Đất cát biển và sử dụng

Một phần của tài liệu Xây dựng dựng hệ thống trồng trọt hợp lý cho sản xuất vụ đông xuân trên đất cát ven biển thị xã cửa lò, tỉnh nghệ an (Trang 26 - 32)

- Các loại đất cát biển: đất cát biển đ−ợc hình thành do quá trình bồi

tích của phù sa sông và biển, nh− vậy các sản phẩm này đều đ−ợc n−ớc cuốn trôi theo và bồi tích ở những vùng ven biển [17] đất cát ven biển đ−ợc chia làm 3 loại theo nguồn gốc phát sinh là đất cát ở vùng khô hạn; đất cát ở vùng nhiệt đới ẩm; đất cát ở những vùng đồng bằng ven biển (đất cát trẻ).

Tính chất của đất cát ven biển:

>Tính chất vật lý: đất cát ven biển có thành phần cơ giới nhẹ, cơ bản là

cát, trong đó hàm l−ợng cát mịn lên tới 71-94%, đối với cồn cát ven biển thì thành phần cơ giới thô hơn, có khi lên đến 33-44% [5], hàm l−ợng sét thấp, đó là lý do chính về khả năng giữ n−ớc, giữ phân kém ảnh h−ởng tới sinh tr−ởng phát triển của cây trồng.

Đất cát ven biển có dung trọng thay đổi từ 1,4-1,7g/cm3, độ xốp thấp thay đổi trong khoảng 35-45%, sức chứa ẩm đồng ruộng thấp, vì vậy n−ớc m−a hoặc n−ớc t−ới không giữ đ−ợc lại trong các lớp trên mà thấm sâu rất nhanh. Đất cát ven biển có kết cấu kém, rời rạc, nh−ng có −u điểm là mực n−ớc ngầm dâng cao, hạn chế đ−ợc phần nào đặc tính xấu của đất.

Dung tích hấp thu của đất thấp, chủ yếu dao động từ 4-7 meq/100 g đất, trong khi đất phù sa sông Hồng đạt 10-15 meq/100 g. Độ no bazơ của đất cát ven biển th−ờng thấp nên rất cần đ−ợc bón vôi và phân chuồng.

>Tính chất hoá học: thành phần hoá học của đất cát ven biển liên quan

chặt chẽ với thành phần cơ giới và sự phát triển của quá trình hình thành đất, d−ới tác dụng của thảm thực vật sống ở trên đó.

Đất cát ven biển có hàm l−ợng silíc (SiO2) rất cao: 60 - 80%, hàm l−ợng Fe2O3: 1,2 - 9,7%; Al2O3: O,95 - 18,2%; TiO2: 0,1- 0,8%; MnO: 0,008 - 0,13%; Na2O < 0,9%; hàm l−ợng K2O biến động trong khoảng: 0,16 - 2,2%; CaO: 0,6 - 2,2%; MgO: 0,1 - 1,85% (Lê Thanh Bồn, 1998 [6].

Hàm l−ợng mùn (OM), nghèo hơn cả đất bạc màu, qua các mẫu quan sát th−ờng 0,6 - 1% ở lớp đất mặt.

Đạm tổng số thay đổi trong vòng 0,03 - 0,09%; kali tổng số thấp, ở các lớp sâu 100-110 cm hàm l−ợng kali có chiều h−ớng tăng (0,77 - 1,3%), có thể do một phần ảnh h−ởng trầm tích biển có chứa nhiều khoáng (Biotit, Meiscovit) ở lớp mặt hàm l−ợng t−ơng đ−ơng với đất phù sa sông Mã hay sông Thái Bình (1,33 - 1,5%).

Độ chua của đất cát ven biển thay đổi: pHKCl từ 4,1 - 5,2% nơi cao rửa trôi mạnh, đất khô nghèo thì pHKCl th−ờng thấp < 5.

Chất dễ tiêu của đất cát ven biển rất nghèo, Lân th−ờng từ:1,9 - 7,1 mg/100 g đất, Kali có khoảng thay đổi rộng hơn từ 1,9 - 20 mg/100g đất, những nơi cồn cát hay đất cát khô hạn quanh năm th−ờng các chất dễ tiêu có

hàm l−ợng thấp.

> Các đặc tính về thuỷ văn: ở Bắc Trung Bộ nói chung, Nghệ An nói

riêng mật độ sông suối khá dày đặc (1,1 km/km2) nh−ng ngắn và dốc về mùa m−a lũ tốc độ dòng chảy lớn tăng khả năng bào mòn đất, trong khi đó về mùa hanh khô không giữ đ−ợc n−ớc gây ảnh h−ởng lớn đến sinh tr−ởng cây trồng.

Chế độ n−ớc ngầm: đất cát ven biển có đế n−ớc ngầm dâng cao (50 -

180 cm so với mặt đất) tạo điều kiện điều hoà chế độ nhiệt của đất vào mùa khô nóng và góp phần cung cấp nhu cầu n−ớc cho cây trồng.

Về thảm thực vật: nhìn chung đất cát ven biển, thảm thực vật nghèo

nàn, chỉ những thực vật có sức chống chịu tốt mới có khả năng sinh tr−ởng nh− cỏ quắn xanh (Fimbritilissericeael), cỏ lông chông (Spinifexlitoreusl), cây gọng vó (Droseraindical), cỏ thơm (Cymbopogoncacsiasl) những loại cây này có bộ rễ rất phát triển, khả năng chịu hạn tốt và có thể sống đ−ợc những nơi nghèo dinh d−ỡng, chúng là nhân tố tích cực trong việc tích luỹ chất hữu cơ làm tiến hoá các vùng đất cát trắng [43], theo ph−ơng pháp đánh giá đất của FAO - Unesco, Viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp, 1998 [50], đất cát ven biển đ−ợc xếp vào nhóm Arenosols (AR), phân chia ra các đơn vị là: cồn cát trắng vàng: Luvicarenosols (ARL); cồn cát đỏ: Rhodicarenosols (ARR); đất cát biển: Haplicarenosols (ARH); đất cát mới biến đổi: Cambicarenosols (Arc); đất cát Glây (ACg); Gleyicarenosols (ARg).

Theo phân cấp trên thì đất thị xã Cửa Lò thuộc nhóm đất cát ven biển [35].

- Tình hình sử dụng đất cát biển ở Việt nam: trong trồng trọt đất cát ven

biển có −u điểm là thành phần cơ giới th−ờng là pha cát, tơi xốp, dễ làm đất lại phân bố ở vùng đồng bằng phù hợp với nhiều loại cây trồng phát triển. Chính nhờ đặc tính đó nên nhân dân vùng này canh tác lúa - màu, nhất là cây trồng cạn: lạc, khoai, ngô, đậu, rau...

Trong chăn nuôi: ngoài việc xây dựng cơ sở vật chất, chăn nuôi gia súc gia cầm, thì tiềm năng nhất của vùng biển là nuôi trồng thuỷ sản, vùng đồng bằng ven biển nhiều sông ngòi, đặc biệt là nơi các cửa sông lớn đổ ra biển th−ờng hình thành các đầm phá, cồn bãi...vùng Nghệ An, Hà Tĩnh có Cửa Lò, Cửa Sót, Thừa Thiên Huế có Phá Tam Giang...là những nơi lý t−ởng cho nuôi trồng thuỷ sản cũng nh− phát triển du lịch.

Trong lâm nghiệp: ở cồn cát th−ờng đ−ợc dùng để trồng rừng phòng hộ ven biển nh−: phi lao, thông, keo, bạch đàn... những năm qua đ−ợc đ−ợc sự hỗ trợ của nhà n−ớc các ch−ơng trình dự án 327 và 661, nông dân trồng phủ xanh đất trống, tăng độ che phủ, hạn chế thiên tai, (nạn cát bay, cát nhảy, gió bão, m−a lũ làm sạt lở, sói mòn đất).

Về dịch vụ du lịch: ở các giải đất cát ven biển là tài nguyên vô giá mà cho đến nay mối chỉ khai thác đ−ợc một phần, dọc bờ biển duyên hải miền trung có: Sầm Sơn, Cửa Lò, Thiên Cầm, Thạch Hãn, Nhật Lễ, Cửa Tùng là những tiềm năng lớn giúp các vùng ven biển chuyển dịch cơ cấu kinh tế mạnh mẽ.

N−ớc ta có 479,1 nghìn ha đất cát ven biển, tập trung chủ yếu ở 4 vùng: Bắc Trung Bộ có: 202,8 nghìn ha; Nam Trung Bộ: 244,6 nghìn ha; vùng đồng bằng sông Hồng và Quảng Ninh là 13,7 nghìn ha; Đông Nam Bộ: 17,9 nghìn ha; nh− vậy vùng duyên hải miền Trung là lớn nhất, chiếm 93,4% diện tích nhóm đất cát ven biển của cả n−ớc [51].

Những kết quả của sử dụng đất cát ven biển: Việt Nam chúng ta nay đã

là n−ớc xuất khẩu gạo hàng triệu tấn/năm, việc chuyển đổi 1 phần đất trồng lúa kém hiệu quả sang canh tác cây trồng khác hoặc sang mục đích sử dụng khác là đòi hỏi khách quan của nền kinh tế, nh− kỳ họp Quốc hội khoá XI (tháng 6/2004) đã thảo luận. Đất cát ven biển trở thành đối t−ợng nghiên cứu cho mục đích chuyển đổi sang trồng các loại cây có hiệu quả kinh tế cao hoặc nuôi trồng thuỷ sản.

Kết quả trồng cây hàng năm nh−: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Cây lạc xuân trên đất cát ven biển theo ph−ơng pháp phủ nilon ở xã

Diễn Hồng - huyện Diễn Châu cho giá trị sản l−ợng đạt 18-19 triệu đồng/ha, thu nhập bình quân đạt 12-13 triệu/ha.

+ Bông xen d−a hấu trên đất cát ven biển ở huyện H−ơng Trà, tỉnh Thừa

Thiên Huế đạt giá trị sản l−ợng 29,36 triệu đồng/ha trừ chi phí còn lại cho thu nhập 13,32 triệu/ha. Mô hình trồng bông trong mùa m−a (Hoà Thắng, Bắc Bình, Quảng Nam) năng suất thu đ−ợc 10-12 tạ bông hạt/ha, với mô hình này có ý nghĩa lớn cho việc đ−a cây bông vào sản xuất đại trà trên đất cát ven biển, đây là cây thay thế nhập khẩu (hiện nay Việt Nam còn nhập khẩu > 60% bông sợi nguyên liệu cho công nghiệp dệt) [18].

Cây bông vụ xuân hè ở vùng đất cát biển Thanh Hoá, [12].

+ Cây d−a hấu trên đất cát biển Cửa Lò, phát triển tốt và cho hiệu quả

kinh tế cao, nh− giống Hắc mỹ nhân sản xuất vụ hè cho thu nhập 30 triệu đồng/ha trừ chi phí vật t−, giống còn lãi trên 20 triệu đồng kể cả công lao động. Các loại d−a hấu Trung Quốc nh− giống Kim v−ơng vử, giống 9926 cho thu nhập từ 41-43 triệu đồng trừ chi phí còn lãi ròng 22 - 24 triệu đồng/ha.

+ Cây lúa: ở những nơi chủ động n−ớc cây lúa có thể trồng đ−ợc cả ba

vụ trên năm (đông xuân, hè thu và vụ mùa), diện tích lúa trồng trên đất cát ven biển biến động theo chiều h−ớng giảm, vì hạn chế về n−ớc t−ới. Năng suất lúa thấp do đất nghèo dinh d−ỡng, không chủ động t−ới tiêu ở các mùa vụ sản xuất. Nên xu h−ớng là nghiên cứu để chuyển đổi cơ cấu sản xuất để có hiệu quả kinh tế cao.

+ Cây ngô: hạn chế chính của đất cát biển đối với cây ngô là đất nghèo

dinh d−ỡng, nhiễm mặn, khô hạn trong khi cây ngô cần nhiều dinh d−ỡng và đủ ẩm cho thời kỳ sinh tr−ởng, năng suất ngô trên đất cát ven biển th−ờng đạt thấp...

Cây dừa ở Bến Tre có thể phát triển trên các vùng đất xấu nh− đất cát nhiễm mặn ven biển cũng mang lại một nguồn thu nhập quan trọng cho nhân dân (giá trị sản xuất khoảng 10 triệu đồng/năm/ha). Cần thiết phải áp dụng giống mới để nâng cao năng suất dừa lên 5-6 tấn/ha thì hiệu quả sản xuất của dừa sẽ cao hơn nữa, hiện nay dừa đ−ợc chế biến với nhiều sản phẩm xuất khẩu, [4].

Cây điều ở Bình Định phù hợp với đất đai, khí hậu, thời tiết vùng đất

cát ven biển Nam Trung Bộ, trồng giống điều mới cho năng suất tới 1,8 tấn/ha (cao hơn giống cũ 1,1 tấn) giá trị sản l−ợng đạt 15,3 triệu đông/ha, lợi nhuận đạt 11,16 triệu đồng/ha (cao hơn giống cũ 8,445 triệu/ha [18]).

Mô hình trồng cỏ kết hợp chăn nuôi: tỉnh Quảng Nam có mô hình mới

là nuôi đà điểu trên đất cát ven biển của công ty Khánh Việt, từ 10ha đất cát trắng hoang hoá, đã xây dựng trại chăn nuôi đà điểu khép kín có thể nuôi đ−ợc 2000 - 3500 con trong đó trồng 5ha cỏ sản xuất thức ăn, sản phẩm của đà điểu là mặt hàng xuất khẩu có giá trị cao.

Đất cát ở các huyện ven biển tỉnh Nghệ An phát triển trồng cỏ để nuôi bò sữa.

Nuôi trồng thuỷ sản trên đất cát ven biển: kết quả khảo sát năm 2002

của Viện Kinh tế, Bộ Thuỷ sản và tổ chức bảo tồn thiên nhiên Quốc tế (IUCN) [52] cho thấy khoảng 20000ha đất ven biển Miền Trung có khả năng quy hoạch và cải tạo để nuôi trồng thuỷ sản trong đó Quảng Bình 4500ha; Quảng Trị: 4000ha; Quảng Ngãi: 4000ha; Ninh Thuận:1500ha; Bình Định: 1000 - 1300ha; Hà Tĩnh: 1300ha; Thừa Thiên Huế: 600ha; Phú Yên: 250ha (Viện Địa Lý,1995 [53]).

Sử dụng đất cát ven biển theo h−ớng nông - lâm kết hợp [54] đất cát ven biển đ−ợc chia ô, lên liếp, gắn với m−ơng và hệ thống đai rừng chắn gió giữ ẩm, trồng các cây chịu hạn: ớt, d−a hấu, khoai lang...phát triển kinh tế v−ờn trồng cây ăn quả nh− mãng cầu xiêm, chanh, táo, b−ởi, dừa...một số hộ trồng

cỏ chịu hạn làm thức ăn chăn nuôi gia súc.

Sử dụng đất cát ven biển cần quan tâm tới môi tr−ờng sinh thái, đặc biệt chú ý việc khai thác n−ớc ngầm để sử dụng, sản xuất quá giới hạn cho phép có thể dẫn đến sụt lở địa tầng, cạn kiệt nguồn n−ớc ngọt ngầm, làm ảnh h−ởng trực tiếp nguồn n−ớc sinh hoạt của nhân dân và cho sản xuất nông nghiệp các khu vực lân cận [42].

Rừng phòng hộ (th−ờng là trồng phi lao) đối với bờ cát có ý nghĩa rất quan trọng, là giải pháp hữu hiệu mang tính truyền thống ở n−ớc ta để chống cát bay, cát nhảy, bão cát và tạo cảnh quan cho vùng, nh−ng những dải rừng này đang bị ảnh h−ởng và chết dần do nguồn n−ớc ngầm bị tụt xuống quá sâu cây không thể hút đ−ợc [53].

Nh− vậy, để xây dựng hệ thống trồng trọt hợp lý, thực hiện thâm canh cây trồng cao nhằm khai thác tối đa năng lực sản xuất của đất đai và các nguồn lực khác với hiệu quả kinh tế cao hiện nay đã coi trọng công tác thuỷ lợi, thực hiện chế độ bón phân hợp lý, đ−a nhanh các tiến bộ kỹ thuật khác đạt đến trình độ cao [57]. Đồng thời với phát triển sản xuất là việc đẩy mạnh chế biến nông sản kết quả đó là điều kiện tiền đề thúc đẩy việc thực hiện chiến l−ợc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Một phần của tài liệu Xây dựng dựng hệ thống trồng trọt hợp lý cho sản xuất vụ đông xuân trên đất cát ven biển thị xã cửa lò, tỉnh nghệ an (Trang 26 - 32)