- Đối với doanh nghiệp sản xuất theo đơn đặt hàng
+ Đối tƣợng tập hợp chi phí sản xuất là từng đơn hàng. + Đối tƣợng tính giá thành là sản phẩm của từng đơn hàng.
+ Việc tính giá thành chỉ đƣợc thực hiện khi đơn hàng đã hoàn thành.
+ Nếu đến kỳ lập báo cáo kế toán mà đơn hàng vẫn chƣa hoàn thành thì toàn bộ chi phí đã tập hợp đƣợc gọi là giá trị sản phẩm dở dang.
- Đối với doanh nghiệp có quy trình công nghệ phức tạp kiểu chế biến liên tục
+ Đối tƣợng tập hợp chi phí sản xuất là từng giai đoạn công nghệ.
+ Đối tƣợng tính giá thành có thể là sản phẩm của từng giai đoạn hoặc sản phẩm cuối cùng.
+ Nếu tính giá thành sản phẩm cho từng giai đoạn gọi là giá thành bán thành phẩm (bán thành phẩm có thể đƣợc bán ra ngoài hoặc đƣa vào giai đoạn sau để tiếp tục làm ra thành phẩm). Kế toán sẽ tính giá thành theo phƣơng án phân bƣớc có tính giá bán thành phẩm ( gọi là kết chuyển tuần tự chi phí).
+ Nếu tính giá thành phẩm cho giai đoạn cuối cùng gọi là giá thành thành phẩm. Kế toán sẽ tính giá thành phẩm theo phƣơng án phân bƣớc không tính giá thành bán thành phẩm ( gọi là kết chuyển song song chi phí).
Tóm lại: Có nhiều cách để tính giá thành sản phẩm, mỗi phƣơng pháp có mặt mạnh, yếu khác nhau vì vậy tuỳ điều kiện của từng doanh nghiệp mà áp dụng phƣơng pháp tính giá thành sản phẩm một cách khéo léo, phù hợp để mang lại lợi ích tối đa. Có nhƣ vậy thì doanh nghiệp mới có thể tồn tại và đứng vững trong nền kinh tế thị trƣờng.