MỐI QUAN HỆ GIỮA LẠM PHÁT VÀ THẤT NGHIỆP

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG và bài tạp KT vĩ mô (Trang 51 - 53)

1. Quan điểm của Phillips: cho biết mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp thông qua đường cong Phillips

 Trong ngắn hạn: đường cong Phillips cho biết mối quan hệ nghịch biến giữa lạm phát và thất nghiệp.

 Trong dài hạn: đường Phillips thẳng đứng tại mức thất nghiệp tự nhiên. Vì vậy không có sự đánh đổi giữa lạm phát và thất nghiệp.

Ths. Lại Thị Tuyết Lan

2. Quan điểm của Edmund Phelps

- Trong ngắn hạn, khi có sự gia tăng về nhu cầu một loại hàng hóa tăng trưởng sản lượng đi kèm với tỉ lệ thất nghiệp giảm.

- Khi sự gia tăng mức giá kỳ vọng của cả doanh nghiệp và người lao động sẽ cùng được điều chỉnh theo tình hình thực tế, tỉ lệ thất nghiệp trong dài hạn sẽ trở lại trạng thái thất nghiệp tự nhiên.

BÀI TẬP

Bài 1: Giả sử 1 giỏ hàng gồm 3 hàng hóa thịt, xăng dầu và quần áo. Năm 2011 so với năm 2010 giá thịt tăng 5%, giá xăng tăng 15%, giá quần áo giảm 1%. Tỷ trọng của 3 mặt hàng này như nhua trong tổng lượng hàng hóa

a. Tính chỉ số giá của giỏ hàng hóa trên

b. Tính tỷ lệ lạm phát năm 2011 biết chỉ số giá năm 2010 là 1,2 Bài 2: Có các thông số về lao động của 1 quốc gia như sau:

- Số người trong độ tuổi lao động: 25.000 người trong đó có 100 người không có khả năng lao động.

- Số người không tìm được việc làm: 2500 người - Số người bỏ việc: 120 người

Yêu cầu:

a. Tìm số người nằm trong lực lượng lao động. b. Tính tỷ lệ thất nghiệp.

Ths. Lại Thị Tuyết Lan

Chương 8

KINH TẾ VĨ MÔ TRONG NỀN KINH TẾ MỞ

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG và bài tạp KT vĩ mô (Trang 51 - 53)