yếu ở Việt Nam
2.4.2.1. Những nghiên cứu về giống xoài
Cây xoài là một loại cây ăn quả đ−ợc trồng lâu đời ở Việt Nam với tập đoàn giống khá phong phú, đa dạng. Ngoài ra còn có các giống xoài mới th−ờng xuyên đ−ợc bổ sung trong quá trình lai tạo tự nhiên, chọn lọc từ cây gieo hạt và một số l−ợng không nhỏ các giống đ−ợc nhập về từ n−ớc ngoài.
Theo kết quả điều tra của Nguyễn Văn Thu và cộng sự (2000) [24], tại Bà rịa - Vũng Tàu và Đồng Nai có 34 giống xoài, trong đó trồng phổ biến là xoài cát Hoà Lộc, Cát Chu, Cát Trắng, Thanh Ca và đã tuyển chọn đ−ợc 10 cây đầu dòng tốt thuộc 4 nhóm này. Đến năm 1995, Công ty Giống cây trồng thành phố Hồ Chí Minh đã thu thập đ−ợc 11 giống xoài từ Thái Lan. Theo Nguyễn Thị Nhãn và cộng sự (1995) [7], khi điều tra ở thành phố Hồ Chí Minh và vùng lân cận đã tập hợp đ−ợc 15 giống xoài trồng trong đó một số giống có triển vọng nh− xoài cát Hoà Lộc, Thanh Lai, B−ởi Nghệ đã đ−a ra khuyến cáo cho ng−ời nông dân. Theo Nguyễn Thị Thuận và cộng sự (1996) [26], ở một số tỉnh miền Nam có 90 giống, dòng thu thập đ−ợc, trong đó có 21 giống có nhiều đặc điểm quý về năng suất và phẩm chất, đặc biệt là giống xoài cát Hoà Lộc, Cát Trắng, Cát Đen, Xoài B−ởi. ở các tỉnh miền Nam, hiện có khoảng gần 100 giống xoài đ−ợc trồng ở các hộ gia đình (Trung tâm cây ăn quả Long Định, 1998) [42], nh−ng theo một số tác giả thì chỉ có một số ít các giống đ−ợc trồng phổ biến ở các tỉnh phía Nam (Nguyễn Thị Thuận, 1996) [25].
Miền Bắc có khoảng trên 60 giống xoài do Viện Nghiên cứu Rau quả thu thập từ các vùng trong n−ớc và n−ớc ngoài. Cho đến nay, việc đặt tên cho
các giống xoài chủ yếu dựa vào địa danh hoặc chủ v−ờn nên công tác xác định giống gặp rất nhiều khó khăn (Vũ Công Hậu, 1996) [14], (Trần Thế Tục, 1998) [35]. Trong khoảng 15 năm gần đây, cây xoài đ−ợc quan tâm phát triển mạnh ở cả 3 miền Bắc, Trung, Nam với những b−ớc tăng tr−ởng đáng kể nhờ quá trình nghiên cứu chọn lọc những giống có khả năng thích ứng đ−ợc với điều kiện khí hậu từng vùng. Hiện có rất nhiều giống đang đ−ợc trồng khảo nghiệm, khu vực hoá và tuyển chọn. Một số giống điển hình đ−ợc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận là xoài cát Hoà Lộc, Cát Chu (miền Nam), và giống GL1, Gl6 (miền Bắc). Ngoài ra còn một số giống xoài chất l−ợng khá tốt đ−ợc trồng ở các tỉnh miền Nam nh− xoài Xiêm, Thanh Ca. Xoài Cát trắng ở Khánh Hoà, xoài Tròn và xoài Hôi ở Sơn La... (Ngô Hồng Bình, 2005) [5].
2.4.2.2. Một số giống xoài đ−ợc trồng ở Việt nam
- Xoài cát Hoà Lộc: xuất xứ từ xã Hoà Lộc, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang. Quả hình thuôn dài, phía cuống tròn, có khối l−ợng từ 350 - 500g/quả, khi chín vỏ quả màu vàng chanh, thịt quả vàng đậm, ngọt, thơm, tỷ lệ thịt quả trên 80%.
- Xoài Cát Trắng: là giống đ−ợc trồng nhiều ở Tiền Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Cần Thơ. Quả có hình bầu dục, khối l−ợng khoảng 400 - 500g/quả, khi chín vỏ và thịt quả có màu vàng nhạt, thịt quả dẻo, chắc, mịn, ngọt, thơm.
- Xoài Cát Chu: đ−ợc trồng nhiều ở đồng bằng sông Cửu Long. Quả có khối l−ợng từ 300 - 400g/quả, khi chín vỏ quả màu vàng, thịt quả vàng đậm, thịt dẻo, có vị ngọt, thơm, ít xơ, tỷ lệ thịt quả trên 70%, hạt nhỏ.
- Xoài Thơm: là giống cho năng suất khá cao và ổn định qua các năm, đ−ợc trồng phổ biến ở Tiền Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ. Quả nặng trung
bình 250 - 300g, vỏ quả khi chín có màu xanh, thịt quả mịn, ít xơ, ăn rất ngọt, tỷ lệ thịt quả trên 70%. Từ khi ra quả đến chín khoảng 70 - 80 ngày.
- Xoài B−ởi: đ−ợc trồng nhiều ở Tiền Giang, Đồng Tháp, An Giang, Cần Thơ. Sau trồng 3 năm cây gieo hạt có khả năng cho quả. Khối l−ợng quả trung bình từ 250 - 350g/quả. Khi chín vỏ quả vàng t−ơi, thịt quả vàng đậm, ngọt, ít xơ, có mùi nhựa thông. Vỏ quả dầy, có khả năng vận chuyển đ−ợc xa.
- Cát Nghệ: đ−ợc trồng nhiều ở đồng bằng sông Cửu Long, đ−ợc ng−ời tiêu dùng −a chuộng. Quả nặng trung bình 400 - 450g. Khi chín vỏ quả màu vàng t−ơi, vỏ mỏng, thịt quả dẻo, ít xơ, thơm, ngọt.
- Thanh Ca: đ−ợc trồng nhiều ở Bình Định, Khánh Hoà, thành phố Hồ Chí Minh, đồng bằng sông Cửu Long. Là một trong những giống có chất l−ợng tốt đ−ợc nhiều ng−ời tiêu dùng −u thích. Quả hình trứng dài, khi chín vỏ quả có màu vàng, vỏ mỏng, thịt quả vàng đậm, ít xơ, thịt chắc, mịn, thơm. - Xoài T−ợng: có khả năng ra hoa sớm. Quả to, nặng từ 700 - 800g/quả, khi chín thịt và vỏ quả có màu xanh nhạt, vỏ quả trơn bóng, ăn không ngọt bằng xoài cát trắng và xoài Thanh ca, có vị chua, nhạt, ít xơ, thoảng mùi nhựa thông. Giống này th−ờng dùng để ăn sống, khi quả già vừa chín có vị chua ngọt, giòn, nhiều bột.
- Xoài Tròn: đ−ợc trồng nhiều ở Sơn La, có khả năng sinh tr−ởng khoẻ. Quả hình trứng, khối l−ợng trung bình quả từ 150 - 220g. Chín vào cuối tháng 5, đầu tháng 6. Khi chín vỏ quả màu xanh vàng, thịt quả vàng đậm, chắc, rất thơm và ngọt. Hạt to, tỷ lệ phần ăn đ−ợc không cao. Vỏ dầy, thuận tiện cho việc vận chuyển xa.
- Xoài Hôi: đ−ợc trồng nhiều ở Sơn La, có khả năng sinh tr−ởng khoẻ. Quả thuôn dài, khối l−ợng trung bình quả từ 150 - 250g. Chín vào giữa tháng
6. Vỏ dầy, khi chín vỏ quả màu xanh vàng, thịt quả vàng t−ơi, mịn, chắc, không thơm bằng xoài Tròn, có mùi nhựa thông.
- Xoài GL1: cây sinh tr−ởng phát triển khoẻ, khả năng phân cành lớn. Quả thuôn dài, khối l−ợng trung bình quả là 220g. Khi chín vỏ quả màu vàng sáng, thịt quả vàng đậm, mịn, chắc, ít xơ, thơm, có vị ngọt hơi chua.
- Xoài GL2: có khả năng sinh tr−ởng khoẻ, phân cành nhiều. Quả to, vỏ dầy, khối l−ợng trung bình 350 - 400g/quả. Khi chín vỏ quả màu xanh vàng, thịt quả vàng đậm, mịn, chắc, rất thơm và ngọt, ít xơ.
- Xoài GL6: cây sinh tr−ởng trung bình, phân cành kém. Quả hình tròn dẹt, khối l−ợng trung bình quả từ 400 - 700g, cá biệt có quả nặng trên 1 - 1,7kg. Vỏ dầy, khi chín vỏ quả màu xanh vàng, má quả màu đỏ hồng, thịt quả vàng đậm, ít xơ, thơm, ngọt đậm, tỷ lệ phần ăn đ−ợc cao.
- Xoài Kiến Thuỵ: đ−ợc trồng nhiều ở Hải Phòng, có khả năng sinh tr−ởng trung bình, thấp cây, có khả năng ra từ 2 - 3 đợt hoa. Quả thuôn dài, khối l−ợng trung bình quả từ 150 - 250g. Vỏ dầy, khi chín vỏ quả màu vàng, thịt quả vàng đậm, ít xơ, ngọt, thơm.
Ngoài các giống xoài kể trên, ở miền Bắc Việt Nam còn trồng một số giống với số l−ợng ít nh− xoài Vàng, Tạ Bú, xoài M−ớp, xoài Cơm, xoài Mật, xoài Cóc, xoài Mủ...(Ngô Hồng Bình, 2005) [5].