CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA
2.NGÂN SÁCH CHÍNH PHỦ, TỔNG CẦU VÀ SẢN LƯỢNG QUỐC GIA.
2.1.Quan hệ giữa ngân sách với tổng cầu và sản lượng .
- Tổng cầu : AD = C + I + G +NX .
- Ngân sách gồm : + Chi ngân sách gồm chi mua hàng hóa , dịch vụ của chính phủ ( G = Cg + Ig ) và chi chuyển nhượng ( TR ) của chính phủ .
+ Thu ngân sách chủ yếu là thuế (Tx = Ti + Tn ) gồm thuế gián thu , thuế trực thu và các khoản thu nhập khác. Sau khi khấu trừ chi chuyển nhượng thu ngân sách còn lại thuế ròng T ( T = Tx – TR ) .
Như vậy , chính phủ can dự vào nền kinh tế bằng công cụ tài chính thông qua hai đại lượng thu của chính phủ là thuế ròng ( T ) và chi mua hàng hóa , dịch vụ của chính phủ ( G ) .
- Ảnh hưởng của ngân sách lên tổng cầu và sản lượng .
* Ảnh hưởng của G : Có thể tóm tắt cơ chế lan truyền của G tới AD và Y như sau:
AD Y G Hoặc GADY
Khi G thay đổi một lượng ∆G với các yếu tố khác không đổi, tổng cầu sẽ thay đổi một lượng ∆AD = ∆G. Và thông qua mô hình số nhân chi tiêu chính phủ ( G
K ), sản lượng sẽ thay đổi một lượng ΔY G. AD
K
* Ảnh hưởng của Tx : Có thể tóm tắt cơ chế lan truyền của T tới Yd, C, AD và Y như
sau: Yd C AD Y T Hoặc TYdCADY T Cm. - C . → ADC-Cm.T. Thông qua mô hình số nhân thuế ròng ( T
m
K C K) sản lượng sẽ thay đổi một lượng ΔY T.
K T
Hay Y C K Tm .
* Ảnh hưởng của Tr : Có thể tóm tắt cơ chế lan truyền của Tr tới Yd, C, AD và Y như
sau: Yd C AD Y T r Hoặc T rYdCADY.
Ths. Lại Thị Tuyết Lan
Khi Tr thay đổi một lượng ∆Tr, làm thu nhập khả dụng thay đổi một lượng ∆Yd (cùng chiều với Tr), tiêu dùng thay đổi một lượng CCm.Trvới các yếu tố khác không đổi, tổng cầu sẽ thay đổi một lượng ADCCm.Tr. Thông qua mô hình số nhân chi chuyển nhượng ( TR
m
K C K) sản lượng sẽ thay đổi một lượng ΔY TR.
K TR
Hay ΔYCm.k.Tr Hay ΔYCm.k.Tr
* Tác động đồng thời của cả thuế ròng và chi tiêu
Khi đồng thời thay đổi chi tiêu chính phủ ( G ) và thuế ròng ( T ) Vì 0 <Cm< 1 , do đó K= G
K > T
K C Km nên tổng cầu và sản lượng sẽ xẩy ra 3 tình huống :
. Nếu G và T cùng tăng một lượng như nhau thì cầu tăng do G tăng AD G, đồng thời cầu giảm một lượng do thuế ròng ( T ) tăng AD Cm T C nhỏ hơn cầu tăng do G , kết quả là cầu tăng , sản lượng tăng .
. Nếu G và T cùng giảm một lượng như nhau thì cầu giảm do G giảm AD G
, đồng thời cầu tăng một lượng do thuế ròng ( T ) giảm AD Cm. T= C nhỏ hơn cầu giảm do G , kết quả là cầu giảm , sản lượng giảm .
. Nếu G và T cùng tăng, giảm nghịch chiều nhau : G tăng , T giảm làm cầu tăng , sản lượng tăng , hoặc ngược lại G giảm , T tăng làm cầu giảm , sản lượng giảm .
.
3. CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA
3.1.Khái niệm, mục tiêu và công cụ của chính sách tài khóa
3.1.1.Khái niệm: Chính sách tài khóa là tập hợp những chủ trương ,chính sách và biện pháp của chính phủ tác động , điều tiết, thu, chi ngân sách nhằm điều chỉnh tổng cầu, điều chỉnh sản lượng, việc làm, giá cả, cán cân ngân sách, thương mại...đạt mục tiêu mong muốn và làm giảm các dao động trong chu kỳ kinh tế.
3.1.2.Mục tiêu của chính sách tài khóa
+Ổn định hóa nền kinh tế: Để ổn định hóa nền kinh tế phải làm giảm các dao động trong chu kỳ kinh tế. Muốn vậy, chính phủ phải sử dụng các công cụ tài khóa để tác động vào nền kinh tế theo hướng khi nền kinh tế lạm phát chính phủ thu hẹp chính sách tài khóa nhằm kìm hãm tổng cầu và sản lượng. Ngược lại, khi nền kinh tế suy thoái chính phủ mở rộng chính sách tài khóa nhằm kích thích tổng cầu, tăng sản lượng, giảm thất nghiệp.
+Đạt sản lượng và việc làm ở mức toàn dụng: thông qua việc điều hành và sử dụng ngân sách, chính phủ tác động vào tổng cầu để điều chỉnh sản lượng bằng các hành vi thu hẹp chính sách tài khóa khi nền kinh tế lạm phát, hoặc mở rộng chính sách tài khóa khi nền kinh tế suy thoái đã kéo sản lượng thực tế về sản lượng tiềm năng, làm cho nền kinh tế đạt cân bằng toàn dụng, đưa thất nghiệp về mức thất nghiệp tự nhiên.