Ph−ơng pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Khảo sát một số tổ hợp lai và giống ngô có triển vộng tại nghệ an (Trang 48 - 52)

3. vật liệu, Nội dung và ph−ơng pháp nghiên cứu

3.1.3. Ph−ơng pháp nghiên cứu

3.1.3.1. Ph−ơng pháp bố trí thí nghiệm

Thí nghiệm đ−ợc bố trí theo ph−ơng pháp khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh (RCBD), 3 lần nhắc lại, mỗi công thức gồm 4 hàng, mỗi hàng dài 5 m, khoảng cách 60 x 25 cm, mật độ 6,7 vạn cây/hecta. Các chỉ tiêu theo dõi đ−ợc thực hiện ở 2 hàng giữa của ô [11], [14], [20]. Sơ đồ thí nghiệm: Dải bảo vệ (rộng 2 m) Lặp I 9 10 15 1 17 13 6 14 5 7 4 16 8 3 11 12 2 Lối đi (rộng 1,5 m) Lặp II 4 16 9 14 2 1 10 12 17 9 8 7 3 15 13 11 5 Lối đi (rộng 0,7 m) Lặp III 7 3 13 9 16 15 11 2 8 1 10 14 5 17 12 9 4 Dải bảo vệ (rộng 2m)

3.1.3.2. Phân bón và chăm sóc thí nghiệm - Phân bón

L−ợng phân: 15 tấn phân chuồng + 160 kg N + 120 kg P2O5 + 120 kg K2O + 500 kg Vôi bột/hecta.

Cách bón:

+ Bón lót toàn bộ phân chuồng, phân lân và vôi bột

+ Bón thúc đợt 2 lúc ngô 7 - 9 lá: 1/3 l−ợng đạm + 1/2 l−ợng Kali. + Bón thúc đợt 3 lúc ngô xoắn nõn: 1/3 l−ợng đạm.

- Chắm sóc:

+ Khi ngô 3- 4 lá: Xới vun nhẹ quanh gốc kết hợp bón thúc lần 1.

+ Khi ngô 7 - 9 lá: Xới xáo, diệt cỏ dại, bón thúc lần 2 và vun cao chống đổ. + Khi ngô xoắn nõn bón phân thúc lần 3 và vùn cao [8], [16], [17].

3.1.3.3. Các chỉ tiêu theo dõi và đánh giá

Các chỉ tiêu đ−ợc đánh giá và thu thập số liệu theo Quy phạm khảo nghiệm (10TCN341: 2006), quy trình thí nghiệm của Viện Nghiên Cứu Ngô và của CIMMYT [20].

+ Thời gian sinh tr−ởng và phát triển (ngày)

- Ngày mọc: Từ lúc gieo cho đến khi cây mọc lên khỏi mặt đất (70% cây mọc) - Ngày trổ cờ: Tính từ lúc gieo cho đến ngày có 70% số cây trổ cờ trong công thức. - Ngày phun râu: Từ lúc gieo đến ngày có 70% số cây phun râu trong công thức. - Ngày tung phấn: Từ lúc gieo đến ngày có 70% số cây tung phấn trong công thức.

- Ngày chín sinh lý: Ngày có 70% số bắp trong công thức xuất hiện điểm đen ở chân hạt.

+ Các chỉ tiêu về hình thái cây

- Chiều cao cây (cm): Đo từ gốc sát mặt đất đến đỉnh của bông cờ đầu tiên. - Chiều cao đóng bắp (cm): Đo từ sát mặt đất đến vị trí đóng bắp trên cùng. - Số lá trên cây: Tính từ lá mầm đến lá d−ới cờ bằng cách đánh dấu lá thứ 5 và 10. - Số lá xanh lúc thu hoạch

- Trạng thái cây: Theo dõi khi bắp đM phát triển đầy đủ, khi cây vẫn còn xanh, cho điểm từ 1- 5. Điểm 1 là trạng thái cây tốt nhất (cây đồng đều, cao vừa phải, đứng cây khoẻ, góc lá hẹp, thoáng lá, bắp cân đối), điểm 5 là điểm rất kém.

- Trạng thái bắp: Cho điểm từ 1-5 ( Điểm 1 là tốt nhất, 5 xấu nhất).

- Đánh giá lá bi: Cho điểm 1 đến 5 lúc thu hoạch (Điểm 1 lá bi phủ kín đầu bắp và v−ợt khỏi bắp, điểm 2 lá bi bao kín đầu bắp, điểm 3 lá bi bao không chặt, điểm 4 lá bi không che kín để hở đầu bắp, điểm 5 hở lộ rõ đầu bắp, lá bi xấu).

- Màu sắc hạt: Màu trắng, vàng nhạt, vàng, vàng đậm, đỏ, nâu đỏ, tím. + Khả năng chống chịu một số sâu bệnh hại chính và điều kiện ngoại cảnh - Sâu đục thân, đục bắp: Đ−ợc tính số cây, bắp sâu gây hại trên tổng số cây (chủ yếu các lỗ đục thân ở phía d−ới bắp), bắp trong ô và cho điểm từ 1 - 5. Điểm 1 có số cây, bắp sâu gây hại < 5%, điểm 2 có số cây, bắp sâu gây hại từ 5 - <15%, điểm 3 có số cây, bắp sâu gây hại từ 15 - < 25%, điểm 4 có số cây, bắp sâu gây hại từ 25 - < 35%, điểm 5 có số cây, bắp sâu gây hại từ 35 - < 50%.

- Rệp cờ: Đánh giá theo thang điểm từ 1- 5. Điểm 1 không có rệp, điểm 2 rất nhẹ (có từ một quần tụ rệp trên lá, cờ), điểm 3 nhiễm nhẹ (xuất hiện một vài quần tụ rệp trên lá, cờ), điểm 4 nhiễm trung bình (số l−ợng rệp lớn không thể xác nhận ra các quần tụ rệp), điểm 5 nhiễm nặng (số l−ợng rệp lớn đông đặc, lá và cờ kín rệp)

- Bệnh khô vằn: Tính theo % số cây bị bệnh trong ô và cho điểm từ 1 đến 5. - Bệnh đốm lá lớn: Xác định theo thang điểm từ 0 - 5.

- Bệnh gỉ sắt: Xác định theo thang điểm từ 0 - 5.

Đánh giá bệnh theo tỷ lệ: Điểm 0 là cây không bị bệnh, điểm 1 là mức bệnh rất nhẹ (từ 1 - 10% diện tích lá bị bệnh), điểm 2 bệnh nhiễm nhẹ (từ 11 - 25% diện tích lá bị bệnh), điểm 3 bệnh nhiễm vừa (từ 26 - 50% diện tích lá bị bệnh), điểm 4: nhiễm nặng (từ 51 - 75% diện tích lá bị bệnh), điểm 5: rất nặng (> 75% diện tích lá bị bệnh).

- Đổ rễ: Đ−ợc tính theo số cây nghiêng từ 30o trở lên so với ph−ơng thẳng đứng trên tổng số cây trong ô thí nghiệm (cho điểm từ 1 đến 5), sau khi có m−a gió lớn và tr−ớc lúc thu hoạch 1 - 2 tuần.

- GMy thân: Đ−ợc tính bằng số cây bị gMy thân trên tổng số cây trong ô thí nghiệm (cho điểm từ 1 đến 5). Điểm 1: số cây gMy, đổ rễ < 5%; điểm 2 số cây gMy, đổ rễ từ 5 - 15%; điểm 3 số cây gMy, đổ rễ từ 16 - 30%; điểm 4 số cây gMy, đổ rễ từ 31 - 50%; điểm 5 số cây gMy, đổ rễ > 50%.

+ Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất

- Tỷ lệ bắp hữu hiệu: Đếm tổng số cây từng ô lúc thu hoạch và đếm tổng số bắp từng ô lúc thu hoạch.

- Số hạt/hàng: Đ−ợc tính theo hàng hạt có chiều dài trung bình trên bắp (mỗi bắp mỗi hàng hạt của các cây theo dõi).

- Chiều dài bắp (cm): Đo từ đầu đến múp bắp, đo bắp của các cây theo dõi. - Đ−ờng kính bắp (cm): Đo ở giữa bắp, đo bắp của các cây theo dõi.

- Chiều dài đuôi chuột

- Khối l−ợng 1000 hạt (gam): Cân 8 mẫu, mỗi mẫu 100 hạt ở độ ẩm 14%, lấy 1 chữ số sau dấu phẩy.

- Khối l−ợng bắp/ô: Cân theo khối l−ợng bắp t−ơi của ô ngoài đồng ruộng. - Tỷ lệ hạt t−ơi/bắp t−ơi (%): Lấy 5 bắp mẫu đại diện các cỡ bắp ở mỗi ô, tẻ và tính tỷ lệ.

- Độ ẩm hạt (A0) (%): Đo trong ngày thu hoạch, đo độ ẩm hạt vừa tẻ bằng máy đo độ ẩm KETT Grainer PM.300%.

- Năng suất thực thu (NSTT) ở độ ẩm 14% (tạ/ha) đ−ợc tính theo công thức: EWP x KE x (100 - A0) x 10.000

NSTT =

100 x(100 - 14) x S0

Trong đó: EWP là khối l−ợng bắp lúc thu hoạch/ô (kg) KE là tỷ lệ hạt/bắp

A0 là độ ẩm hạt lúc thu hoạch S0 là diện tích ô thí nghiệm (m2)

- Năng suất lý thuyết (NSLT) đ−ợc tính theo công thức (tạ/ha)

NSLT (tạ/ha) = (h/h x h/b x P1000 x Tỷ lệ bắp hữu hiệu x 67 000)/108 Trong đó: h/h: số hạt trên hàng; h/b: số hàng bắp

P1000: Khối l−ợng 1000 hạt ở độ ẩm 14% (g) Mật độ trồng ngô: 67 000 cây/ha

3.1.3.4. Ph−ơng pháp xử lý số liệu: Kết quả thí nghiệm, số liệu thu đ−ợc xử lý bằng ph−ơng pháp phân tích ph−ơng sai dựa vào phần mềm IRRISTAT, EXCEL [2], [7].

Một phần của tài liệu Khảo sát một số tổ hợp lai và giống ngô có triển vộng tại nghệ an (Trang 48 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)