Những nghiên cứu về mật độ, khoảng cách

Một phần của tài liệu Khảo sát một số tổ hợp lai và giống ngô có triển vộng tại nghệ an (Trang 43 - 47)

2. Tổng quan các vấn đề nghiên cứu

2.5.Những nghiên cứu về mật độ, khoảng cách

Ngoài việc chọn tạo ra những giống ngô năng suất cao và có khả năng trồng với mật độ dày, thì việc nghiên cứu xác định mật độ và khoảng cách hàng là biện pháp canh tác quan trọng góp phần nâng cao năng suất ngô trong suốt thời gian qua. Theo Minh Tang Chang (2005), năng suất ngô của Mỹ trong hơn 40 năm qua tăng thêm 58% nhờ giống lai đơn, 21% nhờ tăng mật độ và 5% nhờ thu hẹp khoảng cánh giữa các hàng.

Mật độ và khoảng cách gieo trồng ngô ảnh h−ởng lớn đến năng suất, chất l−ợng ngô. Bố trí mật độ và khoảng cách gieo hợp lý là khai thác tốt nhất khoảng cách không gian (không khí, ánh sáng) và mặt đất (n−ớc, dinh d−ỡng trong đất) để đạt đ−ợc sản l−ợng cao nhất trên một đơn vị diện tích trồng ngô.

Nhiều nghiên cứu liên quan đến mật độ và khoảng cách đM đ−ợc tiến hành dọc theo vành đai ngô n−ớc Mỹ và nhiều nơi trên thế giới. Ng−ời ta đM nghiên cứu với mật độ từ hơn 2 vạn đến 24 vạn cây/ha và khoảng cách giữa các hàng từ 30 cm đến 200 cm. Rất nhiều kết quả nghiên cứu trên thế giới, với cùng mật độ nh−ng năng suất ở hàng hẹp cao hơn so với hàng rộng, bởi vì khi trồng ngô với hàng hẹp hơn thì khoảng cách giữa các cây đ−ợc phân bố đều nhau hơn, từ đó giảm tối đa sự cạnh tranh về dinh d−ỡng, ánh sáng, hạn chế sự phát triển của cỏ dại, sự xói mòn do m−a và các yếu tố sinh tr−ởng khác. Stickler (1964) ở Kansas kết luận rằng: Với cùng một mật độ nh−ng khoảng cách hàng 51 cm cho năng suất tăng 5% so với 102 cm ở điều kiện khô hạn và 6% ở điều kiện có t−ới.

Theo Schnubbe (1964) cho rằng, đối với các giống ngô lấy hạt, mật độ gieo ngô thích hợp từ 6 - 8 vạn cây/ha. Tùy theo đặc tính của giống, lý hóa đất, thời tiết khí hậu và ph−ơng thức canh tác mà bố trí mật độ, khoảng cách gieo ngô thích hợp

trong vùng; nên gieo ngô thành hàng hoặc băng để thuận lợi cho bón phân, chăm sóc và thu hoạch ngô [12].

Năm 1996 ở Michigan, Rossman và Cook thu đ−ợc năng suất tăng 14% ở khoảng cách hàng 46 cm so với 91 cm. Colville (1966), qua 9 thí nghiệm tại Nebraska cho thấy, năng suất hạt tăng 16% ở khoảng cách hàng 51 cm so với 102 cm. Đến năm 2000 ở Argentina, Barbieri và cộng sự đM công bố kết quả nghiên cứu ảnh h−ởng của khoảng cách hàng 35 cm và 70 cm với cùng mật độ 7,6 vạn cây/ha ở hai giống ngô lai DK636 và DK639 trong năm 1996 và 1997 là: Khoảng cách hàng hẹp (35 cm) cho năng suất cao hơn hẳn so với khoảng cách truyền thống. Widdicombe và Kurt D.Thelen (2002), đM làm thí nghiệm với 4 giống ngô khác nhau về thời gian sinh tr−ởng, chiều cao cây, kiểu bắp và góc lá tại 6 điểm ở vành đai ngô n−ớc Mỹ, vào năm 1998 - 1999, với mật độ từ 56.000 đến 90.000 cây/ha và khoảng cách hàng là 38 cm, 56 cm và 76 cm đM rút ra kết luận: Năng suất đạt cao nhất ở khoảng cách hàng 38 cm và mật độ 9 vạn cây/ha. Còn kết quả nghiên cứu của Sener và cộng sự ở Đại học Nebraska (Hoa Kỳ) cho rằng: Năng suất cao nhất (14 tấn/ha) thu đ−ợc ở khoảng cách hàng 45 - 50 cm và mật độ khoảng 9 - 10 vạn cây/ha.

Còn theo tác giả D. T. Walters và A. Debormann cho biết, từ năm 1999 - 2002 và năm 2003, một nhóm nghiên cứu thuộc tr−ờng Đai học tổng hợp Nebraska đM tìm hiểu vấn đề về tiềm năng năng suất ngô khi mật độ tăng đối với giống ngô lai năng suất cao trồng từ 70 - 103 vạn cây/ha, năng suất vẫn còn tăng, thậm chí mật độ lên 120 vạn cây/ha năng suất vẫn ch−a giảm nh−ng với điều kiện là bón phân ở mức độ cao. Trong điều kiện mức phân thấp hơn thì năng suất đạt cao nhất ở mật độ khoảng 102 vạn cây/ha [31].

ở n−ớc ta, vấn đề mật độ và khoảng cách hàng đM đ−ợc nghiên cứu từ những năm 1980. Đến nay, theo quy trình của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn khuyến cáo nên trồng với mật độ từ 4,7 - 6,0 vạn cây/ha và khoảng các hàng là 70 cm, tùy theo thời gian sinh tr−ởng, đặc điểm hình thái của giống, mùa vụ và từng vùng sinh thái. ĐM có những công trình nghiên cứu nh−: “Trồng ngô mật độ cao và điều chỉnh tán lá” của Chu Văn Tiệp, với ph−ơng pháp truyền thống mỗi hecta trồng từ 4,7 - 6 vạn cây, theo ông mở rộng khoảng cách hàng, rút ngắn khoảng cách cây/hàng và chỉnh tán lá

t−ơng lai của các cá thể trên cùng hàng song song với nhau và vuông góc với hàng ngô, sẽ tăng mật độ trồng ngô lên 8 đến 10 vạn cây/ha. Theo tác giả, với ph−ơng pháp này có thể tăng năng suất thêm 30 tạ/ha [32].

Theo Trần Hữu Miện (1987), Đinh Thế Lộc (1997) xác định mật độ gieo ngô phải dựa vào thời gian sinh tr−ởng của các nhóm giống, nhóm giống ngô dài ngày, mật độ gieo từ 5 đến 5,5 vạn cây/ha, khoảng cách gieo 70 x 28 cm x 1 cây hoặc 60 cm x 30 cm x 1 cây. Giống trung ngày, mật độ gieo 5,5 đến 6 vạn cây/ha, khoảng cách gieo 70 x 25 cm x 1 cây hoặc 60 cm x 26 cm x cây/ha.

Vào năm 1995, Ngô Hữu Tình, Đổ Tuấn Khiêm cho rằng: đối với vụ ngô Xuân vùng Đông Bắc, gieo ngô mật độ 5,7 đến 7,0 vạn cây/ha/vụ; khoảng cách gieo 70 cm x 20 - 25 cm x 1cây cho hiệu quả kinh tế cao đối với nhóm giống Q2, CV1, VN. Còn theo Phạm Thị Rịnh nghiên cứu mật độ gieo ngô ở các tỉnh phía Nam cho rằng: mật độ gieo ngô thích hợp đối với các giống ngô ngắn ngày là 5,7 đến 6,1 vạn cây/ha; các giống ngô trung và dài ngày, gieo với mật độ 4,5 đến 5,5 vạn cây/ha. Riêng giống ngô DK888, mật độ gieo 5,3 vạn cây/ha cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao nhất [12].

Những năm gần đây, các nhà khoa học Viện Nghiên cứu Ngô đM nghiên cứu với nhiều mật độ (mật độ 5, 6, 7, 8 và 9 vạn cây/ha) và khoảng cách hàng khác nhau (khoảng cách 50, 70 và 90 cm) trên nhiều giống (LVN184, LVN99, LVN10, LVN4, LVN45, LVN9, LVN145...), cho rằng các giống ngô ngắn ngày thấp cây đạt năng suất cao nhất ở mật độ 8 vạn cây/ha với khoảng cách 50 x 25 cm, còn giống trung ngày (LVN10) ở mật độ 7 vạn cây/ha với khoảng cách 50 x 28 cm [5], [23]. Các nghiên cứu của Phạm Sĩ Tân, Trịnh Khuông (Viện Lúa đồng bằng sông Cửu Long), Nguyễn Mỹ Hoa, Đặng Duy Minh ( Đại học Cần Thơ) trong vụ Đông Xuân năm 2005 và 2006 tại An Giang và Trà Vinh, đM rút ra kết luận: Khi tăng mật độ từ 6,7 vạn cây/ha (75 x 20 cm) lên 7,4 vạn cây/ha (75 x 18 cm) thì năng suất ngô tăng lên đáng kể, khoảng 0,4 tấn/ha; cùng mật độ 6,7 vạn cây/ha nh−ng ở khoảng cách 50 x 30 cm cho năng suất cao hơn rõ rệt so với khoảng cách 75 x 20 cm. Kết quả nghiên cứu của Tiến sĩ Tôn Nữ Tuấn Nam (Viện KHKT Nông lâm nghiệp Tây Nguyên) cũng cho kết quả t−ơng tự [5]. Nh−ng trong thực tế sản xuất, ng−ời dân chỉ trồng với mật độ từ 4,5 đến 5,7 vạn cây/ha, khoảng cách 70 x 30 cm hay 70 x 25 cm.

Còn theo tác giả TS. Lê Xuân Đính, ở miền Bắc và miền Nam n−ớc ta, nên trồng ngô với mật độ cao vào vụ Đông Xuân, vì lúc này ánh sáng dồi dào, nhiệt độ và ẩm độ không khí thích hợp cho cây tích lũy chất khô để cho năng suất cao. Còn vụ mùa thì không nên trồng ngô với mật độ quá dày, vì vụ mùa l−ợng bức xạ mặt trời thấp, cây quang hợp kém, nếu trồng dày ảnh h−ởng xấu tới năng suất [31].

Một phần của tài liệu Khảo sát một số tổ hợp lai và giống ngô có triển vộng tại nghệ an (Trang 43 - 47)