1. Sự cân bằng đồng thời của hai thị trường: hàng hóa và tiền tệ
Điểm cân bằng chung cho hai thị trường này chính là giao điểm của đường IS – LM. Như hình 6.9
2. Phân tích chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ trên mô hình IS-LM a. Tác động của chính sách tài khóa trong mô hình IS – LM a. Tác động của chính sách tài khóa trong mô hình IS – LM
Chính sách tài khóa mở rộng được áp dụng khi nền kinh tế có sản lượng Yt < Yp.
Chính sách tài khóa thu hẹp (thắt chặt) được áp dụng khi nền kinh tế có sản lượng Yt > Yp.
Hạn chế của chính sách tài khóa: tác động lấn át (hất ra).
b. Tác động của chính sách tiền tệ trong mô hình IS – LM
Chính sách tiền tệ mở rộng được áp dụng khi nền kinh tế có sản lượng Yt < Yp.
Chính sách tiền tệ thu hẹp (thắt chặt) được áp dụng khi nền kinh tế có sản lượng Yt > Yp. Hạn chế của chính sách tiền tệ: bẫy tiền (bẫy thanh khoản).
c. Phối hợp chính sách tài khóa và tiền tệ trong mô hình IS – LM
Phối hợp chính sách là việc vận dụng đồng thời cả hai chính sách: chính sách tài khóa và tiền tệ để đạt mức sản lượng mục tiêu của nền kinh tế hay ổn định hóa thu nhập..
BÀI TẬP
Bài 1: Thị trường hàng hóa và thị trường tiền tệ của 1 nền kinh tế được biểu diễn bởi các thông số như sau:
C = 100 + 0.8YD T = 0.25Y I = 100 – 10r Gp = 100 I = 100 – 10r Gp = 100
MD = 80 + 0.2Y – 8r MS = 200
Yêu cầu:
Ths. Lại Thị Tuyết Lan
Bài 2:Giả sử một nền kinh tế có các thông số kinh tế sau:
C = 120 + 0.8Yd; I = 50 + 0.2Y – 10i; T = 30 + 0.2Y; G = 150; DM = 200 – 25i + 0.25Y; H = 100; c = 20%; r = 15%.
a. Viết phương trình đường IS và đường LM b. Xác định mức sản lượng và lãi suất cân bằng
c. Ngân hàng trung ương bán ra 50 tỉ đồng trái phiếu; cùng lúc chính phủ tăng thu thuế thêm 100 tỉ đồng. Tính mức sản lượng và lãi suất cân bằng mới.
Bài 3: Trong một nền kinh tế có số liệu sau : C = 106 + 0,9Yd , I = 180 -30i G = 192,5 , T = 40+ 0,1Y X = 100 , M = 205 +0,06Y DM = 370 + 0,2Y -50i , Yp = 810 Yêu cầu :
1. Lập phương trình đường IS,LM 2. Tính Y,i cân bằng.
3. Nếu chính phủ tăng T thêm 100, G thêm 117,75,viết p/trình IS ,tính số nhân tài chính , tính Y tăng thêm, tính Y,i cân bằng mới
Ths. Lại Thị Tuyết Lan
Chương 7
LẠM PHÁT VÀ THẤT NGHIỆP
I. LẠM PHÁT
1. Khái niệm, đo lường lạm phát
- Khái niệm: Lạm phát (inflation) là sự gia tăng liên tục của mức giá trung bình trong nền kinh tế trong một đơn vị thời gian.
- Đo lường: Để đo tỷ lệ lạm phát, người ta thường sử dụng chỉ số giá tiêu dùng CPI và chỉ số điều chỉnh GDP
Cách 1: Tính tỷ lệ lạm phát theo chỉ số giá tiêu dùng CPI:
gp = CPI CPI CPI t t t 1 1 x100% Cách 2: Tính tỷ lệ lạm phát theo chỉ số điều chỉnh GDP: gp = D D D GDPt GDPt GDPt 1 1 x 100% 2. Phân loại lạm phát
Theo quy mô của lạm phát người ta chia lạm phát thành 3 loại: - Lạm phát vừa phải ( lạm phát một con số
- Lạm phát phi mã - Siêu lạm phát
Phân loại lạm phát theo khoảng thời gian xảy ra lạm phát:
- Lạm phát kinh niên; là loại lạm phát kéo dài trên ba năm, tỷ lệ lạm phát 50% một năm.
- Lạm phát nghiêm trọng: là loại lạm phát kéo dài trên 3 năm, tỷ lệ lạm phát > 50% một năm.
- Siêu lạm phát trầm trọng: siêu lạm phát kéo dài trên một năm, tỷ lệ lạm phát trên 200% một năm
Phân loại lạm phát theo khả năng gây tác hại của lạm phát: - Lạm phát dự kiến ( lạm phát thấy trước
- Lạm phát không dự kiến (lạm phát không thấy trước 3. Nguyên nhân lạm phát
Lạm phát xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, để giải thích về nguyên nhân của lạm phát có một số lý thuyết và quan điểm để lý giải về lạm phát như sau:
- Lạm phát do cầu kéo: là loại lạm phát xảy ra do tổng cầu tăng lên khi sản lượng của nền kinh tế đã đạt hoặc vượt quá mức sản lượng tiềm năng.
- Lạm phát do chi phí đẩy: là loại lạm phát xảy ra do những cú sốc cung bất lợi như giá cả đầu vào tăng.
- Lạm phát dự kiến (lạm phát ỳ): là loại lạm phát xảy ra do mọi người đã dự tính từ trước và được đưa vào các hợp đồng và những thoả thuận kinh tế khác.Khi đó giá cả trong nền kinh tế sẽ tăng theo quán tính.
Ths. Lại Thị Tuyết Lan
- Lạm phát và tiền tệ: Theo quan điểm của các nhà kinh tế thuộc trường phái tiền tệ cho rằng “ lạm phát luôn luôn là hiện tượng của tiền tệ”
4. Tác động của lạm phát
- Phân phối lại thu nhập một cách ngẫu nhiên giữa các tầng lớp dân cư trong xã hội - Có những biến dạng về cơ cấu sản xuất và việc làm trong nền kinh tế, đặc biệt khi
lạm phát tăng nhanh cùng sự biến đổi mạnh mẽ của giá cả tương đối. - Điều chỉnh lãi suất danh nghĩa.
- Kích thích gia tăng khối tiền giao dịch trong nền kinh tế - Tác động đến sản lượng, việc làm và tỷ lệ thất nghiệp.
- Lạm phát cao sẽ làm cho các khoản nợ nước ngoài của Chính phủ sẽ trở nên trầm trọng.
5. Các biện pháp khắc phục lạm phát
Đối với lạm phát do cầu:
- Áp dụng chính sách tài khóa thu hẹp - Áp dụng chính sách tiền tệ thu hẹp.
Đối với lạm phát do cung:
- Tìm những nguyên liệu mới rẻ tiền thay thế cho nguyên liệu cũ
- Giải phóng các tiềm năng sản xuất của đất nước, khai thác tối đa có hiệu quả các nguồn lực từ bên ngoài như vốn đầu tư, thị trường, công nghệ, quản lý
- Giảm thuế, giảm lãi suất.
Xóa bỏ độc quyền, thực hiện chiến lược thị trường cạnh tranh. - Thay đổi cung tiền gắn liền với mối quan hệ tăng trưởng kinh tế. II. THẤT NGHIỆP
1. Khái niệm và đo lường thất nghiệp
Khái niệm:
- Lực lượng lao động là những người trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động, có nguyện vọng và có những cố gắng nhất định để tìm việc làm.
- Thất nghiệp là những người trong độ tuổi lao động, thuộc lực lượng lao động sẵn sàng làm việc với mức lương xã hội quyết định, có nỗ lực tìm kiếm việc nhưng không kiếm được việc làm.
- Tỷ lệ thất nghiệp là phần trăm của số người trong lực lượng lao động bị thất nghiệp
2. Phân loại thất nghiệp
Căn cứ vào nguyên nhân gây ra thất nghiệp
- Thất nghiệp tạm thời: là loại thất nghiệp phát sinh do người lao động cần có thời gian tìm kiếm việc làm.
- Thất nghiệp cơ cấu: là loại thất nghiệp phát sinh do sự mất cân đối giữa nhu cầu sử dụng lao động và cơ cấu của lực lượng lao động.
- Thất nghiệp chu kỳ hay còn gọi là thất nghiệp do thiếu cầu: là loại thất nghiệp phát sinh khi nền kinh tế lâm vào tình trạng suy thoái do tổng cầu quá thấp.
Ths. Lại Thị Tuyết Lan
- Thất nghiệp theo lý thuyết cổ điển hay còn gọi là thất nghiệp do các yếu tố ngoài thị trường: đây là loại thất nghiệp phát sinh do tiền lương được ấn định bởi các yếu tố ngoài thị trường ở mức cao hơn mức tiền lương cân bằng của thị trường lao động.
Căn cứ vào tính chất
- Thất nghiệp tự nguyện: là loại thất nghiệp phát sinh do người lao động không chấp nhận những công việc hiện thời với mức tiền lương tương ứng.
- Thất nghiệp không tự nguyện: là loại thất nghiệp phát sinh mặc dù người lao động sẵn sàng chấp nhận những công việc hiện thời với mức tiền lương tương ứng. 3. Tác động của thất nghiệp
- Đối với cá nhân :Thất nghiệp ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của mỗi người lao động thu nhập giảm mức sống giảm đời sống gặp khó khăn nảy sinh tư tưởng chán nản sinh ra các tệ nạn xã hội.
- Đối với xã hội:
+ Khi nền kinh tế có thất nghiệp cao sản lượng thấp nguồn thu từ thuế giảm + Thất nghiệp cao chi trợ cấp thất nghiệp tăng, chi cho an ninh tăng ( do gia tăng các tệ nạn xã hội)
- Ảnh hưởng đến sự ổn định chính trị của quốc gia: Khi thất nghiệp cao dễ dẫn đến tình trạng mất ổn định mất lòng tin của dân chúng vào Đảng và Chính phủ cầm quyền.
- Tuy nhiên, nếu thất nghiệp là thất nghiệp tự nhiên thì không gây tác hại đối với nền kinh tế.
4. Các biện pháp giảm thất nghiệp
- Giảm trợ cấp thất nghiệp giảm thất nghiệp tự nguyện - Giảm thuế thu nhập giảm thất nghiệp tự nhiên. - Chính sách tác động vào cung lao động:
+ Thực hiện đào tạo lại theo nhu cầu của xã hội.
+ Tạo việc làm và tạo điều kiện cho SV mới tốt nghiệp tiếp cận với nghề nghiệp để có kinh nghiệm
- Chính sách tác động vào nhu cầu lao động: + Giảm thuế đối với nguyên vật liệu
+ Tạo điều kiện thuận lợi phát triển sản xuất. + Tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài.