Trò chơi: Cướp cờ

Một phần của tài liệu chủ điểm nghành nghề (Trang 27 - 31)

*Luật chơi:Bạn nào cướp được cờ mang về phe mình mà không phạm luật, sau

mỗi lần như vậy sẽ được tặng 1 bông hoa

*Cách chơi: chia lớp làm 2 đội. Bốc thăm số:đội nào bốc được số 1 sẽ được chơi trước, số 2 chơi sau. Mỗi đội chia làm 2 phe (số người bằng nhau) đứng đối diện trước vạch mốc, mỗi phe đếm số thứ tự (đếm to cho đối phương biết)

hoặc mang thẻ số. Khi nghe cô gọi một số bất kỳ thì 2 bạn cùng mang số giống nhau ở 2 phe chạy nhanh lên cướp cờ, rồi chạy nhanh về phe mình. Nếu 1 trong 2 bạn cướp được cờ đưa ra khỏi vòng mà không bị bạn của đối phương đập thì bạn cướp được cờ phải chạy nhanh mang cờ về cho phe mình. Bạn của phe dối phương đuổi kịp đập vào người bạn cướp cờ là thắng. Nếu không đập vào người bạn để bạn cướp cờ chạy được về phe mình thì phe cướp cờ được tặng hoa. Cô lại tiếp tục gọi số khác, cứ như vậy cho đến khi hết thời gian qui định chơi. Phe nào được tặng nhiều hoa là thắng.

lần sau chơi cô đổi bên hoặc thay người của từng đội, nếu có trẻ bị mệt. -Kết thúc trò chơi cô nhận xét – tuyên dương trẻ

3. Kết thúc hoạt động:Cô giáo dục dinh dưỡng cho trẻ

*Hồi tĩnh:Trẻ đi lại hít thở nhẹ nhàng

B.Hoạt động 2:KHÁM PHÁ KHOA HỌC

Đề tài:Trò chuyện về một số nghề truyền thống ở địa phương

I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

-Trẻ biết được nghề truyền thống ở địa phương, của địa phương -Trẻ nhận biết được công việc và lợi ích của nghề đó đối với xã hội -Giáo dục trẻ biết yêu quý người lao động

I.CHUẨN BỊ:

Đồ dùng phương tiện: tranh vẽ về một số nghề truyền thống ở địa phương

1.Hoạt động mở đầu:

Cho cả lớp hát bài “tía má em”

2.Hoạt động trọng tâm: Giới thiệu

-Cho trẻ kể về những công việc của những người thân trong gia đỉnh trẻ -Ba con làm nghề gì? Mẹ con làm nghề gì?

-Bạn nào kể tên một số nghề ở địa phương?

Cô treo tranh cho trẻ quan sát và đàm thoại: tranh vẽ gì đây? Trong tranh mọi người đang làm gì?

Những người thợ gặt, người làm ra hạt thóc gọi là gì? Bác nông dân thì gọi là gì? (nghề nông)

Nghề nông là nghề phổ biến ở địa phương ta đấy các con.

Cô giới thiệu tiếp tranh vẽ về biển và đàm thoại cùng trẻ: trên mặt biển có gì?tàu truyền đang làm gì?

Những người làm biển thì gọi là gì? (ngư dân)

+Cô tóm lại: ở địa phương ta nghề truyền thống là nghề nông và nghề biển. nghề nông thì làm ra sản phẩm như: gạo, khoai, sắn…còn nghề biển thì đánh bắt cá, tôm, cua…Vì vậy chúng ta phải biết giữ gìn nghề truyền thống của địa phương các con nhé!

*so sánh: nghề biển và nghề nông -Cô mời vài trẻ lên so sánh

+ giống nhau: đều là nghề phổ biến ở địa phương

+khác nhau:Nghề nông cho ta khoai, lúa, sắn.. còn nghề biển cho ta cá, tôm, cua….

+Trò chơi 1:sắp xếp đồ dùng sản phẩm theo nghề

-Hai đội thi đua bật qua 2 vòng lên sắp xếp đồ dùng sản phẩm của nghề nông và nghề biển

-Cô nhận xét tuyên dương trò chơi

+Trò chơi 2: Cái gì biến mất

-Cô treo tranh cho trẻ nhắm mắt lại và cất dần tranh, hỏi trẻ tranh vẽ gì đã biến mất.

-Cô nhận xét tuyên dương trò chơi

3.Kết thúc hoạt động::

-Cô giáo dục tư tưởng và giáo dục vệ sinh -trẻ đọc bài thơ “Bé làm bao nhiêu nghề”

IV.ĐÁNH GIÁ TRẺ TRONG NGÀY :

Đa số trẻ tham gia vào hoạt động trong ngày

KẾ HOẠCH NGÀY

Thứ ba ngày 6 tháng 12 năm 2011

CHỦ ĐỀ NHÁNH:NGHỀ TRUYỀN THỐNG Ở ĐỊA PHƯƠNG

-Gáo dục trẻ biết yêu quí, kính trọng nghề truyền thống của địa phương mình.

+Thể dục buổi sáng:

* Bật: Bật chân sáo

HOẠT ĐỘNG HỌC: LÀM QUEN VỚI TOÁNI. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

-Trẻ nhận biết các nhóm có số lượng từ 1 đến 7

-Trẻ biết so sánh được mối qưuan hệ hơn kém của 2 nhóm trong phạm vi 6 -Biết được một số nghề ở địa phương

- GD trẻ yêu quí nghề truyền thống ở địa phương

II. CHUẨN BỊ:Không gian tổ chức: trong lớp

Một số đồ dùng phục vụ tết học:thẻ số, các con vật, que tính, ảnh về các nghề truyền thống

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:

1. Hoạt động mở đầu 1: Cho trẻ hát bài “cháu yêu cô chú công nhân” Cả lớp tham gia hát cùng cô

2. Hoạt động trọng tâm: Giới thiệu:

-Bạnnào kể cho cô và các bạn nghe mọtt số nghề truyền thống ở địa phương?

-Cô mời vài trẻ lên kể

+ Nghề nông khi lao động thì cần những dụng cụ gì? Các con đếm có bao nhiêu cái cuốc? bao nhiêu cái xẻng?

Có 6 cái cuốc và 7 cái xẻng. vậy 2 nhóm như thế nào với nhau? - Nhóm nào nhiều hơn, nhiều hơn bao nhiêu?

-Nhóm nào ít hơn, ít hơn bao nhiêu?.Để hai nhóm bằng nhau thì phải làm gì?

+tương tự cô thêm bớt số cuốc và cho trẻ so sánh 2 nhóm hơn kém trong phạm vi 7

-Cô cho trẻ đọc đồng dao” đi cầu, đi quán” và chuyển đội hình

* Luyện tập +Đón trẻ:

-Cô vui vẻ đón trẻ vào lớp, trò chuyện cùng trẻ về các nghề phổ biến ở địa phương

*Hô hấp : gà gáy ò…ó…o

*Tay vai: Tay đưa lên cao, về trước

* Chân: chân đưa ra phía trước, khuỵu gối

-Cho trẻ luyện tập các đồ dùng trong rổ

-Cho trẻ so sánh , thêm bớt số lượng ở 2 nhóm trong phạm vi 7

* Trò chơi:

-Gắn số lượng tương ứng với đồ dùng -Cô kiểm tra nhận xét trò chơi

-Cô giáo dục tư tưởng, giáo dục vệ sinh môi trường

*Kết thúc hoạt động:

Cho trẻ hát bài “ bác đưa thư vui tính”

IV. ĐÁNH GIÁ:

Đa số trẻ tham gia vào giờ học

KẾ HOẠCH NGÀY

Thứ tư ngày 7 tháng 12 năm 2011

CHỦ ĐỀ NHÁNH: NGHỀ TRUYỀN THỐNG Ở ĐỊA PHƯƠNG

-Gáo dục trẻ biết yêu quí, kính trọng nghề truyền thống của địa phương mình.

+Thể dục buổi sáng:

* Bật: Bật chân sáo

HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: VĂN HỌC + TẠO HÌNHA.Hoạt động 1:VĂN HỌC A.Hoạt động 1:VĂN HỌC

Đề tài: Thơ “BÁC NÔNG DÂN” I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

-Trẻ hiểu nội dung bài thơ , cảm nhận được âm điệu của bài thơ -Trẻ biết thể hiện được tình cảm yêu thương kính trọng nghề nông

II.CHUẨN BỊ:

-Tranh vẽ nội dung bài thơ , tranh chữ to -Đồ dùng phục vụ trò chơi

Một phần của tài liệu chủ điểm nghành nghề (Trang 27 - 31)