4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.1. Đất cát biển Cửa Lò và tình hình sử dụng 1 Đặc điểm tự nhiên
4.1.1. Đặc điểm tự nhiên
* Đôi nét về vị trí địa lí
Từ một thị trấn và bốn xã đồng bằng ven biển của huyện Nghi Lộc đ−ợc tách ra thành lập nên thị xã Cửa Lò, theo nghị định số 113/cp ngày 29/8/1994 của chính phủ với tổng diện tích tự nhiên là 2813,81ha cách thành phố Vinh 17 km về phía Đông Bắc, địa hình trải dài theo h−ớng Tây Bắc - Đông Nam có chiều dài khoảng 8km, nằm sát biển, giới hạn hai đầu bởi cảng th−ơng mại Cửa Lò và cảng cá Cửa Hội quan trọng của tỉnh Nghệ An và khu vực Bắc Trung Bộ, với bờ biển trải dài 10,2km.
Về đơn vị hành chính, thị xã Cửa Lò bao gồm toàn bộ địa giới của 5 ph−ờng, 2 xã, đảo Hòn Ng− và đảo Mắt, có các đơn vị cơ sở là: các ph−ờng Nghi Tân, Nghi Thủy, Nghi Hoà, Nghi Hải, Thu Thuỷ và 2 xã Nghi Thu, Nghi H−ơng, với 47 khối và và 24 xóm dân c− [2].
nghiệp. Địa hình không bằng phẳng, đất đai nghèo dinh d−ỡng, có những hạn chế về khí hậu thời tiết và nguồn n−ớc, mật độ dân số cao (1.679 ng−ời/ km2).
nằm sát thành phố Vinh, gần đ−ờng sắt Bắc Nam, quốc lộ 1 A và sân bay Nghi Liên, giao l−u hàng hoá, sản phẩm Công - Nông - Ng− nghiệp. Các tiến bộ khoa học - kỷ thuật trên tất cả các ph−ơng tiện giao thông đ−ờng thuỷ, bộ, sắt, hàng không toả ra khắp mọi vùng trong cả n−ớc.Với vị trí hết sức thuận lợi trong tiến trình phát triển không ngừng nền kinh tế của thị xã.
* Đặc điểm khí hậu (Nguồn tài liệu Đài Khí t−ợng thuỷ văn Bắc trung bộ)
Cửa Lò có khí hậu thời tiết mang đặc điểm chung của khí hậu tỉnh Nghệ An, là khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa hạ nóng và nhiều m−a (từ tháng 4 - 10) mùa lạnh từ tháng 11 đến hết tháng 3 năm sau. Sự phân hoá theo mùa rõ rệt, có tính biến động mạnh mẽ và chịu ảnh h−ởng của gió biển. Tác động của biển thể hiện rõ nét là có sự hoàn l−u của khí quyển nên đã làm giảm c−ờng độ nóng nực vào mùa hè. Biên độ nhiệt độ thay đổi giữa tháng nóng nhất là tháng 7 và tháng lạnh nhất là tháng 1 khoảng 11-120C. Nhiệt độ trung bình mùa nóng trên 290C, mùa lạnh là 170C. Nhiệt độ trung bình năm là 23-240C. Tổng nhiệt độ hàng năm là 8500-8600 0C. Sự chênh lệch nhiệt độ tối cao là 9-100C và tối thấp là 14-150C, với biên độ lớn ảnh h−ởng không nhỏ đến sinh tr−ởng, phát triển của cây trồng. Đặc biệt là vào mùa đông có gió mùa Đông Bắc và những đợt rét đã đe dọa nhiều đến cây trồng có nguồn gốc từ nhiệt đới, song lại tạo thuận lợi cho sự phát triển của các cây trồng có nguồn gốc từ ôn đới.
Chế độ m−a theo mùa khá rõ rệt, bình quân hàng năm trên 2000 mm, phân bố trong năm theo từng tháng từng mùa. Mùa m−a th−ờng bắt đầu từ tháng 5 và kéo dài đến tháng 11, với tổng l−ợng chiếm khoảng trên 86% tổng m−a cả năm, đầu mùa th−ờng m−a lớn gây nên lụt Tiểu mãn làm tổn thất cho việc thu hoạch sản phẩm của vụ đông xuân, nh−ng lại góp phần giải quyết hạn đầu vụ sản xuất hè thu. L−ợng m−a lớn nhất trong năm tập trung vào tháng 9 tháng 10 (bình quân trên 500mm/tháng), đồng thời cũng là thời kỳ gió bão xuất hiện gây ngập úng, ảnh h−ởng đến kết quả của sản xuất vụ mùa và làm chậm kế hoạch sản xuất vụ đông trong năm. Tháng 2, 3 có l−ợng m−a ít nhất (bình quân d−ới 50mm/tháng) thời tiết khô hanh làm chậm quá trình sinh tr−ởng, phát triển của cây trồng sản xuất vụ đông xuân. Tổng l−ợng m−a cả
năm là rất lớn nh−ng do sự chênh lệch l−ợng m−a giữa tháng m−a nhiều với tháng m−a ít là rất lớn, lại phân bố không đều trong năm, gây nên tình trạng hạn về mùa khô, úng ngập trong mùa m−a đặc biệt là giai đoạn cuối vụ làm cản trở cho việc thu hoạch, gây tổn thất đến kết quả sản xuất.
Độ ẩm không khí trong năm khoảng 85%, thấp nhất vào tháng 6,7 chỉ ở mức 75%, đây là thời kỳ gió phơn Tây Nam hoạt động mạnh trong mùa hè, nhiệt độ không khí cao, ẩm độ xuống thấp, l−ợng bốc hơi lớn th−ờng từ 150 - 170 mm/tháng, làm hạn đất, hạn không khí gây ảnh h−ởng cho giai đoạn đầu của vụ sản xuất hè thu. L−ợng bốc hơi hàng năm khá lớn, trung bình 940 mm/năm, các tháng có l−ợng bốc hơi thấp nhất là tháng 1, 2, 3, từ 30-40 mm/tháng.
Nhìn chung do độ ẩm t−ơng đối cao ở cuối các vụ sản xuất nên việc thu hoạch, bảo quản nông sản th−ờng gặp nhiều khó khăn.
Chế độ gió: là vùng đồng bằng ven biển nên thị xã Cửa Lò chịu 2 chế độ gió mùa rõ rệt. Gió mùa đông hoạt động chủ yếu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Gió mùa hè hoạt động từ tháng 5 đến tháng 10. H−ớng gió thịnh hành trong mùa đông là gió mùa Đông Bắc lạnh, ẩm −ớt th−ờng gây nên những đợt rét đậm kéo dài có kèm theo m−a phùn.
H−ớng gió thịnh hành trong mùa hè là gió mùa Đông Nam có nguồn gốc từ biển mang theo nhiều hơi n−ớc mát mẻ, có tác dụng điều hoà không khí.
Gió Tây Nam thổi từ vịnh Ben Gan tới đi qua dãy Tr−ờng Sơn bị tác động của hiệu ứng phơn nên khí hậu vào địa phận Nghệ An thì đã trút hết hơi n−ớc phía bên kia dãy Tr−ờng Sơn, còn lại gió khô nóng tràn vào th−ờng gọi là gió Lào. Nằm sát biển, có đ−ợc sự hoàn l−u của khí quyển nên những ngày gió
khô nóng ở khu vực thị xã Cửa Lò c−ờng độ th−ờng nhẹ hơn. Tốc độ gió trung bình phổ biến từ 1,7-2 m/giây, gió mạnh nhất th−ờng do bão gây ra, gió trong cơn dông, gió lốc và gió mùa Đông Bắc.
Bão và áp thấp nhiệt đới: nằm ở khu vực miền Trung, thị xã Cửa Lò lại sát kề với biển nên chịu ảnh h−ởng trực tiếp và nhiều nhất của gió bão, áp thấp nhiệt đới, chiếm tới 65% tổng số cơn bão ảnh h−ởng đến n−ớc ta, trong đó Nghệ An chiếm khoảng 28-29%. Là địa bàn đầu tiên chịu tác động của gió bão và áp thấp nhiệt đới từ biển Thái Bình D−ơng thổi vào. Mùa m−a bão bắt đầu từ tháng 7 đến tháng 10 th−ờng tập trung vào tháng 9 (chiếm 43%), trung bình mỗi năm ở thị xã Cửa Lò chịu trực tiếp hoặc ảnh h−ởng 1-2 cơn bão với sức gió từ cấp 8 trở lên và gió mùa Đông Bắc lên tới cấp 6-7.
Đặc tr−ng thời tiết trong bão là gió mạnh kéo dài, giật từng cơn và đổi h−ớng, kèm theo m−a lớn, m−a th−ờng kéo dài trên diện rộng gây ra ngập úng dài ngày, l−ợng m−a ít nhất cũng từ 50mm, th−ờng là 150-500 mm (đặc biệt những đợt áp thấp nhiệt đới vẫn gây nên l−ợng m−a rất lớn), sóng biển dâng cao làm úng ngập kéo dài có lúc n−ớc mặn tràn vào sâu trong đồng ruộng. Trong hơn thập kỷ qua ch−a có bão lớn cấp 12, trên cấp 12 trực tiếp vào Nghệ An và Cửa Lò nên công tác phòng chống bão có phần chủ quan ít chú trọng chuẩn bị đề phòng. Điều cần quan tâm là có thể trong những năm gần đây, tần suất bão lụt sẽ nhiều và mạnh hơn cả về tốc độ gió và l−ợng m−a... Trong nông nghiệp, ph−ơng án phòng ngừa, giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai gây ra là xây dựng đ−ợc một hệ thống trồng trọt hợp lý bao gồm xác định lịch thời vụ, bố trí cơ cấu cây trồng, qui hoạch hệ thống cơ sở hạ tầng, giao thông, thuỷ lợi, các khu dân c− một cách khoa học. Đặc biệt chú trọng công tác tuyên truyền cho nhân dân nhận thức tốt về bản chất của bão, lũ, đề cao tinh thần cảnh giác với diễn biến của m−a gió trong mùa m−a bão có thể xẩy
ra bất cứ lúc nào nên công tác chuẩn bị phòng chống bão lụt luôn chủ động để giảm nhẹ sự thiệt hại về ng−ời và của do thiên tai gây ra...
Bảng 4.1. Tổng hợp một số yếu tố khí t−ợng thời tiết khu vực cửa lò Chỉ tiêu tháng Số giờ nắng trung bình Nhiệt độ trung bình Nhiệt độ thấp nhất (oC) Nhiệt độ cao nhất Tổng số giờ nắng (Giờ) L−ợng m−a trung bình (mm) Số ngày m−a (Ngày) Độ ẩm t−ơng đối trung bình(%) L−ợng bốc hơi trung bình(mm) 1 76,60 17,40 5,90 31,70 76,60 55,00 12,80 89,00 38,90 2 49,80 17,80 7,00 35,20 49,80 43,20 14,30 91,00 28,90 3 72,70 20,30 7,30 38,10 72,70 48,10 14,00 91,00 37,60 4 133,20 23,90 13,40 39,60 133,20 63,70 10,70 89,00 53,90 5 226,10 27,70 17,40 40,00 226,10 133,10 10,80 82,00 105,60 6 198,70 29,40 19,70 40,40 198,70 120,10 8,20 76,00 153,80 7 226,00 28,80 21,50 40,90 226,00 118,00 7,60 74,00 171,70 8 197,30 28,60 21,30 39,40 197,30 222,20 12,20 80,00 118,50 9 165,60 26,80 16,70 38,20 165,60 529,80 15,00 87,00 66,80 139,00 24,30 15,00 35,10 139,00 517,00 16,50 88,00 59,50 11 104,20 21,50 9,90 34,20 104,20 173,70 13,40 87,00 54,00 12 91,80 18,70 5,40 31,00 91,80 71,30 10,60 87,00 50,80 Cả năm 1681,00 23,77 5,40 40,90 1681,00 2095,20 146,10 85,08 940,00
Điều kiện khí t−ợng nông nghiệp các vụ sản xuất trong năm:
Vụ đông xuân ở Nghệ An bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau, bao gồm toàn bộ mùa lạnh, thời gian chuyển tiếp từ mùa nóng sang mùa lạnh và từ mùa lạnh sang mùa nóng. Diễn biến thời tiết ở vụ đông xuân khá phức tạp: ít m−a, rét đậm, khô hạn, trời nhiều mây âm u kéo dài thời gian chiếu sáng ít...
Nền nhiệt độ thấp, bình quân trong vụ xấp xỉ trên d−ới 200C, do ảnh h−ởng của không khí giá lạnh từ ph−ơng bắc gây nên những đợt rét kéo dài. Thời kỳ có nhiệt độ thấp nhất th−ờng xảy ra từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau. Nên những năm mà vào vụ đông xuân có nhiều đợt rét đậm kéo dài hoặc những năm thời tiết ấm thì đều bất thuận cho sản xuất nông nghiệp.
Nếu rét đậm kéo dài làm cây trồng đầu vụ bị ảnh h−ởng lớn, khả năng nảy mầm của hạt giống kém, cây giống chết nhiều, gia súc gia cầm, dịch bệnh, đổ ngã nhiều...
Nếu thời tiết quá ấm, xẩy ra hiện t−ợng cây giống chóng già, thời gian sinh tr−ởng phát triển quá nhanh, đặc biệt là thời kỳ phát triển sinh thực của cây trồng làm lúa trổ sớm, cây ra hoa, thụ phấn thụ tinh th−ờng gặp thời kỳ bất lợi về thời tiết khí hậu, dịch hại phát triển mạnh dẫn đến hiệu quả sản xuất không cao.
L−ợng m−a ở vụ đông xuân th−ờng chỉ khoảng 20% tổng l−ợng m−a cả năm. Thời kỳ này nhiệt độ không khí th−ờng thấp, ẩm độ đất và không khí t−ơng đối cao nên vấn đề khô hạn th−ờng ít gay gắt, song hệ thống thuỷ lợi ch−a thật sự hoàn chỉnh nên việc t−ới tiêu không thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp.
Vụ sản xuất hè thu đ−ợc tính từ tháng 5 đến tháng 9, và vụ mùa là từ tháng 6 đến tháng 11, bao gồm toàn bộ mùa nóng và thời kỳ chuyển tiếp từ mùa nóng sang mùa lạnh (mùa m−a lũ). Đặc điểm nổi bật trong vụ là nhiệt độ
không khí cao, phổ biến từ 24-280C, trùng vào giai đoạn có nhiệt độ cao nhất trong năm. Đầu vụ th−ờng nắng nóng, khô hạn, những năm mà tuần tiết tiểu mãn có l−ợng m−a lớn thì giải quyết đ−ợc hạn đầu vụ, đến giữa và cuối vụ sản xuất th−ờng có m−a nhiều và gió mùa đông bắc đây cũng là thời kỳ thịnh hành của mùa m−a bão.Trong vụ sản xuất này có nhiệt độ không khí cao trung bình từ 27-280C. Giai đoạn nắng nóng, khô hạn tập trung từ tháng 5 đến tháng 8. Nhiệt độ trung bình cao nhất là tháng 6, nh−ng ngày có nhiệt độ tối cao lại rơi vào tháng 7 (40,90C). Cần quan tâm nhất là ngay từ đầu vụ đã có gió Tây Nam khô nóng thổi vào, nhiệt độ không khí th−ờng cao, tính trung bình nhiệt độ tháng 5 cao hơn tháng 4 là từ 3-40C.
Mùa thu th−ờng trùng với mùa m−a, trong vụ sản xuất này có l−ợng m−a lớn chiếm 80% tổng l−ợng cả năm, trung bình m−a các tháng trên 100mm. M−a lớn th−ờng tập trung vào tháng 9 và chia làm 3 giai đoạn.
Qua theo dõi nhiều năm thì khi thu hoạch xong vụ hè thu (khoảng 10- 15/9) là giai đoạn an toàn nhất có thể đạt trên d−ới 80%. Nh−ng thu hoạch muộn sau 15/9 hoặc sau 20/9 thì hệ số an toàn thấp đặc biệt là những vùng sâu trũng có khi mất trắng. M−a th−ờng kèm theo gió bão rơi vào thời kỳ từ trung tuần tháng 9 đến cuối tháng 10 làm ảnh h−ởng rất lớn tới kết quả sản xuất của vụ thu mùa (hè thu muộn và mùa sớm).
Nh− vậy khí hậu vùng thị xã Cửa Lò có ảnh h−ởng rất lớn tới quá trình diễn biến trong đất và sinh tr−ởng phát triển của các loại cây trồng, với diện tích không lớn nên điều kiện khí hậu diễn ra đồng đều cho cả vùng nên việc cơ cấu cây trồng, bố trí lịch thời vụ t−ơng đối ổn định. Mặc dù vậy khu vực thị xã Cửa Lò chịu sự thay đổi khắc nghiệt của khí hậu nh− hạn hán, lũ lụt, gió bão, nắng nóng, rét đậm, s−ơng mù... ảnh h−ởng rất lớn đến sản xuất và đời sống của nhân dân. Nắm đ−ợc qui luật diễn biến của khí hậu thời tiết vùng nghiên cứu giúp chúng ta xây dựng hệ thống trồng trọt hợp lý, khắc phục
những bất lợi, né tránh đ−ợc thiên tai để đem lại hiệu quả sản xuất cao nhất. Nh− vậy, để tránh thời tiết lạnh làm giảm năng suất cây trồng vụ đông xuân hàng năm, nên chọn các giống có thời gian sinh tr−ởng với khung thời vụ sau:
Thời vụ gieo mạ xuân tốt nhất vào tuần 2 tháng 12, để lúa xuân trổ an toàn vào tuần 2 tháng 5, an toàn nhất là cuối tuần 2 đầu tuần 3 tháng 5, để tránh thời tiết nóng làm giảm năng suất lúa nên chọn các giống có thời gian sinh tr−ởng phù hợp, cụ thể:
Bảng 4.2. Thời vụ gieo cấy lúa ở thị xã Cửa Lò
Thời vụ Thời gian gieo mạ Thời gian cấy Tuổi mạ
Xuân sớm Xuân muộn 5-15/12 10-25/1 10-20/1 20/1-10/2 4,5-5 lá 3-3,5lá Hè thu thâm canh
Hè thu chạy lụt 10-20/5 30/4-10/5 Cấy xong tr−ớc tháng 6 18-20 ngày Mùa sớm Mùa trung Mùa muộn 20-30/5 20/5-5/6 trong tháng7 20-30/6 tr−ớc 10/7 tr−ớc 10/8 18-30 ngày 25-40 ngày 30-45 ngày (Nguồn: sở NN Nghệ An: số 192/QĐ-NN.)
Do thời tiết vụ đông không ổn định, khả năng xẩy ra mùa đông ấm mạ sẽ bị ống (già) lúa trỗ sớm có khả năng gặp rét làm giảm năng suất, ng−ợc lại với năm ấm là năm rét mạ sẽ bị chết không đảm bảo diện tích gieo cấy, song năng suất lúa th−ờng cao. Từ nhận thức trên phải có kế hoạch gieo mạ dự phòng khoảng 1/4 l−ợng giống cần thiết.
Các loại cây ngắn ngày có thời vụ thích hợp nh− sau:
Thời vụ gieo ngô: cây ngô có thể trồng quanh năm, nh−ng để sản xuất ngô có hiệu quả cao, năng suất ổn định thì vụ xuân gieo 20/1- 20/2.
Vụ xuân hè: 20/3-25/4; vụ hè thu tranh thủ gieo tr−ớc 30/6; vụ đông gieo càng sớm càng tốt, cố gắng gieo tr−ớc 10/10.
Khoai tây: hiện nay có thể trồng 2 vụ là vụ đông và vụ xuân nh−ng ở Cửa Lò trồng chủ yếu vào vụ đông cụ thể là:
Vụ sớm: 20-30/10; chính vụ: 1-15/11; vụ muộn: 15-30/11 chủ yếu trồng tập trung vào tháng 11 là tốt nhất.
Cây lạc: vụ xuân thời gian gieo từ 20/1-25/2 tập trung chủ yếu từ 1-15/2 ,vụ hè thu gieo tốt nhất từ 1-15/6 gieo ngay sau khi thu hoạch cây trồng vụ xuân càng sớm càng tốt, vụ đông thời gian gieo từ 25/8 - 25/9.