Các nhân tố ảnh hưởng đến kế toán bán hàng trong doanh nghiệp thương mại 1 Nhân tố vĩ mô.

Một phần của tài liệu CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU (Trang 28 - 29)

3.2.2.1. Nhân tố vĩ mô.

Để thống nhất quản lý và tạo khuôn khổ pháp lý trong lĩnh vực kế toán, Bộ tài chính đã ban hành và công bố 26 chuẩn mực kế toán Việt Nam và hàng loạt các thông tư hướng dẫn kế toán thực hiện các chuẩn mực đó. Chuẩn mực kế toán là một hành lang pháp lý qui định DN thực hiện công tác kế toán của mình đúng luật. Có thể thấy rằng chuẩn mực kế toán Việt Nam là một nhân tố môi trường bên ngoài nhưng có tác động trực tiếp đến công tác kế toán nói chung và công tác kế toán bán hàng nói riêng của các DNTM. Ví dụ như nó quy định những nội dung về doanh thu, chi phí, các khoản giảm trừ, phương pháp tính giá gốc hàng xuất kho, phương pháp hạch toán nghiệp vụ bán hàng…mà bắt buộc kế toán bán hàng trong doanh nghiệp thương mại phải tuân thủ theo.

Chế độ kế toán doanh nghiệp cũng là nhân tố ảnh hưởng đến kế toán bán hàng. Chế độ kế toán doanh nghiệp được ban hành đồng bộ cả chế độ chứng từ, sổ kế toán, tài khoản kế toán và đến các báo cáo tài chính sao cho khoa học và hợp lý nhất tạo điều kiện thuận lợi giúp cho kế toán nói chung và kế toán bán hàng nói riêng xử lý, phản ánh đúng bản chất của các hoạt động kinh tế phát sinh, làm cho thông tin kế toán cung cấp được chính xác, kịp thời và cho phép đánh giá thực trạng tài chính của doanh nghiệp ở mọi thời điểm.

Bên cạnh đó, trình độ phát triển của khoa học kỹ thuật và công nghệ cũng là yếu tố ảnh hưởng đến công tác kế toán của DN. Phần mềm kế toán chính là minh chứng rõ ràng nhất. Việc sử dụng phần mềm kế toán đã giúp cho công việc kế toán của DN được thực hiện một cách nhanh chóng, khoa học và chính xác hơn. Điều này là rất quan trọng đối với việc quản lý chi phí và từ đó giúp các nhà quản trị đưa ra các quyết định phù hợp.

Mặt khác, sự thống nhất giữa chế độ kế toán và chuẩn mực kế toán cũng là một nhân tố ảnh hưởng đến kế toán bán hàng. Nếu giữa chế độ kế toán và chuẩn mực kế toán không có sự thống nhất sẽ làm cho những người làm kế toán lúng túng trong quá trình xử lý, hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Từ đó, dẫn tới sự nhầm lẫn, sai sót và kết quả là thông tin đưa ra sẽ không còn chính xác, không phản ánh đúng tình hình tài chính, tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Tuy nhiên, sự khác nhau trong ngành và lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp cũng đòi hỏi các doanh nghiệp phải chủ động, sáng tạo hạch toán kế toán các nghiệp vụ theo đúng hành lang pháp lý chung củaీీĀ29Ā 쿏 遀㣰㣰 29c và đảm bảo có lợi cho doanh nghiệp.

Đối với công tác kế toán bán hàng có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng nằm bên ngoài bản thân mỗi DN mà DN không thể cải tạo hay kiểm soát nó được, mà chỉ có thể thích nghi. Nhóm nhân tố này ảnh hưởng rộng rãi đến hầu hết các DN. Những thuận lợi và khó khăn DN nhận được hoặc gánh chịu thì đối thủ cạnh tranh cũng vậy. Vì thế DN phải biết khai thác triệt để các thời cơ, cơ hội mà mình nhận được.

Một phần của tài liệu CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(51 trang)
w