NGUỒN GỐC CỦA TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG và bài tạp KT vĩ mô (Trang 56 - 57)

1. Hàm sản xuất

Để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế, chúng ta bắt đầu từ hàm sản xuất. Hàm sản xuất có dạng: Y = f(L,K,T,…)

Y: Sản lượng đầu ra.

L, K, T… là các yếu tố đầu vào như lao động, vốn, kỹ thuật….

Như vậy, tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào các nhân tố thuộc về nguồn lực của một nước như tài nguyên thiên nhiên, tư bản, lao động và cơ cấu lao động, công nghệ.

2.Mức độ đóng góp của các yếu tố vào quá trình tăng trưởng 2.1. Sự gia tăng nhân tố sản xuất

Hàm sản xuất không đổi theo thời gian do ảnh hưởng của 2 nhân tố vốn (K) và lào động (L) đã được xác định: Y = f(K,L).

Sự gia tăng của các nhân tố sản xuất đóng góp vào mức tăng sản lượng: - Sự gia tăng của vốn: ∆Y = MPK.∆K

Ths. Lại Thị Tuyết Lan

- Sự gia tăng của cả vốn và lao động: ∆Y = MPK.∆K +MPL.∆L (1)

Trong đó: ∆Y là sản lượng tăng thêm; MPK là sản phẩm cận biên của vốn; MPL là sản phẩm cận biên của lao động; ∆K là lượng vốn tăng thêm.

Chia 2 vế phương trình (1) cho Y ta được: ∆Y/Y = MPK.∆K.K/K.Y + MPL.∆L.L/L.Y (2) (2) có thể viết lại: ∆Y/Y = α.Y.∆K/K.Y + (1-α).Y.∆L/L.Y = α.∆K/K + (1-α)(∆L/L) (3) Trong đó α là tỷ trọng sản lượng của vốn; 1-α là tỷ trọng sản lượng của lao động. Phương trình (3) cho biết mức thay đổi trong đầu vào đối với mức thay đổi của sản lượng.

2.2. Tiến bộ công nghệ

Để xác định thay đổi của tiến bộ công nghệ đối với sản lượng chúng ta sử dụng hàm sản xuất dạng: Y = A.f(K,L) = A.KαL1-α

A: phản ánh trình độ công nghệ hiện có hay còn gọi là năng suất nhân tố. Khi cho phép tiến bộ công nghệ thay đổi làm cho phương trình (3) có dạng: ∆Y/Y = α.∆K/K + (1-α)(∆L/L) + ∆A/A (4).

Phương trình này cho thấy nguồn gốc của tăng trưởng không chỉ phụ thuộc vào sự thay đổi vốn, lao động mà còn phụ thuộc vào tiến bộ công nghệ.

2.3. Thể chế và chính sách

Các nghiên cứu gần đây cho thấy, thể chế và chính sách có tác động rất mạnh đối với quá trình tăng trưởng. Thể chế và chính sách đúng, tăng trưởng nhanh, và ngược lại.

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG và bài tạp KT vĩ mô (Trang 56 - 57)