Ph−ơng h−ớng, mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội thời kỳ 2005-2010 và một số

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng ngân sách xã trên địa bàn huyện yên mô – tỉnh ninh bình (Trang 142)

4. Kết quả nghiên cứu

4.4. Ph−ơng h−ớng, mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội thời kỳ 2005-2010 và một số

2005-2010 và một số khuyến nghị về công tác quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện Yên Mô - tỉnh Ninh Bình

4.4.1. Ph−ơng h−ớng, mục tiêu phát triển kinh tế-x∙ hội của huyện Yên Mô thời kỳ 2005-2010

- Ph−ơng h−ớng chung

Thực hiện chiến l−ợc phát triển KT-XH của Đảng và Nhà n−ớc giai

đoạn 2001-2010, phát huy những kết quả đạt đ−ợc, khắc phục những mặt còn

yếu kém và từ những bài học rút ra từ việc thực hiện các mục tiêu KT-XH trong 5 năm qua, Đảng bộ, nhân dân huyện yên Mô đang nỗ lực phấn đấu hoàn thành các mục tiêu kế hoạch 5 năm mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ

huyện lần thứ XV đề ra. Định h−ớng phát triển của huyện Yên Mô giai đoạn

2005-2010 là:

Tiếp tục đẩy nhanh CNH & HĐH nông nghiệp nông thôn, “tập trung

khai thác huy động mọi nguồn lực cho đầu t− phát triển, đẩy nhanh tốc độ

tăng tr−ởng kinh tế. Tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo h−ớng sản xuất hàng hoá; trên cơ sở đảm bảo an ninh l−ơng thực, giảm tỷ trọng giá trị nông nghiệp, tăng tỷ trọng giá trị dịch vụ và công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trong cơ cấu kinh tế. Tăng c−ờng đầu t− xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật và kết cấu hạ tầng KT-XH. Phát triển văn hoá - xã hội đồng bộ với tăng tr−ởng kinh tế. Giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Phấn đấu đ−a Yên Mô trở thành huyện có kinh tế phát triển, chính trị - xã hội ổn định, đời sống vật chất tinh thần của nhân dân không ngừng đ−ợc nâng lên”[13].

133

` - Những mục tiêu chủ yếu thời kỳ 5 năm (2005-2010)

Để có đ−ợc tốc độ phát triển ổn định và làm tiền đề cho giai đoạn sau, cơ

cấu kinh tế của huyện Yên Mô đến năm 2010 phải đạt đ−ợc là: Tốc độ tăng

tr−ởng kinh tế GDP bình quân hàng năm đạt 11% . GDP bình quân đầu ng−ời

tăng gấp 2,5 lần so với năm 2000 (khoảng 350USD/ng−ời/năm). Tốc độ tăng

tr−ởng giá trị sản xuất bình quân hàng năm: nông nghiệp tăng 5%; dịch vụ tăng

26%; CN-TTCN-XDCB tăng 20%. Tổng sản l−ợng l−ơng thực bình quân hàng

năm đạt 72.000 tấn, l−ơng thực bình quân đầu ng−ời 600 kg trở lên.Giá trị sản phẩm trên 1ha canh tác bình quân 35triệu đồng/năm(theo giá hiện hành). Thu ngân sách trên địa bàn năm 2010 đạt 26 tỷ đồng. Đến năm 2010 tỷ lệ hộ đói

nghèo còn 12%; có 90% số hộ gia đình dùng n−ớc sạch; mức giảm sinh bình

quân 0,025%/năm; giải quyết việc làm bình quan mỗi năm cho 3.000 lao động trở lên trong đó đặc biệt quan tâm đến xuất khẩu lao động. Huy động 70% dân số trong độ tuổi vào nhà trẻ; 90% dân số trong độ tuổi vào mẫu giáo; 100% trẻ em 6 tuổi vào lớp 1; 80% học sinh hoàn thành ch−ơng trình phổ thông cơ sở (THCS) vào học phổ thông trung học (THPT) (cả công lập và ngoài dân lập). Đến năm 2010 : 100% giáo viên các bậc học đạt chuẩn trở lên, trong đó bậc mầm non có từ 15%; bậc tiểu học có từ 60%; bậc THCS có từ 40% trở lên giáo viên đạt trên

chuẩn. Từng b−ớc tiến hành phổ cập giáo dục THPT trên địa bàn huyện. Phấn

đấu đến năm 2010 có 85% số thôn, xóm; 80% cơ quan đạt tiêu chuẩn văn hoá từ cấp huyện trở lên; 90% trở lên số gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hoá; 70% số thôn xóm có nhà văn hoá; trên 90% số xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế.

Đến năm 2010 có 100% đ−ờng giao thông nông thôn đ−ợc kiên cố hoá; 100%

kênh t−ới cấp I, II đ−ợc kiên cố hoá [13].

4.4.2. Một số khuyến nghị về công tác quản lý ngân sách x∙ trên địa bàn huyện Yên Mô- tỉnh Ninh Bình

4.4.2.1. Thực hiện các biện pháp tài chính để hỗ trợ phát triển sản xuất kinh doanh, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, tạo điều kiện cho mở rộng nguồn thu của ngân sách xã

134

Trong cơ chế hiện nay, do ảnh h−ởng của nền kinh tế thị tr−ờng nên sự phân hoá giầu nghèo ở nông thôn diễn ra nhanh chóng. Mặt khác, để đầu

t− vào phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) thì vấn đề vốn là vấn đề bức

thiết đối với ng−ời nông dân, vấn đề đó cũng trở nên đặc biệt quan trọng

đối với các hộ có mức sống trung bình, nghèo ở nông thôn. Vì vậy một giải pháp đúng đắn cho nông dân phát triển sản xuất là hết sức cần thiết. Khó khăn lớn nhất của các hộ nông dân hiện nay là không có tài sản thế chấp, vì

vậy ngoài hình thức mở rộng tín chấp cho ng−ời nghèo thông qua các tổ

chức xã hội nh−: Mặt trận tổ quốc, hội nông dân, hội phụ nữ… làm căn cứ

để xem xét thay thế cho thế chấp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân vay vốn sản xuất, mở rộng ngành nghề góp phần tăng thu nhập, nâng cao đời sống của ng−ời nông dân, phát triển KT-XH.

Bên cạnh đó các xã phải tăng c−ờng công tác kiểm tra tài chính để

đ−a công tác tài chính theo đúng chế độ chính sách của Nhà n−ớc. Các xã

nên có chính sách cho thuê địa điểm SXKD và miễn giảm thuế cho những

hộ bỏ vốn du nhập các ngành nghề mới về địa ph−ơng, tạo điều kiện cho

họ phát triển SXKD, tăng thu nhập. Mặt khác cần phải chú trọng công tác thực tiễn, đúc rút kinh nghiệm từ những cá nhân điển hình để phổ biến rộng rãi cho dân cùng làm nhằm nâng cao năng suất cây trồng và tăng thu nhập cho dân.

Diện tích đất ch−a sử dụng trên toàn huyện vẫn còn nhiều (1.030,8

ha), nên phấn đấu sớm đ−a đất này vào sử dụng, có thể chuyển sang đất dân

c− hoặc đất nông nghiệp. Tận dụng triệt để tấc đất, tấc vàng. Thêm vào đó

các xã cũng phải tác động, khuyến kích đ−a công nghiệp hoá vào sản xuất

nông nghiệp, phát triển công nghiệp nhỏ ở địa ph−ơng nh−: sửa chữa cơ khí,

các cơ sở xay xát, rèn… kết hợp với mở mang hệ thống th−ơng nghiệp ở

các vùng nông thôn, tạo điều kiện cho kinh tế hàng hoá phát triển, thúc đẩy KT-XH đi lên.

135

Khi nền kinh tế phát triển, thu nhập của ng−ời lao động tăng và hiệu

quả SXKD cao thì theo đó số thu NS cũng đ−ợc tăng lên. Khi số thu NS lớn,

đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng, đầu t− phát triển kinh tế, xây dựng các công trình phúc lợi công cộng cũng chính là lúc nó quay lại phục vụ đời sống vật chất tinh thần của nhân dân.

4.4.2.2. Tăng c−ờng củng cố đội ngũ cán bộ quản lý ngân sách xã

Trong điều kiện hiện nay, khi nguồn thu NSX ngày càng phong phú đa dạng, các nội dung chi ngày càng lớn và tăng nhanh chóng thì càng đòi hỏi nâng cao chất l−ợng công tác quản lý NSX.

Đối với chủ tịch xã, bên cạnh t− cách là ng−ời đứng đầu cơ quan

chính quyền cấp cơ sở, chủ tịch xã còn là ng−ời chủ tài khoản của NS cấp

mình. Do vậy, ngoài những tiêu chuẩn của một cán bộ quản lý tài chính pháp luật, chủ tịch xã còn phải có sự am hiểu nhất định về quản lý kinh tế nói chung và quản lý tài chính nói riêng. Huyện nên tổ chức các lớp tập

huấn nhằm bồi d−ỡng và nâng cao nhận thực xã hội cho đội ngũ cán bộ chủ

chốt đại diện cho chính quyền nhà n−ớc ở cơ sở này.

Đối với cán bộ quản lý NSX, công tác kế toán phải đ−ợc thực hiện

thống nhất theo chế độ kế toán Nhà n−ớc đã ban hành. Chấm dứt tình trạng

cán bộ quản lý NSX ít am hiểu về kế toán và quản lý NSX, chỉ làm việc theo kinh nghiệm, tuỳ tiện. Do vậy, đội ngũ cán bộ quản lý NSX cần phải

đ−ợc đào tạo cơ bản và đ−ợc chuyên môn hoá, việc cử hay thay thế cán bộ

quản lý NSX phải đ−ợc UBND huyện quyết định theo đề nghị của UBND

xã và theo thoả thuận của phòng tài chính huyện.

Định kỳ nên tiến hành sơ kết, tổng kết tình hình quản lý NSX ở từng cấp, đánh giá đúng mức và cụ thể từng khâu trong công tác quản lý NSX

nh− các khâu lập dự toán, chấp hành dự toán và công tác kế toán, quyết

136

thành tích về quản lý NSX, thực hiện v−ợt kế hoạch thu đề ra, tiết kiệm chi tiêu nhất là chi về quản lý hành chính.

Cán bộ làm công tác chuyên trách NSX ở sở tài chính và phòng tài chính huyện phải có năng lực, trình độ nghiệp vụ chuyên môn về quản lý

tài chính ngân sách, đặc biệt phải có tác phong sâu sát với cơ sở, th−ờng

xuyên nắm bắt các vấn đề về quản lý NSX, giúp sở tài chính, UBND huyện và phòng tài chính huyện chỉ đạo các xã đẩy mạnh công tác quản lý NSX, đồng thời giúp đỡ cán bộ quản lý NSX ở xã trong công tác quản lý NSX, đ−a công tác quản lý NSX vào nề nếp và có chất l−ợng ngày càng cao.

4.4.2.3. Tăng c−ờng pháp chế xã hội chủ nghĩa trên địa bàn từng xã

Để đảm bảo thu, chi NS đạt kết quả tốt, cần tăng c−ờng pháp chế đảm

bảo cho pháp luật nghiêm minh tới từng quan hệ tài chính, thực hiện việc

tuyên truyền các chính sách chế độ tới từng ng−ời dân để họ hiểu biết và

thực hiện, có chính sách động viên khuyến khích bằng vật chất và tinh thần kịp thời cho những ng−ời thực hiện thu nộp ngân sách tốt, đồng thời có biện

pháp sử lý nghiêm minh kịp thời những ng−ời không chấp hành chính sách

chế độ và nghĩa vụ với Nhà n−ớc.

Xã nên qui định cụ thể nội qui, qui chế phù hợp với đặc điểm, điều

kiện riêng của từng xã, coi đó là qui chế mà mỗi ng−ời dân trong xã phải

thực hiện, nếu vi phạm sẽ có chế độ xử phạt thích đáng để đ−a xã đi vào kỷ c−ơng mà mỗi ng−ời dân trong xã thấy rõ trách nhiệm và nghĩa vụ của mình đối với xã, gắn bó với sự phát triển của xã nhiều hơn nữa.

4.4.2.4. Về công tác lập dự toán ngân sách xã

Xét trong chu trình ngân sách, thì lập dự toán đ−ợc coi là khâu mở đầu có tầm quan trọng đặc biệt và đây là công việc bắt buộc phải thực hiện không thể thiếu trong công tác quản lý NS nói chung và quản lý NSX nói riêng.

137

Khâu lập dự toán NSX ở huyện Yên Mô vẫn còn nhiều hạn chế, vì vậy để nâng cao công tác lập dự toán, các xã ở huyện Yên Mô cần quan tâm đến các vấn đề sau:

- Để lập dự toán đúng luật đúng thẩm quyền quy định thì các xã phải nắm đ−ợc luật, chính sách, chế độ và thẩm quyền của mình, biết rõ nội dung, tỷ lệ % phân chia của từng khoản thu mà xã đ−ợc h−ởng.

- Các xã phải đánh giá đúng tiềm năng của địa ph−ơng mình, bám sát

vào kế hoạch phát triển KT-XH của tỉnh, huyện, xã đề ra các mục tiêu nhiệm

vụ phát triển KT-XH của xã mình tr−ớc thời gian xây dựng dự toán để đảm

bảo dự toán sát với thực tế, tránh tình trạng quá thấp hoặc quá cao so với thực tế. Ngoài ra khi lập dự toán các xã cần tính đến các chính sách thay đổi của

Nhà n−ớc có tác động trong năm kế hoạch, dựa vào tình hình thực hiện dự

toán của năm tr−ớc.

- Đề nghị các cơ quan cấp trên không nên quy định th−ởng khi số thu

v−ợt dự toán mà nên quy định th−ởng khi số thực hiện năm nay cao hơn số

thực hiện năm tr−ớc để tránh tình trạng lập dự toán quá thấp hơn dự so với dự toán.

- Từ thực trạng quản lý NSX ở huyện Yên Mô ta thấy, hàng năm hầu hết các khoản chi NSX đều v−ợt dự toán đ−ợc duyệt, đây là tồn tại cần quan tâm giải quyết. Vì vậy khi lập dự toán các xã luôn phải bám sát kế hoạch phát triển KT-XH trên địa bàn xã, tính đến hiệu quả phân bổ nguồn lực, tính đến cơ cấu chi để bố trí nhu cầu chi hợp lý đảm bảo thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của chính quyền xã. Dự toán chi NSX phải đảm bảo nguyên tắc: tổng chi không đ−ợc v−ợt quá tổng thu ngân sách xã. Đối với chi đầu t− phát triển việc lập dự toán phải căn cứ vào quy hoạch, ch−ơng trình, dự án đầu t− đã có quyết định đầu t− của cấp có thẩm quyền và nằm trong kế hoạch đầu t− đã đ−ợc HĐND quyết định. Ưu tiên bố trí đủ vốn phù hợp với tiến độ triển khai thực hiện các ch−ơng trình dự án. Dự toán chi th−ờng xuyên phải căn cứ vào nguồn

138

thu th−ờng xuyên và tuân theo các chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi do cơ

quan nhà n−ớc có thẩm quyền quy định.

- Để đảm bảo chất l−ợng thời gian lập dự toán chính quyền cấp trên

phải có biện pháp xử lý, kỷ luật rõ ràng, quy định thành văn bản đối với các tr−ờng hợp vi phạm trong lập dự toán nh−: lập dự toán quá xa so với thực tế, lập dự toán quá chậm so với quy định.

- Để tránh sai sót trong khâu lập dự toán cơ quan tài chính cấp trên cần thẩm định lại dự toán tr−ớc khi HĐND xét duyệt.

Tiếp tục đổi mới nâng cao hiệu quả công tác lập và phê duyệt dự toán,

quyết toán NS cũng nh− thực hiện công khai dự toán, quyết toán NS hàng

năm.

Thực tiễn quản lý NSX trên địa bàn huyện Yên Mô năm qua cho thấy, nơi nào thực hiện tốt các quy trình về lập, thảo luận và phê duyệt cũng nh−

công khai dự toán, quyết toán NS hàng năm đảm bảo công khai, đảm bảo dân chủ rộng rãi thì công tác quản lý NS ở nơi đó có hiệu quả cao. Ng−ợc lại, nơi nào thực hiện không tốt các khâu này thì NS nơi đó khó khăn, bị động, thậm chí có khiếu kiện về vi phạm pháp luật.

Dự toán ngân sách có đ−ợc thảo luận công khai, dân chủ rộng rãi mới

bao quát hết nguồn thu, nhiệm vụ chi, mọi ng−ời mới hiểu biết và thông

cảm với khả năng NS của địa ph−ơng, từ đó chủ động nâng cao trách nhiệm

trong việc thu NS cũng nh− sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả các khoản chi

NS. Dự toán đ−ợc lập chi tiết, cụ thể là th−ớc đo công tác điều hành và

quyết toán NS, thuận tiện trong việc kiểm tra công tác điều hành và quyết toán NS.

4.4.2.5. Về công tác chấp hành ngân sách xã

Khâu chấp hành dự toán là quá trình áp dụng tổng hợp mọi biện pháp nhằm biến các chỉ tiêu thu chi ghi trong kế hoạch thành hiện thực, khâu này

139

diễn ra trong thời gian dài, chịu ảnh h−ởng của các biến động KT-XH xẩy

ra trong năm kế hoạch và kết thúc quá trình thực hiện mới biết kết quả. Do

đó đây là khâu th−ờng có nhiều vi phạm nhất. Công tác chấp hành dự toán

NSX trên địa bàn huyện Yên Mô hiện còn nhiều tồn tại, để tăng c−ờng công

tác quản lý NSX đạt hiệu quả cao hơn, thì cần phải thực hiện đồng bộ các giải pháp sau.

a. Công tác quản lý thu ngân sách xã

Từ thực trạng quản lý thu NSX trên địa bàn huyện Yên Mô đã cho ta thấy đ−ợc những hạn chế nh−: ch−a khai thác tối đa nguồn thu từ phí, lệ phí, các nguồn thu từ quỹ đất công ích và hoa lợi công sản còn bỏ sót, thu thuế tài nguyên còn ch−a quan tâm. Thu từ hoạt động mua bán, chuyển nh−ợng đất đai vẫn còn thất thoát lớn, thu đóng góp của ngân dân sử dụng ch−a hiệu quả. Do đó cần phải có những biện pháp cụ thể nhằm quản lý có hiệu quả nguồn thu NSX.

- Phấn đấu khai thác triệt để các khoản thu 100%

+ Chính quyền các xã tập trung rà soát lại toàn bộ nguồn thu tại xã, chủ động xây dựng đề án phát triển nguồn thu trên địa bàn xã, trên cơ sở đánh giá

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng ngân sách xã trên địa bàn huyện yên mô – tỉnh ninh bình (Trang 142)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)