Các công cụ của chính sách tài khóa

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG và bài tạp KT vĩ mô (Trang 28 - 34)

CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA

3.1.3.Các công cụ của chính sách tài khóa

Để đạt các mục tiêu ổn định hóa nền kinh tế, đưa sản lượng về mức tiềm năng và thị trường lao động đạt mức toàn dụng, chính phủ sử dụng các công cụ thu, chi ngân sách, thông qua cơ chế lan truyền của G và T lên tổng cầu và sản lượng.

+Công cụ thuế (T): Thuế có quan hệ nghịch biến với tổng cầu. Muốn tăng tổng cầu phải giảm thuế và ngược lại.

Ths. Lại Thị Tuyết Lan

+Công cụ chi mua hàng hóa, dịch vụ của chính phủ (G) có quan hệ đồng biến với tổng cầu, muốn tăng tổng cầu phải tăng chi tiêu chính phủ và ngược lại muốn giảm tổng cầu phải giảm chi tiêu chính phủ.

3.2.Chính sách tài khóa chủ động .

Chính sách tài chính chủ động là chính phủ chủ động tác động vào nền kinh tế bằng các chính sách và biện pháp tài chính nhằm ổn định và tăng trưởng kinh tế vĩ mô .

3.2.1. Chính sách tài khóa trong nền kinh tế suy thoái

Nền kinh tế suy thoái là nền kinh tế có tình trạng sản lượng, thu nhập sụt giảm ngày càng thấp, hàng hóa ế thừa, sức mua thị trường giảm, doanh nghiệp giảm sản lượng, giảm thời gian sản xuất, sa thải công nhân, thất nghiệp ngày một tăng lên. Biểu hiện rõ nhất là sản lượng thực tế nhỏ hơn sản lượng tiềm năng Yt < Yp nền kinh tế hoạt động trong tình trạng kém hiệu quả, mọi nguồn lực hoạt động dưới mức tự nhiên.

Chính sách tài khóa trong tình trạng nền kinh tế suy thoái là chính phủ phải ngăn cản mức giảm sút của sản lượng và làm cho sản lượng tăng lên đến mức tiềm năng. Vì vậy, phải tác động vào tổng cầu, làm cho tổng cầu tăng lên.

Để làm tăng tổng cầu người ta có thể tăng chi tiêu chính phủ hoặc giảm thuế sẽ làm tăng tiêu dùng, tăng tổng cầu. Điều hành chính sách tài khóa theo hướng tăng tiêu dùng của dân cư và tăng chi tiêu của chính phủ để tăng tổng cầu và tăng sản lượng, người ta gọi là chính sách tài khóa mở rộng hay nới lỏng.

Như vậy, khi nền kinh tế suy thoái, để chống suy thoái chính phủ thực hiện chính sách tài khóa mở rộng.

Các công cụ của chính sách tài khóa mở rộng bao gồm:

+Tăng chi tiêu hàng hóa, dịch vụ của chính phủ (G) bao gồm tăng Cg và Ig. Trong đó chủ yếu là tăng đầu tư của chính phủ để kích thích tăng trưởng kinh tế. Vì khi tăng G một lượng G AD làm cho sản lượng tăng một lượng ΔYk.AD, đến lượt nó khi sản lượng tăng kéo theo đầu tư tăng theo lý thuyết gia tốc, càng làm sản lượng tăng hơn.

+Giảm thuế (T) : Khi chính phủ giảm thuế, làm cho thu nhập khả dụng tăng, tiêu dùng tăng C-Cm.T, làm cho sản lượng tăng ΔY k.C-k.Cm.T.

+Vừa tăng G đồng thời giảm T đều làm sản lượng tăng.

Hình 4.2 cho thấy khi Y < Yp tăng G hoặc giảm T tổng cầu sẽ tăng lên một lượng

AD

 , đẩy đường tổng cầu từ AD1lên AD2, làm cho sản lượng tăng từ Y1 lên Yp, đạt mức sản lượng tiềm năng.

Y p A D Y Y < Yp ∆ Y 4 5o ∆AD A D2 A D1 E 1 E 2 Hình 4.2: Chính sách tài khóa mở rộng

Ths. Lại Thị Tuyết Lan

Tại điểm E2 nền kinh tế cân bằng toàn dụng.

3.2.2. Chính sách tài khóa trong nền kinh tế lạm phát

Nền kinh tế lạm phát là nền kinh tế ở tình trạng sản lượng, thu nhập lớn, thị trường nhộn nhịp, sức mua lớn, giá cả hàng hóa ngày càng cao, sức mua đồng tiền giảm sút, thất nghiệp ít, mức nhân dụng cao, tạo ra sự rối loạn trong hoạch toán của doanh nghiệp. Tạo ra phân phối lại thu nhập và của cải, đẩy đời sống của người lao động vào khó khăn. Biểu hiện rõ nhất là sản lượng thực tế vượt quá mức tiềm năng.

+Khi nền kinh tế lạm phát, sản lượng thực tế lớn hơn sản lượng tiềm năng Y>Yp, để chống lạm phát chính phủ phải ngăn chặn đà tăng trưởng của sản lượng thực tế. Tìm mọi biện phát đưa sản lượng thực tế xuống mức sản lượng tiềm năng. Muốn giảm sản lượng theo chu kỳ kinh doanh cần phải giảm tổng cầu, để giảm tổng cầu chính phủ có thể giảm chi tiêu hoặc tăng thuế.

+Khi cắt giảm chi tiêu chính phủ thì tổng cầu giảm, làm cho sản lượng giảm. Hoặc khi chính phủ tăng thuế làm cho thu nhập khả dụng giảm, tiêu dùng dân cư giảm, làm tổng cầu giảm, sản lượng giảm.

Vậy điều hành chính sách tài khóa sao cho giảm tiêu dùng của dân chúng, giảm chi tiêu công của chính phủ để giảm tổng cầu và giảm sản lượng được gọi là chính sách tài khóa thắt chặt hay thu hẹp.

Các công cụ sử dụng trong chính sách tài khóa thắt chặt

+Giảm chi mua hàng hóa, dịch vụ của chính phủ gồm : giảm Cg và Ig. Trong đó chủ yếu cắt giảm Ig để kìm hãm tăng trưởng. Khi G giảm một lượng Gthì tổng cầu giảm một lượng G AD, sản lượng giảm một lượng ΔYk.AD, sản lượng giảm là đầu tư giảm theo lý thuyết gia tốc làm cho sản lượng càng giảm.

+Tăng thuế (T), khi chính phủ tăng thuế một lượng Tthì thu nhập khả dụng giảm một lượng YdT, dẫn đến tiêu dùng giảm một lượng C-Cm.T, tổng cầu giảm một lượng ΔAD C-Cm.T, sản lượng quốc gia giảm ΔYk.AD-k.Cm.T.

+Vừa giảm chi tiêu chính phủ vừa tăng thuế làm cho tổng cầu giảm và sản lượng giảm.

Hình 4.3 cho thấy khi Y>Yp giảm G hoặc tăng T làm cho tổng cầu giảm một lượng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

ΔAD. Đường tổng cầu AD1 di chuyển xuống thành đường AD2, làm cho sản lượng giảm một lượng ∆Y, đưa sản lượng về mức tiềm năng. Tại E2 nền kinh tế đạt cân bằng toàn dụng.

3.3.Định lượng cho chính sách tài khóa

Y p A D Y Y p ∆ Y 4 5o ∆AD A D1 A D2 E 2 E 1 Hình 4.2: Chính sách tài khóa thắt chặt Y

Ths. Lại Thị Tuyết Lan

3.3.1. Mục tiêu 1 : Đưa sản lượng thực tế đến sản lượng tiềm năng nhằm ổn

định nền kinh tế.

Khi sản lượng thực tế khác sản lượng tiềm năng Y ≠ Yp một lượng ΔYYpY. Cần thay đổi tổng cầu một lượng

k ΔY

ΔAD  . Muốn thay đổi tổng cầu thì có thể thực hiện 3 giải pháp tài chính như sau :

+Giải pháp 1 : Chỉ thay đổi (G), không thay đổi (T). Phải thay đổi G một lượng AD

ΔG  .

+Giải pháp 2 : Chỉ thay đổi thuế (T), không thay đổi G. Cần phải thay đổi T một lượng Cm AD T    

+Giải pháp 3 : Vừa thay đổi G, đồng thời thay đổi T. ·Nếu G thay đổi một lượng ΔG a

·Thì T thay đổi một lượng

Cm a - AD T    

3.3.2. Mục tiêu 2 : Tăng chi tiêu chính phủ, nhưng không làm thay đổi cân

bằng toàn dụng, không gây ra lạm phát.

Khi nền kinh tế đang cân bằng tại sản lượng tiềm năng Y = Yp, nhưng chính phủ muốn tăng chi tiêu của chính phủ giả sử cho y tế, giáo dục hoặc quốc phòng... Trong trường hợp này nhà nước phải tăng thuế một lượng ΔT để giảm bớt tiêu dùng của dân cư một lượng -ΔCG. Tức phải tăng thuế một lượng

Cm G T  

3.4.Chính sách tài khóa tự động .

Chính sách tài khóa tự động là chính phủ chỉ sử dụng những nhân tố ổn định tự động trong chính sách và biện pháp tài chính nhằm thực hiện ,cân bằng ,ổn định nền kinh tế .

3.4.1. Những nhân tố ổn định tự động.

Để ổn định nền kinh tế trước các biến động của chu kỳ kinh doanh, ngoài các biện pháp chủ động trong chính sách tài khóa nói trên thì bản thân nền kinh tế cũng sản sinh một cơ chế tự động làm ổn định nền kinh tế thông qua các nhân tố như thuế thu nhập, trợ cấp thất nghiệp, các chính sách giá.v.v... Chúng hoạt động một sách tự động góp phần làm giảm bớt các cú sốc lạm phát hoặc suy thoái của nền kinh tế. Chúng làm chậm lại sự tăng lên hoặc giảm xuống của thu nhập khả dụng, của tổng cầu và sản lượng. Các nhân tố tự động gồm :

Thuế thu nhập

Thuế thu nhập là thuế trực tiếp đánh vào thu nhập cá nhân, nhằm điều tiết thu nhập của mọi tầng lớp dân cư, đảm bảo công bằng, minh bạch, hạn chế xu hướng phân hóa giàu nghèo. Thuế thu nhập được đánh theo lũy tiến, thu nhập càng cao mức chịu thuế càng lớn và ngược lại.

Khi nền kinh tế suy thoái, sản lượng, thu nhập của doanh nghiệp giảm, thu nhập của các hộ gia đình giảm, tổng số thuế thu nhập chính phủ thu được giảm và giảm càng mạnh do thực hiện chính sách thuế lũy tiến, dẫn đến tiêu dùng nếu có giảm sẽ giảm chậm hơn, nó có tác dụng kìm hãm được khuynh hướng sụt giảm của tổng cầu, hạn chế bớt được tình trạng suy thoái kinh tế.

Ths. Lại Thị Tuyết Lan

Khi nền kinh tế lạm phát, sản lượng, thu nhập của doanh nghiệp tăng, thu nhập của dân cư tăng, tổng số thuế thu nhập chính phủ thu được tăng nhiều hơn, làm cho tiều dùng nếu có tăng tăng chậm hơn, nó có tác dụng kìm hãm được khuynh hướng tăng lên của tổng cầu, hạn chế bớt tình trạng lạm phát.

Trợ cấp thất nghiệp

Trợ cấp thất nghiệp là một trong những chính sách an sinh xã hội nhằm giúp đỡ người lao động bớt khó khăn khi thất nghiệp. Trợ cấp thất nghiệp tác động lên thu nhập khả dụng và tổng cầu qua 2 nhân tố là bảo hiểm thất nghiệp và trợ cấp thất nghiệp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Khi nền kinh tế suy thoái, người lao động thất nghiệp được nhà nước trợ cấp thất nghiệp, khoản thu nhập này giúp họ không phải cắt giảm chi tiêu quá mức, nó góp phần ngăn cản đà suy giảm của tổng cầu, hạn chế bớt tình trạng suy thoái.

Khi nền kinh tế lạm phát, sản lượng, thu nhập tăng, thất nghiệp giảm, trợ cấp thất nghiệp giảm, số người đóng và mức đóng bảo hiểm thất nghiệp tăng, điều đó làm giảm bớt sự gia tăng của thu nhập và tổng cầu, hạn chế bớt tình trạng lạm phát.

Chính sách can thiệp giá vào nền kinh tế

Khi nhà nước sử dụng đòn bẩy giá can thiệp vào nền kinh tế như: quy định tiền lương tối thiểu, giá trần, giá sàn… nhằm bảo vệ thu nhập của doanh nghiệp hoặc hộ gia đình. Vì vậy, khi nền kinh tế suy thoái hoặc lạm phát thu nhập của các đối tượng này sẽ thay đổi không lớn, góp phần kìm hãm được đà suy thoái hoặc lạm phát của nền kinh tế.

Tóm lại, nhân tố ổn định tự động là những nhân tố mà bản thân nó có tác dụng tự hạn chế được những dao động của chu kỳ kinh doanh, nhưng nó không hoàn toàn triệt tiêu được chu kỳ kinh doanh mà chủ yếu dựa vào chính sách tài khóa chủ động của chính phủ.

3.4.2. Những hạn chế của chính sách tài khóa trong thực tiễn

Lý thuyết điều hành kinh tế vĩ mô thông qua công cụ tài chính, khi kinh tế suy thoái thì thực hiện chính sách tài khóa mở rộng, khi nền kinh tế lạm phát thì thực hiện chính sách tài khóa thu hẹp. Nhưng thực tế khi thực thi chính sách tài khóa gặp rất nhiều trở ngại:

Một là, công tác ước lượng các đại lượng của nền kinh tế như: Yp, C, I. G, X, M, T, Tr, đặc biệt ước lượng mức tự định và hệ số biên của các đại lượng đó cực kỳ khó khăn. Nếu chỉ dựa vào số liệu lịch sử theo phương pháp ngoại suy sẽ có những sai lệch trong số liệu, dẫn đến những sai lệch về quyết định mức thay đổi trong chính sách tài khóa. Nếu không tính toán kỹ có thể không giải cứu được nền kinh tế mà còn làm cho tình trạng kinh tế thêm trầm trọng hơn.

Hai là, dự báo chu kỳ kinh doanh: Việc đặt thời gian về tài chính và quy mô chính sách tài khóa phụ thuộc vào dự báo chu kỳ kinh doanh, thời gian xảy ra chu kỳ kinh doanh, độ dài chu kỳ kinh doanh, biên độ của chu kỳ kinh doanh đây là những vấn đề khó khăn khi thực hiện chính sách tài khóa.

Ba là, độ trễ của chính sách tài khóa: Khoảng thời gian từ lúc xuất hiện các cú sốc tác động vào nền kinh tế gây nên tình trạng suy thoái hoặc lạm phát cho đến khi các biện pháp tài khóa được thực thi để phản ứng lại cú sốc. Độ trễ này xuất hiện khi chính phủ cần phải có thời gian để nhận thức các cú sốc, có thời gian để điều tra, nghiên cứu, hoạch định và tổ chức thực hiện các chính sách tài khóa cẩn trọng.

Ths. Lại Thị Tuyết Lan

Độ trễ ngoài là khoảng thời gian từ lúc thực thi các chính sách tài khóa cho tới khi nó phát huy hiệu quả đối với nền kinh tế. Loại độ trễ này xuất hiện vì các chính sách thay đổi chi tiêu, thuế cần có thời gian lan tỏa tới chi tiêu, thu nhập và việc làm. Cần có thời gian để thay đổi các chính sách thuế của cơ quan hữu quan.

Bốn là, tình trạng ngân sách thâm hụt

Khi nền kinh tế suy thoái cán cân ngân sách thường ở vào tình trạng thâm hụt, việc chống suy thoái đòi hỏi thực thi chính sách tài khóa mở rộng càng làm cho thâm hụt ngân sách trở nên trầm trọng hơn. Điều đó dẫn đến chính phủ có phần do dự khi nới lỏng chính sách tài khóa.

BÀI TẬP

Bài 1: Năm 2009 nền kinh tế có số liệu sau :

C = 350 + 0,7Yd I = 120 + 0,12Y T = 20 + 0,1Y Cg = 210 , Ig = 150

X = 220 M = 50 + 0,15Y Yp = 2550

a) Tính Y và cán cân ngân sách,cán cân thương mại năn 2009.

b) Năm 2010 nhà nước tăng chi quốc phòng thêm 50,trợ cấp thất nghiệp 30 ,giảm thuế (- 80),tăng đầu tư thêm 28 ,xuất khẩu tăng thêm 15,nhập khẩu tăng 5. Hỏi Y năm 2010 tăng hơn 2009 thêm bao nhiêu ? Tính Y mới , các chính sách đó tốt hay xấu cho nền kinh tế ,biết rằng Yp năm 2010 tăng 1% so với Yp năm 2009.

c) Từ kết quả câu hai để nền kinh tế có Y = Yp: - Chỉ sử dụng G cần thay đổi G bao nhiêu. - Chỉ sử dụng T cần thay đổi T bao nhiêu. - Vừa thay đổi G vừa thay đổiT là bao nhiêu. Bài 2: Cho SLCB Y = 1000, Yp = 1180, K=3

1. Nền kinh tế đang suy thoái và thiếu việc làm. Chính phủ cần phải làm gì trong chi tiêu của mình để đưa sản lượng thực tế về mức tiềm năng?

2. Biết Cm = 0,75, Chính phủ thực hiện chính sách thuế như thế nào để đưa sản lượng thực tế về mức tiềm năng?

3. Muốn đưa sản lượng về mức tiềm năng Chính phủ phải sử dụng chính sách tài chính kết hợp như thế nào?

C = 85 + 0,75Yd ; I = 10 + 0,1Y ; T = 100 + 0,2Y

G = 160 ; X = 100; M = 30 + 0,2Y , Un = 5% ; Yp =700

Yêu cầu :1)Tính Y; tính tỷ lệ thất nghiệp thực tế Ut ; cán cân ngân sách,cán cân thương mại .

2)Nếu nhà nước tăng G thêm 60,tăng thuế 80,tăng đầu tư thêm 40 ,tăng TR thêm 50...Hỏi Y tăng thêm bao nhiêu ? Tính Y mới , các chính sách đó tốt hay xấu cho nền kinh tế.

Ths. Lại Thị Tuyết Lan

3) Từ kết quả câu hai để nền kinh tế có Y = Yp: +Chỉ sử dụng G cần thay đổi G bao nhiêu. +Chỉ sử dụng T cần thay đổi T bao nhiêu. +Vừa thay đổi G vừa thay đổiT là bao nhiêu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

CHƯƠNG 5

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG và bài tạp KT vĩ mô (Trang 28 - 34)