Ngân hàngtrung ương

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG và bài tạp KT vĩ mô (Trang 35 - 37)

CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA

2.1.2. Ngân hàngtrung ương

NHTW là một cơ quan của nhà nước có chức năng quản lý các ngân hàng trung gian và các tổ chức tín dụng, quản lý thị trường tiền tệ và thực thi chính sách tiền tệ.

Chức năng của ngân hàng trung ương

- Là cơ quan độc quyền phát hành và kiểm soát lưu thông tiền tệ, điều tiết lượng tiền cung ứng.

- Ngân hàng của các ngân hàng. - Ngân hàng của Chính phủ.

- Quản lý nhà nước về tiền tệ và hoạt động NH

2.2..Quá trình tạo tiền và phá hủy tiền qua hệ thống ngân hàng.

 Dự trữ của ngân hàng trung gian

Khi nhận tiền gửi của khách hàng, ngân hàng trung gian phải trích ra một lượng tiền mặt để dự trữ (R). Lượng tiền dự trữ được chia làm 2 quỹ dự trữ là quỹ dự trữ bắt buộc (Rr) do yêu cầu mang tính pháp lệnh của ngân hàng Trung ương và quỹ dự trữ tùy ý (Re) do ngân hàng trung gian tự quyết định số lượng tiền mặt duy trì tại quỹ ngân hàng để đáp ứng nhu cầu chi trả tiền mặt cho khách hàng

Gọi r: Là tỷ lệ dự trữ chung trong hệ thống ngân hàng re: Tỷ lệ dự trữ ty ý

Ths. Lại Thị Tuyết Lan rr: Tỷ lệ dự trữ bắt buộc. e r r r r D Re D Rr D R r        Cách tạo tiền *.Các giả định

- Người dân gửi tiền vào ngân hàng dưới dạng tiền gửi thanh toán (tiền gửi phát hành séc) - Tỷ lệ dự trữ chung của ngân hàng là 10%

- Ngân hàng chỉ kinh doanh bằng cách cho vay.

* Quá trình tạo tiền

- Khách hàng I có 100$ tiền mặt gửi vào ngân hàng A. Với tỷ lệ dự trữ bắt buộc là 10% thì ngân hàng A sẽ cho vay 90$ và giữ lại 10$ dự trữ.

- Giả định khách hàng II vay 90$ của ngân hàng I để mua hàng. Nhưng II mua hàng không phải trả bằng tiền mặt mà trả bằng tiền ký gửi séc. Muốn vậy khách hàng II phải mở tài khoản tiền gửi 90$ dưới dạng tiền gửi không kỳ hạn tại 1 NH khác ví dụ như NH B

- NH B sẽ trích ra 10% dự trữ từ tiền gửi của B là 90$ sau đó cho vay 81$. - Quá trình cứ tiếp diễn cho đến hết các ngân hàng tham gia.

Kết quả được thể hiện qua bảng sau:

Tn NHTG

Lượng tiền gửi của KH Lượng tiền dự trữ Lượng tiền NHTG cho vay A 100$ 10$ 90$ B 90$ 9$ 81$ C 81$ 8,1$ 72,9$ D 72,9$ 7,29$ 65,61$ ………. ………. ………… ………… Tổng 1000$ 100$ 900$

Kết luận: Như vậy, từ lượng tiền gửi ban đầu, bằng hoạt động kinh doanh tiền tệ, các ngân hàng trung gian đã làm tăng lượng tiền giao dịch trong xã hội lên 1.900$. Lượng tiền mà ngân hàng tạo ra không phải là lượng tiền “thực” mà là lượng tiền giao dịch – lượng tiền chỉ có trong tài khoản của các ngân hàng

Ths. Lại Thị Tuyết Lan

Giả sử ở một thời điểm nào đó khách hàng A rút toàn bộ 100$ ra khỏi ngân hàng dưới dạng tiền mặt để thực hiện các giao dịch. Quá trình phá hủy tiền sẽ diễn ra – toàn bộ lượng tiền ngân hàng tạo ra sẽ không tồn tại mà chỉ còn lại 100$ trong khối tiền giao dịch.

1. Số nhân tiền tệ

 Khái niệm

Số nhân tiền tệ là hệ số phản ánh khối lượng tiền (M1) được tạo ra từ một đơn vị tiền cơ sở (tiền mạnh - H) hay số nhân tiền tệ hay Số nhân tiền tệ phản ánh sự thay đổi của lượng tiền cung ứng khi ngân hàng trung ương thay đổi 1 đơn vị tiền cơ sở

M1 = kM.H hay M1 = kM.H

Trong đó: Lượng tiền mạnh – H: Là toàn bộ lượng tiền quy ước được NHTW phát hành tồn tại dưới hình thức tiền mặt ngoài ngân hàng (C) và dự trữ trong ngân hàng (R)

 Cách tính số nhân tiền tệ

Từ công thức M1 = kM.H suy ra kM = M1/H (1) Với M1 = C + D

Gọi C: Lượng tiền mặt ngoài ngân hàng D: Lượng tiền ngân hàng

R: Lượng tiền dự trữ trong ngân hàng

c: Tỷ lệ tiền mặt ngoài ngân hàng so với tiền ngân hàng

r: Tỷ lệ dự trữ chung của ngân hàng  C = cD và r = R/D=  R = rD M1 = C + D = cD + D = D ( c + 1)

H = C + R = cD + rD = D ( c +r )

Suy ra kM = (C+D)/(C+R) = (c.D+D)/(cD+rD) =(c+1)/(c+r)

Mà 0 < r < 1 và c > 0 nên kM > 1

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG và bài tạp KT vĩ mô (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)