần dần những vùng đất bị chiếm. Quân đội Nhật yếu thế từ từ. Hoa Kỳ đặt chân càng lúc càng gần nơi lãnh thổ Nhật. Trong lúc đen tối tuyệt vọng như vậy, những nhà quân đội lãnh đạo của Nhật cịn hối thúc các nhà bác học chế ra bom nguyên tử để hy vọng chuyển bại thành thắng (kế hoạch Ni). Nhưng cuối cùng, mùa thu năm 1945, Hoa Kỳ đã chấm dứt cuộc chiến tranh Thái Bình Dương này bằng hai quả bom nguyên tử tại hai thành phố Hiroshima và Nagasaki. Nhật đã đầu hàng vơ điều kiện.

Khi sự vinh quang của quyền uy và vật chất bị đập vỡ, người Nhật trở về tìm sự an ủi trong đời sống Thiền Ðịnh cố hữu của họ. Hoa Kỳ đã thay thế chính quyền Nhật bởi những phần tử ơn hịa, giải trừ tồn bộ quân đội Nhật. Người Nhật chỉ cịn lo xây dựng kinh tế. Sự thơng minh do Thiền Ðịnh đem lại đã giúp cho người Nhật trở thành sắc sảo trong lãnh vực khoa học kỹ thuật và sự thành cơng về phương diện này đã khiến thế giới khâm phục họ.

Phước do lối sống Phật giáo luơn luơn sẵn sàng đem lại sự thành cơng cho họ, nhưng nếu họ hướng sự thành cơng đĩ về chiến tranh giết chĩc, họ phải chịu hậu quả tức thì.

Nếu so sánh các lồi động vật thì con người cĩ phước hơn các lồi thú khác. Dù to lớn như voi, hung dữ như cọp, con người vẫn cĩ khả năng khống chế như thường. Nghiễm nhiên con người trở thành chủ nhân giữa các lồi trên mặt đất.

Nĩi như vậy khơng cĩ nghĩa chúng sinh khơng cĩ quyền tự làm chủ và phước nghiệp là sức mạnh bên ngồi. Chúng sinh cĩ quyền làm chủ từ ban đầu khi họ quyết định tạo thiện hay ác. Khi nghiệp thiện hay ác đã được tạo ra rồi thì họ trở lại bị nghiệp đĩ làm chủ. Chính chúng sinh tạo ra chủ nhân của mình. Nếu đĩ là chủ nhân thiện, chúng sinh cĩ nhiều tự do và may mắn. Nếu đĩ là chủ nhân ác, chúng sinh chịu nhiều ràng buộc và bất hạnh.

Nếu người cĩ tâm từ ái tốt lành, sức mạnh của phước sẽ đưa thần thức họ về một xứ sở cĩ nhiều người từ ái thân thiện. Nếu người cĩ tâm vị kỷ ganh tỵ, sức mạnh của nghiệp sẽ đưa thần thức họ về một xứ sở cĩ nhiều người hay đấu tranh bỏn xẻn. Nơi xứ sở tương xứng đĩ, họ sẽ nhận được sự đối xử thích hợp của mọi người chung quanh. Tuy nhiên trong cái chung cũng cĩ vơ vàn dị biệt, nhưng ngược lại trong cái dị biệt vẫn cĩ nét chung.

Bài kinh trên, Phật đặt trách nhiệm chính nơi vị vua, vị vua phải sống chân chính hướng dẫn dân chúng cùng sống chân chính. Ðĩ là nĩi vị vua biết vì dân vì nước, Trong trường

Trang 71

hợp khác, cĩ những bạo chúa khơng cĩ một chút vì dân vì nước, trái lại cịn đày đọa áp bức dân chúng, đối xử tàn bạo với dân chúng như kẻ thù; cĩ những tập đồn vua quan chỉ xúm nhau hà hiếp bốc lột dân chúng. Vua Néron giải trí bằng cách đốt cháy nhà dân chúng rồi đứng trên đài cao ngắm lửa cháy một cách vui sướng. Hitler với chủ nghĩa quốc xã đã vắt cạn sức lực của tồn dân cho mưu đồ bá chủ. Polpot chụp mũ phản động để đập bể đầu gần hết dân Campuchia. Chúng ta khơng hiểu nổi mối thù truyền kiếp nào đã đưa đến tình trạng éo le như vậy, nhưng rõ ràng cĩ mối thù giữa tập đồn thống trị và dân chúng. Vua Asoka trong giai đoạn ban đầu cũng là bạo chúa, đã đối xử tàn bạo và khắc nghiệt với mọi người. Vua cịn đem quân tàn phá thơn tính các nơi để mở rộng đế quốc. Người dân đã gọi vua là Ác A dục. Ðến khi được đạo Phật khai mở cõi lịng, vua bỗng trở thành minh quân, sáng suốt, suốt đời hướng dẫn tồn dân sống theo chánh pháp và hỗ trợ sự phát triển của đạo Phật. Vua cịn cho cả cơng chúa xuất gia sang truyền giáo tại Tích Lan (XriLanca). Ðế quốc của vua trải qua một thời gian dài thịnh vượng.

Tĩm lại, trên bình diện quốc gia, vua là người ảnh hưởng lớn tới vận mệnh đất nước. Nếu vua là nguyên nhân khiến cho Ðạo Ðức dân chúng suy đồi, đất nước sẽ điêu linh khổ sở. Nếu vua là nguyên nhân khiến cho Ðạo Ðức dân chúng tăng trưởng, đất nước sẽ thái bình thịnh vượng. Vị vua phải thấy cả ba mặt của vấn đề Ðạo Ðức.

Một, ngành tư pháp hữu hiệu cĩ khả năng chế tài những kẻ phạm pháp, khơng cho kẻ phạm tội tiếp tục phạm tội, răn đe những kẻ muốn phạm tội.

Hai, ngành giáo dục Ðạo Ðức hữu hiệu đánh thức lương tâm phân biệt thiện ác của mọi người, đem lại sự tự giác cho họ. Trong tất cả, sự hiểu biết về đường đi của Nhân Quả Nghiệp báo là Ðạo Ðức căn bản hơn hết.

Ba, guồng máy kinh tế hữu hiệu khơng để cho người dân trở thành bần cùng sinh đạo tặc. Họ cần dư dả để bố thí và sự bố thí là điều kiện mấu chốt để tăng nhanh sự giàu mạnh cho đất nước. Các tổ chức tơn giáo của những nước phương Tây thường lập nhiều hội từ thiện cứu tế cho những nơi bị nghèo đĩi, chiến tranh và tai nạn. Hầu hết các gia đình giàu cĩ đều đĩng gĩp cho hội từ thiện và như vậy sự giàu cĩ của họ cịn kéo dài rất lâu. Ðủ cả ba ngành hữu hiệu - Tư pháp, giáo dục Ðạo Ðức, kinh tế - người dân sẽ trở nên hồn thiện hơn về Ðạo Ðức, đất nước sẽ bớt những thiên tai, mùa màng sẽ tươi tốt, những kế hoạch xây dựng sẽ thành cơng, cõi đời bớt đi khổ đau và thêm nhiều vui sướng.

Một phần của tài liệu Tài liệu Nhân quả ppt (Trang 67 - 71)