Bệnh gỉ sắt (Phragmidium mucronatum)

Một phần của tài liệu Điều tra thành phần nấm hại cây trồng, nghiên cứu nấm botrytis cinerea pers gây bệnh thối xám hoa hồng vụ xuân 2005 tại hà nội và phụ cận (Trang 28 - 36)

Bệnh gỉ sắt hoa hồng phá hại rất phổ biến trên v−ờn trồng và cả cây hồng dại. Bệnh làm rụng lá sớm dẫn đến giảm năng suất phẩm chất hoa (Baker, K.F (1953) [17, 331-339 ]; Horst R.K (1983) [30, 11]

Theo Horst R.K (1983) [30, 11] có 9 loài nấm bệnh gỉ sắt đã đ−ợc tìm thấy trong đó loài P. mucronatum là loài nấm phổ biến nhất ở Mỹ, gây hại chủ yếu trên giống hồng Hybrid tea rosae và một số giống khác. Nấm P. mucronarum đ−ợc quan sát đầu tiên trên kính hiển vi vào năm 1665 do Hooke tiến hành. Nuôi cấy P.mucronatum có thể thực hiện trên các môi tr−ờng Agar có chứa dung dịch chiết nấm men, pepton, casein. ở Anh, bệnh bệnh gỉ sắt đã đ−ợc phát hiện thấy trên 200 giống hồng khác nhau đ−ợc nhân ra từ những cây hồng dại có tên là Hybrid tea và Floribundas. Bệnh bệnh gỉ sắt hoa hồng lan rộng ở vùng Nam và Đông n−ớc Anh, miền Tây n−ớc Mỹ và ở các vùng địa lý có nhiệt độ ấm áp, độ ẩm cao. Theo Cynthia Westcott (1972)[24, 377], bệnh bệnh gỉ sắt hại nặng trên các giống hồng lai và một số giống hoa hồng khác. Bệnh hại nghiêm trọng ở các v−ờn hoa hồng dọc theo bờ biển Thái Bình D−ơng. Bào tử nấm đ−ợc không khí và gió truyền di lây nhiễm ở d−ới mặt lá qua các lỗ khí khổng. Nhiệt độ tối thích cho sự lây nhiễm của bệnh là 18-20oC và có điều kiện ẩm −ớt liên tục trong 2- 4 giờ. Baker, K.F (1953)[17, 339] cũng xác nhận bệnh gỉ sắt phát triển thuận lợi trong điều kiện có ẩm độ cao

(có giọt n−ớc, giọt s−ơng) và nhiệt độ từ 18-20oC. Vào đầu mùa thu bào tử đông bắt đầu xuất hiện. Nấm gỉ sắt qua đông ở lá và thân cành. Mùa xuân sang bào tử nấm đ−ợc sinh ra và bắt đầu quá trình xâm nhiễm mới. Bào tử đông hình thành đảm đa bào và các bào tử đảm. Bào tử đảm dễ dàng phát tán nhờ gió, rơi lên bề mặt lá non, cành non của cây để bắt đầu xâm nhiễm. Sự nhiễm bệnh thuận lợi ở những nơi không thông gió và có sự ng−ng tụ hơi n−ớc. Nhiệt độ cao của mùa hè làm ảnh h−ởng đến sự lây nhiễm của bào tử. Bào tử gỉ sắt có thể giữ đ−ợc khả năng sống trong 1 tuần ở 80oF ở miền nam California. Từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau có nhiệt độ thích hợp cho bào tử nấm gỉ sắt nẩy mầm, do có những cơn m−a rào. Để phòng trừ bệnh, theo các tác giả cần hái bỏ các lá già, lá bệnh th−ờng xuyên. Việc tỉa cành lá bệnh vào mùa đông hoặc đầu mùa xuân tr−ớc khi các lá mới xuất hiện sẽ làm giảm mức độ lây nhiễm và ngăn chặn sự phát triển của nấm vào mùa xuân. Nên phun thuốc 6 ngày / lần vào thời kỳ có điền kiện môi tr−ờng thích hợp với sự phát triển của nấm có thể sử dụng một số thuốc hoá học sau: Sunfua đồng, Ferbam, Zineb, Maneb (cả trong giai đoạn nấm qua đông). Theo Forberg, J. I (1975) [25] để phòng trừ bệnh này cần chọn tạo các giống kháng bệnh, tiêu diệt nguồn bệnh trên tàn d−, cỏ dại và ký chủ phụ, kết hợp với việc phun thuốc hoá học Peroxin 0,2- 0,4%.

2.2.4. Bệnh đốm lá (Cercospora puderi)

Theo Cynthia Westcott (1983) [24, 210] có 2 loài nấm gây bệnh đốm lá. Nguyên nhân thứ nhất là nấm C. puderi, đ−ợc ghi nhận ở bang Georgia và Texas. Loài thứ hai là nấm C. rosicola gây ra.

Bệnh đ−ợc phát hiện thấy ở khắp các v−ờn hồng, nh−ng phổ biến hơn cả là vùng phía Nam n−ớc Mỹ. Quả thể bầu đ−ợc hình thành trên các tàn d− cây bệnh. Theo tác giả có thể phun Maneb để phòng chống bệnh này.

Theo Horst, R.K (1983) [30,19-22] bệnh đốm lá cúng do 2 loài nấm là

đốm lá nh−: bệnh đốm lá do nấm Alternaria alternata (Fr) gây ra các vết đốm trên lá ở thời kỳ có m−a nhiều. Vết bệnh thay đổi từ màu vàng sang màu nâu đậm, các đốm to dần và xuất hiện các vòng đồng tâm trên mô bệnh của lá. Gắp điều kiện ẩm −ớt, các chồi hoa, nụ hoa và hoa đều có thể nhiễm bệnh. Nhiệt độ tối −u cho nấm phát triển là 30oC. Các loài A. brassicae var microspora Brunvà các loài khác cũng đã đ−ợc thông báo là nguyên nhân gây ra bệnh đốm lá trên cây hoa hồng; bệnh thán th− do nấm Colletotrichum capsici (Syd) Bult và Bisby gây ra những vết đốm đỏ hình tròn, các đốm này có thể kết hợp thành một đốm lớn. Bệnh nặng các lá bị khô và dễ rụng. Các loài nấm khác cũng đã đ−ợc tìm thấy trên lá hoa hồng nh−: Monochaetia compa (Sacc) Allesh, Perizella oenothrae (Cke và Ell Sacc, Phyllosticta rosae

Desm, Septoria rosae Desm, Glomerella angulata Penz và Curvularia

branchspora Boedijn .v.v. Ngoài ra trên cây hoa hồng còn bị đốm cánh tràng hoa do nấm Bipolazis (Helminthosporium setariae (Saw.) Shoemaker. Đầu tiên nấm tạo ra các đốm màu nâu nhạt có đ−ờng kính 2 mm, vết bệnh nặng gây chết thối trên các cánh tràng hoa, độ ẩm −ớt cao rất thuận lợi cho sự lây lan phát triển, vết bệnh nặng gây chết thối trên các cánh tràng hoa, độ ẩm −ớt cao rất thuận lợi cho sự lây lan phát triển của nấm.

2.2.5. Bệnh thối xám hoa hồng (Botrytis cinerea Pers.)

Theo tác giả Kenneth Horst (quyển 1)[30], sự hình thành bào tử tốt nhất ở b−ớc sóng ánh sáng 355 nm (đèn cực tím). Một số loại nhà l−ới che phủ bởi các loại màng lọc loại ánh sáng này làm giảm khả năng lây nhiễm bệnh.

Theo các tác giả Website [62], bệnh do nấm Botrytis cinerea xâm nhiễm thuận lợi trong điều kiện mát mẻ có m−a vào mùa xuân và mùa hè, nhiệt độ khoảng 15oC (60oF). Bệnh phá huỷ mạnh khi có m−a hoặc m−a phùn liên tục trong vài ngày. Bệnh xâm nhiễm nhiều loại cây cảnh , cây rau và quả.

Bệnh hại lá, cành, đỉnh sinh tr−ởng, hoa, nụ hoa, cây con. Các tác giả cũng cho rằng phòng trừ bệnh nên cắt bỏ cành lá bị bệnh. Thuốc hoá học có

thể giúp ngăn cản bệnh, sử dụng vào mùa xuân, khi thời tiết ẩm −ớt và th−ờng gây hại nặng vào những năm tr−ớc.

Một số hoá chất trừ nấm nh− chlorothalonil, manconeb, kalibicarbonate, thiophante-methyl có thể xử lý cho một số cây trồng ở trong n−ớc.

Theo kết quả nghiên cứu của bộ môn nghiên cứu cây trồng của tr−ờng Đại học Illinois ở Urbana- champiagn, (Website [63]), nghiên cứu bệnh thối xám trên cây cảnh đã tổng kết có khoảng 50 loài Botrytis thống kê trên các loại cây trồng. Nấm Botrytis cinerea có phạm vi ký chủ rộng nhất trong các loài Botrytis. Theo thống kê thì hầu hết bệnh thối xám trên cây cảnh là do nấm

Botrytis cinerea.

Hạch nấm là dạng bảo tồn chủ yếu của nấm trên cánh đồng mặc dù bào tử phân sinh có thể tồn tại qua vụ trên cánh đồng và có thể chịu đựng nhiệt độ từ 39-131 oF (4-54oC). Giai đoạn qua đông hạch nấm có thể tồn tại ở tàn d−

trên mặt đất hoặc ở trên cây ký chủ.

Sự nảy mầm của bào tử và hạch nấm có thể hình thành sợi trực tiếp từ đó sinh ra bào tử phân sinh và trong tr−ờng hợp đặc biệt xâm nhiễm bằng sợi nấm. Trong một số tr−ờng hợp hạch nấm Botrytis cinerea nảy mầm và sinh ra hậu bào tử và bào tử túi mặc dù kiểu này rất hiếm và chỉ xảy ra ở nấm

Botrytis trên nho.

Các tác giả cũng cho biết nhiệt độ thích hợp cho bào tử nảy mầm là 72- 77oF (22-25 oC), độ ẩm bão hoà hoặc 90-100% là điều kiện cần thiết cho bào tử nảy mầm. Thời tiết mát mẻ là điều kiện tốt nhất để nấm sinh tr−ởng, hình thành bào tử, giải phóng bào tử và bào tử nảy mầm. Sự xâm nhiễm xảy ra tốt nhất là ở nhiệt độ 66-74 oF (18-23 oC).

Tác giả Dr Richard Crag – Pennsylva nia State Univer(1994) (Website [64]), đã thí nghiệm lây nhiễm lá thứ 3- lá thứ 5 ở đỉnh ngọn với dung dịch bào tử ở nồng độ 4000 bào tử / ml.

Theo tác giả A. Hazendonk, M.Ten Hoope, T. Vander Wurff, (Website [65]) biện pháp kiểm tra các giống hoa hồng về khả năng nhiễm bệnh thối xám giai đoạn sau thu hoạch. Các tác giả cho biết, sự xâm nhiễm của nấm B trên cánh hoa hồng làm giảm giá trị thẩm mỹ. Giữa các giống hoa hồng có sự mẫn cảm khác nhau với bệnh. Hoa đ−ợc phun với dung dịch bào tử 1.104 bào tử / ml….

Theo kết quả nghiên cứu của phòng chuẩn đoán bệnh cây của tr−ờng Đại học Cornell, (Website [62]), bệnh thối xám xâm nhiễm rất rộng trên cây hoà thảo hàng năm và cây lâu năm. Có một vài loại nấm gây ra bệnh và hầu hết là do nấm Botrytis cinerea . Nấm xâm nhiễm thuận lợi ở điều kiện mát mẻ, m−a phùn vào mùa xuân. Nấm Botrytis cinerea có thể xâm nhiễm nhiều loài hoa, cây cảnh nh− cỏ chân ngỗng, cây thu hải đ−ờng, hoa cúc….Đối với rau và quả nấm Botrytis cinerea có thể xâm nhiễm trên đậu, cà rốt, hành, khoai tây, cà chua, dâu tây, cần tây…

Theo các tác giả Joseli da Silva Tatagipa, Luiz Antonio Maffia, Roberto W. Barreto, Acelino C. Alfenas và Joh C. Sutton (Website [66]), trong bài Phòng trừ sinh học với nấm Botrytis cinerea trên các bộ phận của cây và hoa hồng (giống hoa hồng lai). Botrytis cinerea là một trong những nguyên nhân gây ra thiệt hại tr−ớc và sau thu hoạch trên hoa hồng sản xuất trong nhà kính ở Brazilian State ở Minas Gerais và Sao Paolo. ở Brazil bất kỳ nơi nào khác đều thấy có triệu chứng chết hoại nhỏ trên cánh hoa ở giai đoạn bảo quản, vận chuyển hoa cắt. Thiệt hại về kinh tế chủ yếu là do vết bệnh trên cánh hoa của các hoa đ−ợc thu hoạch mang nguồn bệnh ở nụ hoa tr−ớc khi cắt. Do đó kết quả bệnh ở giai đoạn sau thu hoạch là do phòng trừ không triệt để nấm

Botrytis cinerea trên hoa hồng trồng trong nhà kính. Biện pháp canh tác và biện pháp hoá học đ−ợc dùng để đối phó với bệnh nấm Botrytis cinerea trên hoa hồng trong hệ thống sản xuất của Brazil nh−ng ng−ời trồng hoa phụ thuộc chủ yếu vào thuốc trừ nấm. Các kinh nghiệm về tính kháng thuốc trong phòng trừ bệnh nấm Botrytis cinerea còn thiếu đối với ng−ời trồng hoa hồng ở Brazil.

Vi sinh vật đối kháng của nấm Botrytis cinerea có nhiều tiềm năng trong phòng trừ bệnh thối xám trên cây hoa hồng.

Theo tác giả Redmon et al [69], sử dụng Isolate của nấm men và vi khuẩn đối kháng có khả năng làm giảm số l−ợng vết bệnh gây ra do nấm

Botrytis cinerea trên cánh hoa.

Elad et al [67] quan sát thấy Trichoderma harzianum làm giảm triệu chứng bệnh trên hoa hồng, nếu hoa hồng đ−ợc thu hoạch ngay sau khi xử lý.

Hammer và Marois [68] thành công trong việc sử dụng 2 nhân tố sinh học làm giảm triệu chứng gây ra do nấm Botrytis cinerea trên hoa hồng ở kho bảo quản (2,5oC), nh−ng biện pháp không có hiệu quả khi hoa chuyển từ kho bảo quản sang nhiệt độ phòng (21oC). Biện pháp sinh học phòng trừ nấm

Botrytis cinerea trên lá, cành và các phần khác của cây vẫn ch−a đ−ợc công bố, đây là nguồn lây nhiễm cho hoa hồng trong sản xuất.

Theo tác giả F. L. Pfleger và S. L. Gould, (Website [70]) bệnh thối xám do nấm Botrytis cinerea gây ra. Bệnh hại trên nụ hoa làm hoa gãy gục . Nụ chuyển màu nâu hoặc xám . Các nụ chớm nở cũng bị tấn công, có thể cả cành hoa bị bao chùm bởi lớp nấm màu xám. Trong điều kiện thuận lợi từ mỗi vết bệnh có thể giải phóng hàng nghìn bào tử. Sự xâm nhiễm xảy ra khi có n−ớc đọng trên lá hoặc nụ hoa. Các tác giả cũng cho rằng cần cắt và tiêu huỷ những bông hoa bị bệnh ngay tr−ớc khi hoa gãy gục và chết để ngăn chặn số l−ợng lớn bào tử nấm phát tán gây hại. Việc sử dụng thuốc trừ nấm là cần thiết.

Tác giả Wilson et al (1987), (Website [71]) xác định một số hợp chất dễ bay hơi đ−ợc lấy từ dịch triết của cây đào (benzal dehycle, methyl salicilate, ethylbenzoate) mà có thể kìm hãm hoàn toàn sự phát triển của nấm Botrytis cinerea và nấm Monilinia fructicola.

Caocioni và Guizzardi (1994), (Website [71]) thông báo rằng 9 loại hợp chất từ dịch triết thực vật kìm hãm sự nảy mầm và phát triển của rất nhiều loài nấm trong đó có Botrytis cinerea .

Theo Website [72], nấm Botrytis cinerea gây hại hầu hết các loại rau, hoa và quả, nấm bệnh phát triển trong điều kiện thời tiết mát mẻ, ẩm độ cao, có gió nhẹ hoặc không có gió. Bệnh thối xám hoa gây đốm quả và cành. Điều kiện thời tiết nhiều mây, ẩm −ớt thì bộ phận bị hại bao trùm một lớp bào tử nấm màu xám, hạch nấm cứng, màu đen có thể đ−ợc hình thành. ở ngoài trời nấm Botrytis qua đông trong đất, tàn d− thực vật bằng sợi nấm và hạch nấm ở trong đất. ẩm độ bão hoà (bề mặt lá, hoa ẩm −ớt) thuận lợi cho quá trình nẩy mầm của bào tử, nhiệt độ mát mẻ 60-77oF (tức là từ 15-25oC), thời tiết ẩm −ớt và có gió nhẹ là điều kiện tối −u để xâm nhiễm, phát triển, hình thành bào tử và phát tán bào tử. Nấm Botrytis cũng hoạt động ở nhiệt độ thấp và có thể gây hại trên rau bảo quản hàng tuần hoặc hàng tháng ở nhiệt độ 0-10oC.

Biện pháp phòng trừ là: Sử dụng hạt giống tốt, xử lý hạt tr−ớc khi trồng, xử lý đất tr−ớc khi trồng. Tránh trồng trên đất nặng, mật độ dầy, kém l−u thông, trồng quá sâu, bón phân quá nhiều (đặc biệt với Nitơ) và che phủ ẩm

−ớt. Tránh t−ới −ớt lá, t−ới vào buổi sáng để lá sẽ khô ráo tr−ớc khi mặt trời lặn. Tránh gây vết th−ơng cơ giới, cắt bỏ những cành lá, quả bị bệnh đem đốt hoặc chôn. Sử dụng thuốc trừ nấm trong điều kiện thời tiết thuận lợi cho sự phát triển bệnh, khi phun thuốc trừ nấm phải thận trọng vì nấm Botrytis rất nhanh hình thành chủng kháng thuốc.

Theo Alan J. Silverside (1998), [73] cho biết, nấm th−ờng hình thành cơ quan bảo tồn là hạch nấm. Hạch phát triển thành sợi nấm mới và tiếp tục sinh sản vô tính hình thành bào tử phân sinh. Rất hiếm khi có sinh sản hữu tính hình thành quả thể. Khi nấm tái sinh sản bằng ph−ơng pháp vô tính có sự thay đổi đột biến, nếu thành công thì sẽ tồn tại nh− là một nòi mới. Điều này có nghĩa là qua một thời gian nấm Botrytis cinerea biến đổi và thể hiện rất khác nhau. Một số đó trở thành loài đặc biệt và trong tr−ờng hợp có thể quan sát nh− là một loài khác biệt. Giữa chúng có quan hệ với nhau nh−ng chủ yếu là các loài ký sinh chuyên tính:

- Botrytis allii, chúng gây hại nghiêm trong trên hành trong kho bảo quản. - Botrytis narcissicola gây bệnh trên củ và lá thuỷ tiên

- Botrytis lulipae gây bệnh cháy lá tuy lip - Botrytis fabae gây đốm socola trên đậu

Theo Website [74], nấm Botrytis có thể tấn công vào rau, quả. Trên quả Botrytis không dễ dàng xâm nhập trên tế bào khoẻ nh−ng nó gây hại và mẫn cảm trên các bộ phận khác của cây nh− các phần của hoa (cánh hoa, tràng hoa, đài hoa). Trên một cánh hoa có thể có đến 9600 triệu bào tử.

Botrytis có thể thấy ở trên tất cả các vùng trồng cây ăn quả ở New Zealand, trong đó cũng phát triển rất rộng từ cây này đến cây khác, từ vùng này đến vùng khác, từ năm này qua năm khác. Botrytis cũng gây hại đáng kể ở California, Italy, Greece và Chile.

Một phần của tài liệu Điều tra thành phần nấm hại cây trồng, nghiên cứu nấm botrytis cinerea pers gây bệnh thối xám hoa hồng vụ xuân 2005 tại hà nội và phụ cận (Trang 28 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)