Phân loại giá thành sản phẩm

Một phần của tài liệu Hoàn thiện tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH sản xuất kinh doanh minh phượng (Trang 25 - 27)

Với mục đích quản lý tốt giá thành cũng nhƣ yêu cầu xây dựng giá cả hàng hoá, kế toán cần phải phân biệt các loại giá thành khác nhau. Giá thành đƣợc xem xét dƣới nhiều góc độ, phạm vi tính toán khác nhau, về lý luận cũng nhƣ thực tiễn có các cách phân loại chủ yếu sau:

1.1.5.2.1.Phân loại giá thành theo cơ sở số liệu và thời điểm tính giá thành

Theo cách phân loại này có các loại giá thành sau:

+ Giá thành sản phẩm kế hoạch: Là giá thành sản phẩm đƣợc tính toán trên cơ sở chi phí kế hoạch và số lƣợng sản phẩm sản xuất kế hoạch. Giá thành kế hoạch bao giờ cũng đƣợc tính toán trƣớc khi bắt dầu quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời kỳ. Giá thành sản phẩm kế hoạch là mục tiêu phấn đấu trong kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nó cũng là căn cứ để so sánh, phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch giá thành của doanh nghiệp.

+ Giá thành sản phẩm định mức: Là giá thành sản phẩm đƣợc tính trên cơ sở các định mức chi phí hiện hành và chỉ tính cho một đơn vị sản phẩm. Định mức chi phí đƣợc xác định trên cơ sở các định mức kinh tế - kỹ thuật của từng doanh nghiệp trong từng thời kỳ.

+ Giá thành sản phẩm thực tế: Là giá thành sản phẩm đƣợc tính toán và xác định trên cơ sở số liệu chi phí sản xuất thực tế phát sinh và tập hợp đƣợc trong kỳ cũng nhƣ số lƣợng sản phẩm thực tế đã sản xuất và tiêu thụ trong kỳ. Giá thành thực tế chỉ có thể tính toán đƣợc khi kết thúc quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm và đƣợc tính toán cho cả chỉ tiêu tổng giá thành và giá thành đơn vị.

Đây là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh kết quả phấn đấu của doanh nghiệp trong việc tổ chức sản xuất kinh doanh.

Cách phân loại này có tác dụng trong việc quản lý và giám sát chi phí, xác định đƣợc nguyên nhân vƣợt ( hụt ) định mức chi phí trong kỳ hạch toán. Từ đó điều chỉnh kế hoạch hoặc định mức chi phí cho phù hợp.

1.1.5.2.2. Phân loại giá thành căn cứ vào phạm vi chi phí cấu thành

Theo cách phân loại này giá thành sản phẩm đƣợc phân biệt thành hai loại: Giá thành sản xuất sản phẩm, giá thành toàn bộ sản phẩm tiêu thụ.

+ Giá thành sản xuất sản phẩm: Là loại giá thành bao gồm các chi phí liên quan đến quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm nhƣ: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung tính cho sản phẩm đã hoàn thành. Giá thành sản xuất sản phẩm đƣợc sử dụng để hạch toán thành phẩm, giá vốn hàng xuất bán và mức lãi gộp trong kỳ của doanh nghiệp.

+ Giá thành toàn bộ sản phẩm tiêu thụ: Bao gồm giá thành sản xuất tính cho số sản phẩm tiêu thụ cộng với chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh trong kỳ tính cho số sản phẩm này. Nhƣ vậy giá thành toàn bộ sản phẩm tiêu thụ chỉ tính và xác định cho số sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất và đã tiêu thụ, nó là căn cứ để tính toán xác định mức lợi nhuận thuần trƣớc thuế của doanh nghiệp.

Ngoài những cách phân loại giá thành sản phẩm đƣợc sử dụng chủ yếu trong kế toán tài chính trên đây, trong công tác quản trị, doanh nghiệp còn thực hiện phân loại giá thành sản phẩm theo phạm vi tính toán chi phí chi tiết hơn.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH sản xuất kinh doanh minh phượng (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)