Kết quả khảo sát các tổ hợp lai và giống ngô triển vọng

Một phần của tài liệu Khảo sát một số tổ hợp lai và giống ngô có triển vộng tại nghệ an (Trang 53)

4. kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1.Kết quả khảo sát các tổ hợp lai và giống ngô triển vọng

4.1.1. Thời gian sinh tr−ởng và phát triển của các công thức

Ngô là một trong những cây l−ơng thực thích nghi với nhiều vùng sinh thái khác nhau, tùy theo đặc điểm của từng giống, điều kiện tự nhiên từng vùng, từng thời vụ và các biện pháp kỹ thuật canh tác khác nhau mà các giống có thời gian sinh tr−ởng phát triển khác nhau. Theo dõi thời gian sinh tr−ởng của các giống ngô có ý nghĩa rất quan trọng trong việc lai tạo giống cũng nh− trong thực tế sản xuất ngô, đặc biệt là trong xây dựng hệ thống cây trồng, xác định cơ cấu mùa vụ thích hợp, né tránh đ−ợc các điều kiện bất lợi của vùng đồng thời áp dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác hợp lý cho từng giai đoan sinh tr−ởng phát triển của ngô, tạo điều kiện cho cây ngô sinh tr−ởng phát triển tốt mới đạt năng suất cao. Những năm gần đây, các nhà khoa học trong và ngoài n−ớc đM chọn tạo đ−ợc nhiều giống ngô lai mới cho năng suất cao, thời gian sinh tr−ởng ngắn, có khả năng chống chịu với điều kiện tự nhiên bất thuận và một số sâu bệnh hại chính.

Theo dõi thời gian sinh tr−ởng phát triển của các công thức thí nghiệm thu đ−ợc kết quả ở bảng 4.1 và bảng 4.2.

Qua kết quả bảng 4.1 cho thấy:

Thời gian từ khi gieo đến mọc: Các công thứcthí nghiệm có thời gian từ khi gieo đến mọc t−ơng đ−ơng hoặc dài hơn 1 ngày so với giống đối chứng C919, LVN10. Trong vụ Thu Đông 2008, thời gian từ khi gieo đến mọc của các công thức dao động từ 5 - 6 ngày. Còn trong vụ Xuân 2009, do thời vụ gieo ngô tại Nghệ An gặp m−a và nhiệt độ thấp kéo dài (tháng 1 nhiệt độ trung bình là 16,50C và thấp nhất là 9,40C), ảnh h−ởng tới quá trình nảy mầm và mọc của các công thức, nên thời gian từ khi gieo đến mọc của các công thứcdao động từ 11 đến 12 ngày, mọc chậm hơn so với vụ Thu Đông 6 ngày.

Giai đoạn 3 - 4 lá là thời kỳ cây ngô chuyển từ giai đoạn sử dụng dinh d−ỡng trong hạt sang giai đoạn sử dụng dinh d−ỡng từ đất. Do đó, xác định chính xác thời kỳ này để bổ sung dinh d−ỡng kịp thời cho cây và đạt hiệu quả tốt nhất. Thời gian từ

gieo đến khi ngô có 3 - 4 lá của các công thức tham gia thí nghiệm trong vụ Thu Đông dao động từ 17 đến 18 ngày, công thứcH08 -7, CT08-1, KH07- 4, CH08-7, LVN61, LVN14 có thời gian từ khi gieo đến khi ngô có 3 - 4 lá t−ơng đ−ơng công thức đối chứng (18 ngày). Đây là thời kỳ tỉnh Nghệ An b−ớc vào mùa m−a (tổng l−ợng m−a tháng 9 khoảng 430 mm) nên ảnh h−ởng không tốt tới quá trình chăm sóc cũng nh− hiệu quả sử dụng phân bón của ngô. Trong vụ Xuân thời gian này dao động từ 20 - 22 ngày, các công thứcCH07-4, CH06-11, CT08-1, KK08-4, LS07-12, KH07-4, CH08-7, LVN14 có thời gian từ gieo đến khi ngô có 3 - 4 lá t−ơng đ−ơng so với đối chứng C919 và LVN10 (20 ngày).

Thời gian từ gieo đến khi ngô có 7 - 9 lá, đây là giai đoạn cây ngô bắt đầu b−ớc vào thời kỳ phân hóa, hình thành bắp và bông cờ. Do đó, giai đoạn này cây ngô đòi hỏi nhu cầu dinh d−ỡng rất lớn, cần bổ sung dinh d−ỡng cho cây ngô đúng thời kỳ để cho cây sinh tr−ởng phát triển tốt. Trong vụ Thu Đông, thời gian từ khi gieo đến khi ngô có 7 - 9 lá của các công thứcthí nghiệm dao động từ 40 đến 43 ngày, ngắn hơn so với công thứcđối chứng C919, LVN10 từ 1 - 3 ngày. Thời kỳ này cây ngô gặp điều kiện thời tiết không thuận lợi, nh− m−a lớn (tổng l−ợng m−a tháng 10 là 1039 mm), ẩm độ không khí quá cao (trung bình 94%) làm giảm hiệu quả sử dụng l−ợng phân bón thúc lần hai. Đồng thời số giờ nắng giảm xuống còn 46 giờ/tháng ảnh h−ởng xấu tới quá trình sinh tr−ởng phát triển của ngô. Còn trong vụ Xuân, thời gian từ khi gieo đến khi ngô có 7 - 9 lá của công thứcH07-2 dài nhất (47 ngày), dài hơn so với công thức đối chứng 2 ngày. Công thứcH08-1, H07-4, H08-7, SB07-70, SB07-210 và LVN61 có thời gian từ gieo đến khi ngô có 7 - 9 lá dài hơn hai công thức đối chứng 1 ngày, các công thức khác thời gian từ gieo đến khi ngô có 7 - 9 lá t−ơng đ−ơng công hai thức đối chứng (45 ngày). Giai đoạn này thời tiết ở Nghệ An th−ờng gặp gió mùa Đông Bắc gây m−a và nhiệt độ thấp (nhiệt độ thấp nhất 13,50C) ảnh h−ởng không tốt tới sinh tr−ởng phát triển của ngô.

Bảng 4.1. Thời gian sinh tr−ởng phát triển của các công thức từ gieo đến giai đoạn 7 – 9 lá

Thời gian từ gieo đến ...(ngày)

Mọc 3- 4 lá 7 – 9 lá TT Công thức TĐ-2008 X-2009 TĐ-2008 X-2009 TĐ-2008 X-2009 1 Ch07 - 4 6 12 17 20 41 45 2 Ch06 - 11 5 11 17 20 41 45 3 h08 - 1 6 12 17 21 40 46 4 H07 - 2 6 12 17 21 41 47 5 H07 - 4 6 12 17 22 41 46 6 H08 -7 6 12 18 22 42 46 7 ct08 - 1 5 11 18 20 42 45 8 kk08 - 4 5 11 17 20 41 45 9 ls07 - 12 5 11 17 20 41 45 10 sb07 - 70 6 12 17 22 41 46 11 sb07 - 210 6 12 17 22 41 46 12 kh07- 4 5 11 18 20 42 45 13 ch08 - 7 5 11 18 20 42 45 14 LVN61 6 12 18 22 42 46 15 lvn14 5 11 18 20 42 45 16 lvn10 (Đc 1) 5 11 18 20 43 45 17 c919 (ĐC 2) 5 11 18 20 43 45

Giai đoạn trổ cờ, tung phấn và phun râu quyết định số hạt trên bắp, ảnh h−ởng tới năng suất ngô. Giai đoạn này yêu cầu điều kiện ngoại cảnh hết sức khắt khe. Nhiệt độ tốt nhất vào khoảng 22 - 250C, nhiệt độ thấp hơn 200C ảnh h−ởng không tốt đến quá trình thụ phấn. Nhiệt độ cao hơn 350C làm cho hạt phấn mất sức sống. ẩm độ thích hợp từ 70 - 80%. Trời m−a to, gió lớn đều ảnh h−ởng không tốt

tới quá trình thụ phấn của ngô. Theo dõi thời gian trổ cờ, tung phấn và phun râu của mỗi giống ngô nhằm bố trí thời vụ thích hợp để ngô trổ cờ, tung phấn và phun râu không gặp các điều kiện thời tiết bất lợi ảnh h−ởng tới năng suất ngô.

Bảng 4.2. Thời gian sinh tr−ởng phát triển của các công thức

Thời gian từ gieo đến ...(ngày)

Trổ cờ Tung phấn Phun râu Chín sinh lý

TT Công thức TĐ- 2008 X- 2009 TĐ- 2008 X- 2009 TĐ- 2008 X- 2009 TĐ- 2008 X- 2009 1 Ch07 - 4 61 69 62 70 63 72 111 117 2 Ch06 - 11 57 67 59 68 60 69 111 117 3 h08 - 1 53 64 54 66 55 68 114 116 4 H07 - 2 57 66 59 67 60 68 113 117 5 H07 - 4 57 65 58 66 59 68 109 113 6 H08 -7 58 65 59 67 60 68 112 117 7 ct08- 1 58 66 59 67 60 69 112 117 8 kk08 - 4 56 65 57 67 58 69 113 115 9 ls07 - 12 57 67 58 68 59 69 113 116 10 sb07 - 70 57 67 58 68 59 70 113 115 11 sb07 - 210 58 66 59 67 60 69 110 113 12 kh07- 4 58 67 59 68 60 72 111 116 13 ch08 - 7 59 66 60 67 61 71 112 116 14 LVN61 58 67 59 69 60 71 114 116 15 lvn14 59 66 60 68 61 71 114 117 16 lvn10 (Đc 1) 61 66 62 67 63 71 114 117 17 c919 (ĐC 2) 60 65 61 67 62 68 112 116

Trong vụ Thu Đông 2008 thời kỳ ngô tung phấn phun râu vào cuối tháng 10 gặp điều kiện thời tiết xấu (l−ợng m−a 1039 mm, ẩm độ không khí 94% và số giờ nắng 46 giờ/tháng). Còn vụ Xuân 2009, thời kỳ ngô tung phấn phun râu vào cuối tháng 3, thời tiết có gió mùa Đông Bắc gây m−a và lạnh, có những ngày nhiệt xuống thấp d−ới 150C nên ảnh h−ởng không tốt tới quá trình thụ phấn của ngô. Qua bảng số liệu 4.2 cho thấy:

Thời gian từ khi gieo đến khi ngô trổ cờ của các công thức trong vụ Thu Đông dao động từ 53 - 61 ngày, trong đó CH07-4 trổ cờ muộn nhất (61 ngày); các công thức khác trổ cờ sớm hơn công thức đối chứng từ 1 - 7 ngày, đặc biệt là H08-1 (53 ngày) trổ cờ sớm hơn công thức đối chứng C919 là 7 và LVN10 là 8 ngày. Còn trong vụ Xuân, thời gian từ gieo đến khi ngô trổ cờ dao động từ 64 - 69 ngày, công thức trổ cờ sớm nhất là H08-1 (64 ngày) và muộn nhất là Ch07-4(69 ngày), muộn hơn công thức đối chứng C919 là 4 ngày và LVN10 là 3 ngày. Các công thức khác có thời gian từ gieo đến khi ngô trổ cờ t−ơng đ−ơng hay chênh lệch không lớn so với hai công thức đối chứng (65 - 67 ngày).

Thời gian từ gieo đến khi ngô tung phấn: Trong vụ Thu Đông, công thức CH07-4 tung phấn muộn nhất (62 ngày), còn H08-1 có thời gian từ gieo đến khi tung phấn ngắn nhất (54 ngày), sớm hơn công thức đối chứng C919 là 7 ngày và LVN10 là 8 ngày. Các công thức khác có thời gian từ lúc gieo đến tung phấn dao động 57 - 60 ngày, tung phấn sớm hơn đối chứng C919 từ 1- 4 ngày và LVN10 từ 2 đến 5 ngày. Còn trong vụ Xuân, thời gian từ gieo đến tung phấn của công thức dao động từ 66 -70 ngày, công thức tung phấn sớm nhất là H08-1, H07-4 (66 ngày) và tung phấn muộn nhất là CH07-4 (70 ngày); công thức H07-2, H08-7, CT08-1, KK08-4, SB07-210, CH08-7có thời gian từ gieo đến tung phấn t−ơng đ−ơng so với hai công thức đối chứng (67 ngày). Các công thức khác tung phấn muộn hơn so với hai công thức đối chứng từ 1 đến 2 ngày.

Thời gian từ khi gieo đến ngô phun râu: Trong vụ Thu Đông, giống có thời gian từ gieo đến phun râu ngắn nhất là H08-1 (55 ngày) và phun râu muộn nhất là CH07-4 (ngày 63); các công thức khác đều có thời gian từ gieo đến khi ngô phun râu dao động từ 58 - 61 ngày, phun râu sớm hơn đối chứng C919 từ 1 - 4 ngày và sớm hơn

LVN10 từ 2 - 5 ngày. Còn ở vụ Xuân, tất cả các công thức thí nghiệm có thời gian từ gieo đến phun râu dao động từ 68 đến 72 ngày. Công thức CH07-4, KH07-4 có thời gian từ gieo đến phun râu dài nhất (72 ngày), muộn hơn 1 ngày so với công thức đối chứng LVN10. Các công thức H08-1, H07-2, H07-4, H08-7có thời gian từ gieo đến phun râu t−ơng đ−ơng so với đối chứng C919 (68 ngày) và phun râu sớm hơn 3 ngày so với đối chứng LVN10.

Trong vụ Thu Đông, thời gian giữa tung phấn và phun râu của tất cả các công thức cách nhau 1 ngày. Còn ở vụ Xuân, thời gian tung phấn giữa phun râu cách nhau lớn hơn (từ 1 - 4 ngày) là do thời kỳ tung phấn phun râu của ngô gặp gió mùa Đông Bắc gây m−a và lạnh (tháng 3 có lúc nhiệt độ 13,50C) đM kéo dài thời gian tung phấn và phun râu, nh− công thức KH07- 4 (4 ngày), CH08 - 7 (4 ngày), LVN14 (3 ngày), LVN10 (4 ngày).

Thời gian từ gieo đến bắp chín sinh lý chính là thời gian sinh tr−ởng của một giống, đây là yếu tố quan trọng để xây dựng hợp lý hệ thống cây trồng của một địa ph−ơng. Mặt khác, biết đ−ợc thời gian sinh tr−ởng giúp chúng ta cơ cấu mùa vụ sản xuất né tránh đ−ợc các điều kiện tự nhiên bất lợi của vùng, góp phần làm tăng năng suất cây trồng. Qua theo dõi thời gian từ gieo đến chín sinh lý của các giống trong vụ Thu Đông 2008 cho thấy: Tất cả các công thức có thời gian sinh tr−ởng dao động từ 109 đến 114 ngày, công thức có thời gian sinh tr−ởng ngắn nhất là H07-4 (109 ngày); SB07-210 (110 ngày), công thức có thời gian sinh tr−ởng t−ơng đ−ơng đối chứng C919 (112 ngày) nh− CH08-7; CT08-1; H08-7, có sự chênh lệch không lớn so với công thức đối chứng (2 - 5 ngày). Các công thức khác có thời gian ngắn hơn 1 ngày hay t−ơng đ−ơng đối chứng LVN10 (114 ngày). Còn trong vụ Xuân 2009, các công thức có thời gian sinh tr−ởng dao động từ 113 đến 117 ngày, công thức có thời gian sinh tr−ởng ngắn nhất là H07-4; SB07-210 (113 ngày); KK08-4; SB07-70 (115 ngày). Các công thức còn lại có thời gian sinh tr−ởng t−ơng đ−ơng công thức đối chứng C919 (116 ngày); LVN10 (117 ngày).

4.1.2. Các chỉ tiêu về hình thái cây của các công thức

Các chỉ tiêu hình thái của cây ảnh h−ởng tới khả năng chống chịu của giống, nh− chiều cao cây, chiều cao đóng bắp, trạng thái bắp, số lá. Tỷ lệ giữa chiều cao cây và chiều

cao đóng bắp là chỉ tiêu liên quan đến tính chống đổ của một giống. Bởi vậy, theo dõi các chỉ tiêu hình thái của giống là yêu cầu cần thiết để đánh giá khả năng thích ứng của mỗi giống.

Chiều cao cây là một trong những chỉ tiêu quan trọng đánh giá thực trạng của cây đ−ợc trồng trong điều kiện cũng nh− kỹ thuật canh tác nh− thế nào. Nếu mỗi giống đ−ợc trồng trong điều kiện đất đai đầy đủ dinh d−ỡng, ánh sáng, nhiệt độ và ẩm độ thích hợp cây ngô sẽ sinh tr−ởng phát triển tốt nhất, là cơ sở để ngô đạt năng suất cao. Bên cạnh đó chiều cao cây còn do đặc tính di truyền của mỗi giống quyết định. Theo dõi các chỉ tiêu hình thái của các công thức thí nghiệm thu đ−ợc kết quả ở bảng 4.3 cho thấy:

Trong vụ Thu Đông 2008, chiều cao cây của tất cả các công thức dao động từ 146,2 đến 192,0 cm. Trong đó, công thức có chiều cao cây thấp nhất là H07-2 (147,8 cm); H08-7 (146,2 cm), công thức có chiều cao cây cao hơn so với đối chứng C919 ở mức sai khác có ý nghĩa nh− công thức CH07-4 (192,0 cm); H07-4 (180,7 cm); CH06- 11 (180,6 cm); LVN14 (175,5 cm); LS07-12 (173,7 cm); CT08-1 (172,1 cm), còn so với đối chứng LVN10 thì công thức CH07-4 (192,0 cm); H07-4 (180,7 cm); CH06-11 (180,6 cm) có chiều cao cây cao hơn ở mức có ý nghĩa. Còn ở vụ Xuân 2009, các công thức thí nghiệm đều có chiều cao cây dao động từ 206,4 đến 254,7 cm, trong đó công thức có chiều cao cây cao hơn đối chứng C919 (229,5 cm) nh− CH07-4 (254,7 cm); CH08-7 (252,4 cm); CT08-1 (246,4 cm); LVN14 (240,5 cm)và những công thức còn lại có chiều cao cây thấp hơn hay sai khác không có ý nghĩa so với C919. So với công thức đối chứng LVN10 (243,1 cm), công thức CH07-4(254,7 cm); CH08-7 (252,4 cm) có chiều cao cây cao hơn đối chứng. Các công thức còn lại có chiều cao cây thấp hơn hay sai khác không có ý nghĩa so với công thức đối chứng (minh họa hình 4.1).

Chiều cao đóng bắp của các giống ngô là chỉ tiêu rất quan trọng, nhất là các n−ớc có nền công nghiệp phát triển, đây là yếu tố ảnh h−ởng trực tiếp quá trình áp dụng cơ giới hóa trong quá trình thu hoạch.

Qua quá trình theo dõi thí nghiệm trong vụ Thu Đông cho thấy, tất cả công thức thí nghiệm có chiều cao đóng bắp dao động từ 64,6 đến 99,1 cm. Trong đó, chiều cao đóng bắp thấp nh− công thức H08-7 (64,6 cm), H08-1 (73,8 cm), H07-2 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(77,7 cm), SB07-70 (78,8 cm). Các công thức khác có chiều cao đóng bắp cao hơn so với đối chứng C919 (82,7 cm) và công thức CH07-4 (99,1 cm), CH08-7 (98,2 cm), CH06-11 (95,5 cm), LS07-12 (92,2 cm) có chiều cao đóng bắp cao hơn so với đối chứng LVN10 (91,6 cm). Còn trong vụ Xuân 2009, chiều cao đóng bắp của công thức dao động từ 77,0 đến 106,8 cm, nh−ng lại đều thấp hơn so với đối chứng C919 (108,3 cm) và LVN10 (114,7 cm).

Bảng 4.3. Các chỉ tiêu về hình thái cây của các công thức

Chiều cao cây

(cm) Chiều cao đóng bắp (cm) Trạng thái cây (1 - 5 điểm) TT Công thức TĐ-2008 X-2009 TĐ-2008 X-2009 TĐ-2008 X-2009 1 Ch07 - 4 192,0 254,7 99,1 106,8 3,0 3,0 2 Ch06 - 11 180,6 232,3 95,5 96,9 3,0 2,5 3 h08 - 1 164,8 218,2 73,8 77,0 2,0 3,0 4 H07 - 2 147,8 206,4 77,7 82,0 3,0 2,0 5 H07 - 4 180,7 232,7 90,0 98,2 3,0 3,0

Một phần của tài liệu Khảo sát một số tổ hợp lai và giống ngô có triển vộng tại nghệ an (Trang 53)